Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 “cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam”

doc 20 trang Người đăng haibmt Lượt xem 8514Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 “cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 “cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam”
 §inh Đ 
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG LỚP 9 
“CẢM HỨNG YÊU NƯỚC, CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.”
THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
1.Tên chuyên đề: “Cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.”.
2.Tác giả :
- Họ và tên : Nguyễn Thị Tú Nhật
- Năm sinh : 1979
- Trình độ chuyên môn : ĐH Văn
- Nơi làm việc : Trường THCS Tam Dương - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng học sinh bồi dưỡng : 
 - Học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9.
4. Thời gian bồi dưỡng : 10 tiết.
Chương I : KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIẾT TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS.
 I.Sự hình thành của dòng văn học viết 
Văn học viết xuất hiện vào khoảng thế kỉ X do tầng lớp trí thức biết chữ Hán có tinh thần dân tộc, yêu nước đóng vai trò chủ chốt.
Văn học viết ra đời cùng với văn học dân gian đã hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc.
 II. Tiến trình phát triển:
Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến nên có những nét riêng biệt về thể loại, thi pháp. là nơi lưu giữ và toả chiếu những tinh hoa và bản sắc văn hoá, tâm hồn dân tộc. 
Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua 4 giai đoạn (cách chia mang tính tương đối). 
1.Giai đoạn 1: từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15
1.1.Hoàn cảnh lịch sử:
Đất nước tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước.
 Giai cấp phong kiến tiếp tục phát huy vai trò tích cực, đoàn kết với nhân dân và lãnh đạo toàn dân đánh thắng giặc Tống(11), Nguyên (13), Minh (15) và xây dựng một nền văn hóa giàu tính truyền thống.
1.2.Văn học:
Sự xuất hiện của văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Thể loại tiêu biểu: Chiếu , Hịch, Cáo, Thư.
Nội dung: Âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc với những biểu hiện cụ thể: Yêu mến tự hào, nhiệt tình ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước và bản sắc văn hoá lâu đời, truyền thống chống ngoại xâm anh hùng của cha ông, đề cao lòng tự tôn, ý thức tự chủ; có lòng căm thù giặc sâu sắc, tố cáo tội ác của giặc; có ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù cao độ; đề cao những võ công oanh liệt biểu dương sức mạnh đoàn kết; nêu cao tư tưởng nhân nghĩa khát vọng về một nền thái bình muôn thủa.
2.Giai đoạn 2: từ thế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 18
2.1. Hoàn cảnh lịch sử: 
Giai cấp phong kiến bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn nội tại; đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, đất nước bị chia cắt thành đàng trong đàng ngoài.
2.2.Văn học:
Đánh dấu bước phát triển mới của văn học sáng tác bằng chữ Nôm. Nội dung chủ đạo là đi tìm và khẳng định chủ nghĩa nhân đạo. Phê phán và lên án chiến tranh phong kiến; thể hiện niềm hy vọng về sự thống nhất đất nước; thể hiện khí phách và tiết tháo của các nhà nho; bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân con người.
3.Giai đoạn 3: nửa sau thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19
3.1.Hoàn cảnh lịch sử: 
Đây là thời kì bão táp sôi động nhất của phong kiến Việt Nam; chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
3.2.Văn học: 
Phát triển rực rỡ cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 
Nội dung chủ đạo là trào lưu nhân đạo chủ nghĩa (trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp hình thể, tài năng đức hạnh của con người; lên án tố cáo những thế lực phong kiến bạo tàn; đồng cảm với những bi kịch của con người; đồng tình với những ước mơ khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc).
4.Giai đoạn 4: nửa sau thế kỉ 19 đến hết thế kỉ 19
4.1.Hoàn cảnh lịch sử: 
Pháp xâm lược Việt Nam; xã hội VN chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. 
4.2.Văn học: 
Âm hưởng chủ đạo: tư tưởng yêu nước chống xâm lăng; phê phán sự lố lăng của xã hội buổi giao thời; thể hiện nỗi đau mất nước.
