Đề thi giáo viên giỏi THCS môn Hóa học - Năm học 2008-2009 - Phòng GD & ĐT Thanh Chương

pdf 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi THCS môn Hóa học - Năm học 2008-2009 - Phòng GD & ĐT Thanh Chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên giỏi THCS môn Hóa học - Năm học 2008-2009 - Phòng GD & ĐT Thanh Chương
 0 
Phòng GD&ĐT Thanh Chương 
Đề thi giáo viên giỏi THCS năm học 2008-2009 
Môn: Hóa học 
Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế và thu một số khí tinh khiết, người ta lắp bộ dụng 
cụ như hình vẽ dưới đây. Trong đó: 
Bình A: Chứa chất lỏng hoặc dung dịch; Bình B: Chứa chất rắn hoặc dung dịch 
Bình C: Chứa chất lỏng hoặc dung dịch; Bình D: Chứa chất rắn hoặc dung dịch 
Bình E: Để thu khí. 
Anh ( chị) hãy hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi: 
a, Bộ dụng cụ trên có thể điều chế và thu được khí nào trong số các khí sau đây: H2, Cl2, 
HCl, H2S, SO2, CO2, CH4, C2H2, C2H4? 
b, Cách lắp lại dụng cụ để điều chế các khí còn lại? 
c, Hóa chất thích hợp trong các bình A, B, C, D, G để thực hiện điều chế và làm sạch các 
khí trên? Cho biết tác dụng của mỗi bình C, D, G? 
Câu 2: Anh ( chị) hãy hướng dẫn học sinh giải bài toán sau 
Lấy 160ml dung dịch HCl 2M cho vào bình tam giác có chứa sẵn 6,4gam hỗn hợp kim loại R 
(hóa trị II) và oxit của nó. Lắc kỹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy chất rắn trong bình chưa tan 
hết. Nhỏ vào bình vài giọt quỳ tím, thấy dung dịch có màu tím. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 1M 
vào bình, khi thể tích dung dịch H2SO4 cho vào đến 70ml thì thấy trong bình không còn chất rắn 
và dung dịch chuyển màu hồng. Xác định tên kim loại R. 
 Câu 3:Trong bình kín có hỗn hợp khí X gồm hyđrocacbon A mạch hở và H2 có tỷ khối đối với 
metan bằng 0,75 và một ít bột Ni (xúc tác). Nung nóng bình đến phản ứng hoàn toàn, sau đó đưa 
về nhiệt độ thường thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối đối với X bằng 2,5. Viết công thức cấu tạo, 
gọi tên A. 
Câu 4: Anh (chị) hãy nêu hiện tượng, giải thích sự tạo thành sản phẩm, viết phương trình phản ứng 
của các thí nghiệm sau: 
a. Cho Al vào dung dịch chứa KOH và KNO3 . 
b. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3. 
c. Cho Mg(OH)2 vào lượng dư dung dịch NH4Cl không quá loãng. 
Cho: C=14; H=1; O=16; Ca=40; Cu=64; Zn=65; Mg=24; Ba=137; Fe=56 
= Hết = 
 (G)
(A)
(B)
(C) (D) (E)
 1 
Hướng dẫn chấm 
Câu Yêu cầu Điểm 
Hướng dẫn HS quan sát để tự nhận ra phương pháp thu khí và chỉ ra được các khí có thể 
điều chế được theo bộ dụng cụ đã lắp 
1đ 1a. 
2đ 
-Thu khí bằng phương pháp đẩy không khí trong bình để ngửa. 
- Các khí có thể điều chế được là những khí nặng hơn không khí (M>29). Đó là: Cl 2, HCl, 
H2S, SO2, CO2 
1đ 
Hướng dẫn học sinh theo các ý: 
- Những khí còn lại không thu được. Vì sao? ( Vì nhẹ hơn không khí) 
- Chúng có thể được thu bằng PP nào? ( Đẩy nước, đẩy không khí trong bình úp) 
- Từ đó HS đề xuất cách lắp lại dụng cụ. 
1đ 1b. 
2đ 
- úp sấp bình E để thu các khí H2, CH4, C2H2. 
- Lấy nước đầy vào bình E rồi úp ngược trong chậu để thu C2H2, C2H4, CH4, H2 
0.5đ 
0.5 
Hướng dẫn HS phân tích tác dụng của mỗi bình C,D,G . Bình C: để rửa khí; bình D để làm 
khô khí. Cần chọn hóa chất có tác dụng loại bỏ tạp chất và không tác dụng với khí cần điều 
chế. Bình G để hấp thụ khí dư đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm, chống ô nhiễm môi 
trường. 
1đ 
Từ phương pháp điều chế mỗi khí trong phòng thí nghiệm, yêu cầu học sinh chọn hóa chất, 
tóm tắt kết quả vào bảng. 
1c. 
4đ 
Khí (A) (B) (C) (D) (G) 
H2 HCl Zn NaOH dd P2O5 - 
Cl2 HCl (đặc) MnO2 AgNO3 dd H2SO4 (đặc) Dd NaOH 
HCl H2SO4 (đặc) NaCl (rắn) - CaCl2 khan Dd NaOH 
H2S H2SO4 FeS - CaCl2 khan Dd NaOH 
SO2 H2SO4 Na2SO3 - H2SO4 (đặc) Dd NaOH 
CO2 HCl CaCO3 NaHCO3 dd H2SO4 (đặc) - 
CH4 H2O Al4C3 - CaCl2 khan - 
C2H2 H2O CaC2 - CaCl2 khan - 
C2H4 H2SO4 (đặc) C2H5OH Ca(OH)2 dd CaCl2 khan - 
Dáu (-): không cần thiết phải dùng. 
