Đề thi giữa học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giữa học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016
ĐỀ THI GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề)
Phần 1 (7 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển 
Giàn đan thế trận lưới vây giăng 
Cá nhụ cá chim cùng cá đé 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng 
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe 
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN)
1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
2. Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ?
3. Dựa vào đoạn thơ trên, viết một đoạn văn ngắn diễn dịch (đánh số thứ tự từng câu) trong đó có sử dụng một câu ghép có quan hệ bổ sung và một phép thế trình bày về khí thế của người lao động và vẻ đẹp của thiên nhiên.
4. Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựn trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó, nêu tên tác giả và tác phẩm.
Phần 2 (3 điểm) Trong đoạn trích“ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có câu:
“Sân Lai cách mấy nắng mưa 
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN)
1. Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với ai? Chép chính xác đoạn thơ nói về nỗi nhớ người thân đó? Qua nỗi nhớ đó chứng tỏ phẩm chất gì của Kiều?
2. Chỉ ra các điển tích trong hai câu thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của các điển tích đó như thế nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ I VĂN 9 NĂM HỌC 2015- 2016
Phần 1(7đ):
Câu 1:
– Đoạn thơ trên có trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
– Hoàn cảnh: Bài thơ được viết năm 1958. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của tác giả.
Câu 2: 
– Hình ảnh “Buồm trăng” là ẩn dụ.
– Giải thích: – Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.
+ Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, cũ kĩ -> đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn. – Con người và vũ trụ hòa hợp.
Câu 3:
– Hình thức:
+ Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu, có đánh số thứ tự câu
+ Có sử dụng câu ghép quan hệ bổ sung, phép thế, chỉ rõ
– Nội dung: hs cần làm rõ các ý cơ bản sau:
+ Thuyền có lái có buồm. Thuyền lướt đi trong dêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát, gió, trăng. Động từ “lướt” đặc tả vận tốc của đoàn thuyền. Thuyền như lướt đi, như bay lên. Hình ảnh ẩn dụ” buồm trăng” gợi liên tưởng thú vị. Vào đêm trăng sáng ánh trăng chiếu xuống mặt nước, vào một lúc nào đó ánh trăng và cánh buồm chập lại làm một tạo thành hình ảnh buồm đẫm ánh trăng.
+ Chủ nhân của con thuyền- người đánh cá cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế làm chủ. Biển thu hẹp để con người “ra đậu dặm xa”, “dò bụng biển” tìm tòi khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa đánh cá. Công việc đánh cá được so sánh với công việc đánh trận.
+ Qua đó cho thấy khí thế lao động khẩn trương, hình ảnh con người và thiên nhiên hòa nhập làm một. Tất cả được cảm nhận bằng hồn thơ lãng mạn của tác giả.
Câu 4:
– Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sỏ quan sát đó là: “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.
Phần 2 (3 điểm)
Câu 1:
– Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với cha, mẹ.
– Chép chính xác:
“ Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
– Qua đó cho thấy Kiều là người hiếu thảo, vị tha
Câu 2: 
– Các điển tích: Sân Lai, gốc tử
– Ý nghĩa:
+ Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều. ( Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ).
+ Gốc tử: gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ đã già rồi.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_NGU_VAN_9HKI.doc