 Như vậy nhìn vào tiến trình phát triển nêu trên chúng ta thấy: Dòng văn học viết trung đại Việt Nam ( còn được gọi là văn học viết phong kiến hay văn học cổ điển) được đưa vào chương trình Văn học cấp THCS . Cụ thể là từ lớp 6 đến lớp 9; ở lớp 6 là một số truyện trung đại, lớp 7 chủ yếu là các tác phẩm thơ trữ tình trung đại. Lên lớp 8 học sinh được tiếp xúc với các tác phẩm nghị luận thuộc thể loại cáo, hịch, chiếu; ở lớp 9 là các tác phẩm thuộc thể loại truyền kì, truyện thơ nôm, tuỳ bút, chí. Đó thực sự là những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học nước nhà, những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc được kết tinh từ lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc. 
   Có thể thấy nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo vẫn mang những đặc điểm riêng.
CHƯƠNG II
CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I.Những vấn đề chung:
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đây là thời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm. Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. 
 Cảm hứng nhân đạo bao gồm những nguyên tắc đạo lí làm người, thái độ đối xử trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị đoạ đày, những người hồng nhan mà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận 
Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ở trong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửa sau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX.
Ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực lẫn nhau. Cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại cửa biển Sơn Trà - Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh 
khôi phục lại vương triều phong kiến chuyên chế(1802-1945).
 Về văn học, đây được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam . Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du).
Thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm, và sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí...
Người đọc đến với văn học không chỉ để trau dồi kiến thức, thưởng thức thẩm mĩ mà còn vì nhu cầu hướng thiện. Giá trị nhân đạo của tác phẩm biểu hiện ở việc khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người, đồng cảm với những khát vọng nhân bản, phê phán sự nô dịch con người về tinh thần lẫn vật chất...Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác ái của đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
 	Hơn nữa văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phục vụ trở lại cho chính cuộc sống của con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một yếu tố cần có để một tác phẩm tồn tại mãi với thời gian. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng 
tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như: 
 Khát vọng hòa bình tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp.
Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.
Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực bạo tàn.
II. Những biểu hiện cụ thể:
 1. Lòng thương người:
Tình yêu thương đối với con người đặc biệt là đối với những con người nghèo khổ, bị áp bức, những số phận éo le, bất hạnh.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu,... Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc.
          Từng nghe:
 	 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 	 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 Nhà nước Đại Việt ta từ trước
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
             Đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp:
                        	  Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
                 	  Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả.
 Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thuỷ thì bị oan khuất đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ). 
 Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều). 
 Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn). 
 Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: 
"Thân lươn bao quản lấm đầu
 Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!".
Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mặt khác văn học trung đại Việt Nam , bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). 
 Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trân Côn...) khi viết về người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình):
"Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" 
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
hoặc bộc lộ những phản ứng:
"Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
 Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"...
 (Hồ Xuân Hương).
Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam .
Tình yêu thương đối với thiên nhiên, cái đẹp: thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên
2. Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người 
Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đã lên án chế độ phong kiến chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tước đoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng  nói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
 	Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếng nói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yên vui, chia lìa bao đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng 
nơi chiến trường gian khổ.
 Buồn rầu nói chẳng nên lời
 Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
 Gà eo éc gáy sương năm trống
 Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
 Khắc giờ đằng đẵng như niên
 Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
          Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiến và phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. 
Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những nét truyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồng tiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc. Nguyễn Du đã vượt ra khuôn khổ “văn dĩ tải đạo” để đề cao cái tôi, đề cao ý thức cá nhân con người. Truyện Kiều là một truyện thương thân, xót thân thấm thía nhất cũng bởi Nguyễn Du không ngần ngại đề cập đến nỗi đau, tâm trạng ê chề, khát khao hạnh phúc thực sự, ý thức về nhân cách của người phụ nữ. Nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là chú ý đến thân phận cá nhân. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, người ta biết “xót thân”. Nguyễn Du là người đầu tiên tìm đến và chia sẻ tình cảm này, tạo nên một trào lưu nhân văn chủ nghĩa. Cuộc phục hưng này của văn học dân tộc có điểm giống cuộc phục hưng của Văn học phương Tây thế kỉ 19: khám phá ra con người cá nhân, con người trần thế.“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, biết đau khổ trước thân phận thực tại, biết ê chề, bẽ bàng vì sự nhơ nhớp, biết thương lấy chính mình và biết khát khao tình yêu, hạnh phúc, khát khao giữ gìn nhân phẩm - đó là bi kịch, là nỗi đau của Kiều nhưng đồng thời cũng là vẻ đẹp đáng quí của nhân vật. Nếu không có những nỗi đau ấy, nhưng bi kịch tinh thần ấy, Kiều đã không phải là một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”, một nàng Kiều là hiện thân cho cái đẹp trong sự ngưỡng vọng, trân trọng của Nguyễn Du.