3đ 
Có hệ thống câu hỏi và gợi ý để giúp học sinh: 
- Hiểu thí nghiệm, viết ptpư 
- Định hướng PP giải ( tìm số mol để tìm PTKTB của hh) 
- Thực hiện lời giải. 
1.5đ 
2. 
4đ 
Phản ứng: 
R + 2HCl đ RCl2 + H2ư (1); RO + 2HCl đ RCl2 + H2O (2) 
R+ H2SO4 đ RSO4 + H2 ư (3); RO + H2SO4 đ RSO4 + H2O (4) 
- 160ml HCl 2M không hòa tan hết 6,4 gam X =>n(R+RO) có < n(R+RO) pư = 2nHCl/2 = 0,16 mol 
- Thêm 70ml dd H2SO4 1M chất rắn tan hết, dung dịch có màu hồng, chứng tỏ 
 n(R+RO) dự 3, 4 = nH2SO4 pư< nH2SO4 cho vào = 0,07 mol . 
Vậy 0,16< nR+RO có= n(R+RO) dự (1,2,3,4)<0,16+0,07= 0,23 
0,5đ 
0.5đ 
0.5đ 
 2 
16,0
4,6
23,0
4,6
ợ
ớ
ỡ
>+=
<<
8,2716
40
RRO
XR
MM
MM
=> 11,8<MR <40 
M là kim loại hóa trị II => M là Mg 
1đ 
3. 
4đ 
XM = 16x0,75= 12; YM = 12 x2,5 = 30 
Y là hỗn hợp, trong Y có ít nhất một khí có PTK <30. Khí đó phải là H2. Vì nếu là HC thì 
phân tử HC đó phải có 2 nguyên tử C => A có 2 C thì sản phẩm hyđro hóa A có PTK ≤30 
=> các khí trong Y đều có PTK ≤30=> không thể có hhY có YM =30. 
Vậy sau phản ứng H2 dư. Ptpư: CnH2n+2-2a + aH2 ắắ đắ
otNi , CnH2n+2 
Có 5,2
12
30
===
X
Y
Y
X
M
M
n
n
Giả sử lấy 1mol X thì sẽ thu được 0,4mol Y. nkhí giảm = nH2 phản ứng = 0,6mol => a
nA
6,0
= mol 
=> XM = (14n+2-2a). a
6,0
+ 2(1-
a
6,0
)=12 
=>a = 
4
3n
 => a= 3; n=4 
A: C4H4 CTCT CHºC-CH=CH2 Vinyl axetylen hay but-1-en-3-in 
1đ 
0.5đ 
1.5đ 
1đ 
4a. 
1.5đ 
- Hiện tượng: Al tan, khí thoát ra có mùi khai. 
- Ptpư: 
8Al + 3KNO3 + 5KOH + 2H2Ođ8KAlO2 + 3NH3ư 
2Al + 2H2O +2KOH đ 2NaAlO2 + 3H2 ư 
- Giải thích sự tạo thành các sản phẩm: 
+) Trong môi trường kiềm Al thể hiện tính khử, NO3
- thể hiện tính oxihóa, nên có: 
Al + 4OH-đAlO2
- + 3e + 2H2O 
 NO3
- + 8e + 6H2Ođ NH3ư + 9OH
- 
+) Al là kim loại mạnh: 2Al +3 H2O đ2 Al(OH)3 ¯ +3 H2ư. 
 Do Al(OH)3 có tính chất lưỡng tính nên Al(OH)3 + NaOH đ NaAlO2 + 2H2O 
0,5đ 
0.5đ 
0,5đ 
4b 
1.25 
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa nâu đỏ, có khí thoát ra. 
 2FeCl3 +3 Na2CO3 +3 H2O đ2 Fe(OH)3¯ + 6NaCl + 3CO2 ư 
- Giải thích: Trong dd FeCl3 có Fe
3+ + 3H2O Û Fe(OH)3 + 3H
+ 
Trong dd Na2CO3 có CO3
2- + H2O Û HCO3
- +OH- 
Khi trộn 2 dd có H+ + OH- đ H2O và HCO3
- + H+ Û H2O + CO2 ư làm cho các quá trình 
thủy phân chuyển dịch theo chiều thuận. Kết quả tạo ra các sản phẩm Fe(OH)3, CO2. 
0.5đ 
0.75đ 
4c 
1.25 
- Hiện tượng: Mg(OH)2 tan, có khí mùi khai thoát ra. 
- Phản ứng: Mg(OH)2 + 2NH4Cl đMgCl2 + 2NH3 + 2H2O 
- Giải thích: Trong dd NH4Cl có NH4
+ Û NH3+ H
+; 
Khi cho Mg(OH)2 vào nước có Mg(OH)2 Û Mg
2++ 2OH-. 
Nên khí cho Mg(OH)2 vào dd NH4Cl có H
+ + OH- đ H2O làm cho các cân bằng chuyển 
dịch theo chiều thuận, kết quả thu được dung dịch có Mg2+, Cl- và khí NH3. 
0.5đ 
0.75đ 
Ghi chú:Thí sinh giải cách khác, nếu đúng cho đủ số điểm. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_giao_vien_gioi_thcs_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2008_2009_pho.pdf