3. Khẳng định đề cao vẻ đẹp của con người:  
 Khẳng định đề cao vẻ đẹp của con người: vẻ đẹp hình thức, phẩm chất, tài năng.
 Khẳng định đề cao những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc; khát vọng sống, khát vọng về công lý, tự do.
 Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của Kiều. Nàng là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ca ngợi vẻ đẹp của Kiều đó cũng chính là cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.
 	Chinh phụ ngâm khúc là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn, mất đi niềm tin, mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.
4. Hướng tới những giải pháp đem đến hạnh phúc cho con người, cuộc sống. Đề cao quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người
Giải pháp tư tưởng mang tính triết lý, tinh thần nhân đạo - đặt vấn đề trong nhận thức, tư tưởng.
Giải pháp hành động: giải pháp đấu tranh xã hội.
Trong “Đại cáo bình Ngô”- Nguyễn Trãi, sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổi cùng giết tận, việc làm đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc mà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nếu trong tình cảnh tai biến của gia đình, Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha, đem lại sự yên ổn cho gia đình là một sự hi sinh ở nàng với tấm lòng hiếu thảo thì nỗi đau khổ, ái ngại vì lời hẹn ước không tròn với Kim Trọng và trao duyên cho em là một biểu hiện của lòng vị tha , hi sinh rất đáng trọng , là tấm lòng chung thuỷ sắt son hiếm có trước sự bất lực của hoàn cảnh .
Việc miêu tả cuộc sống ê chề, tủi nhục, với tâm trạng đau đớn xót xa của Thuý Kiều, con người tài hoa đã bị dập vùi trong cuộc đời ô nhục đáng thương. Nguyễn Du đã tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo đã nhẫn tâm chà đạp cuộc sống của những con người lương thiện, bên cạnh đó tác giả còn cho thấy giữa cuộc đời bùn nhơ con người lương thiện vẫn giữ được đạo lý làm người. Phẩm chất đáng quí của Kiều: lòng hiếu thảo với cha mẹ và lòng chung thủy với người yêu. Ca ngợi ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá: nhân vật tự soi mình, tự đau khổvà giày vò chính mình. 
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ văn trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu: tiếng nói của tác giả, tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tình cảm như vậy, các tác giả thơ văn thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang văn xúc động đến như thế. Thơ văn trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tình anh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình. Thơ văn trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bước đi của nền văn học dân gian, làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì sau đó.
CHƯƠNG III:
CẢM HỨNG YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I.Khái quát chung
Cảm hứng yêu nước Việt Nam trong văn học trung đại có một số giá trị cơ bản là: 
Thứ nhất, có tình yêu quê hương, xứ sở và sự gắn bó cộng đồng. Trong truyền thống dân tộc với nền văn minh trồng lúa nước đã lấy nhà (gia đình) làm đơn vị kinh tế và làng làm cộng đồng cơ sở. Việc nhà, việc làng, việc nước là công việc chung của mọi người. Do vậy, con người Việt Nam từ cổ xưa đã sẵn 
có truyền thống yêu nước gắn liền với tình yêu làng quê. 
 Thứ hai, có sự khẳng định lịch sử riêng và bản sắc văn hoá riêng của dân tộc, khẳng định về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, và sự bình đẳng của dân tộc.
Thứ ba, khẳng định tính chính nghĩa của những cuộc chiến tranh vệ quốc và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ. Tính chất chính nghĩa của những cuộc chiến tranh vệ quốc đã nâng tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở lên thành ý thức bảo vệ Tổ quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia với một quyết tâm cao độ của cả dân tộc.
Thứ tư, có tư tưởng coi trọng vai trò của nhân dân và thân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm tiến bộ của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam đại diện cho quyền lợi dân tộc và được đẩy lên tầm cao ý thức dân tộc về vai trò và lực lượng to lớn của nhân dân trong bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước.	
Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại. Ta bắt gặp được những bản tuyên ngôn độc lập với giọng đọc hào sảng của Nước Việt Nam qua “Nam quốc sơn hà” hay một bài hịch vang núi sông  ngỡ còn đâu đây trong “Hịch tướng sĩ” của Trần quốc Tuấnvà đó chính là những biểu hiện đẹp về cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại.
Văn học trung đại Việt Nam nếu

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_HSG_Van_thi_tinh_VH_trung_dai.doc