SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY MÔN: Toán lớp 9 Ngày thi: 23/01/2011 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ĐIỂM TOÀN BÀI THI GIÁM KHẢO 1 GIÁM KHẢO 2 MÃ PHÁCH (Do hội đồng chấm thi ghi) BẰNG SỐ BẰNG CHỮ Lưu ý: - Đề thi gồm 4 trang, 10 bài, mỗi bài 5 điểm; thí sinh làm bài trực tiếp vào bản đề thi này; - Thí sinh trình bày vắn tắt cách giải nếu có yêu cầu và ghi kết quả vào ô trống bên dưới từng bài; kết quả gần đúng lấy 5 chữ số thập phân. ĐỀ: Bài 1: Cho biểu thức: a) Tính giá trị của B khi x = 28017’34” (2 điểm) b) Tính góc x tạo bởi kim giờ và kim phút vào thời điểm 7 giờ 27 phút. Khi đó B có giá trị là bao nhiêu? (3 điểm) KẾT QUẢ: B » x = khi đó giá trị của B » Bài 2: Tìm ƯCLN và BCNN của 237553 và 174068758781. KẾT QUẢ: ƯCLN = BCNN = Bài 3: a) Tìm dư của phép chia 30041975 cho 2011. (3 điểm) b) Tìm số tự nhiên n để là số tự nhiên, biết 5000 ≤ n ≤ 7000 (2 điểm) KẾT QUẢ: Dư của phép chia 30041975 cho 2011 là : Bài 4: Cho dãy số có u1 = 6; u2 = 40; ...; un+2 = 6un+1 + 2un Tính u4; u14. (4 điểm) Chứng minh với mọi số tự nhiên k > 0 thì u2k chia hết cho 2k+1. (1 điểm) KẾT QUẢ: a) u4 = u14 = b) Lời giải vắn tắt câu b: Bài 5: Trên mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho (d): y = (3,425m2 +2,561m+8,9)x – 69,461 (với m là tham số). a) Khi m = 0, tính khoảng cách từ gốc tọa độ O đến (d). (3 điểm) b) Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ O đến (d) là lớn nhất ? (2 điểm) KẾT QUẢ: Khoảng cách từ O đến (d) là: m = Bài 6: Hai bạn Hải và Đăng chạy trên một đường tròn bán kính 32,085 (m), xuất phát cùng một lúc, từ cùng một điểm. Nếu chạy cùng chiều thì cứ sau 4 phút 12 giây gặp nhau; nếu chạy ngược chiều thì cứ sau 48 giây gặp nhau. Tính vận tốc trung bình của mỗi bạn (m/giây), biết rằng Hải chạy nhanh hơn Đăng. KẾT QUẢ: Vận tốc của Hải là : Vận tốc của Đăng là : Bài 7: Cho đa thức D(x) = x9 + tx8 + vx7 + ax6 + bx5 + cx4 + mx3 + nx2 + kx + h Biết: D(3) = 417; D(5) = 491; D(7) = 605; D(9) = 759; D(–8) = 118147325; D(–9) = 81285933; D(–11) = 1019; D(–12) = 1137; D(–13) = 1265. Tính D(–6); D(11). KẾT QUẢ: D(–6)= D(11)= Bài 8: Cho hình vuông có cạnh dài 55, 66 cm, nội tiếp trong đường tròn (O). Tính diện tích hình tròn (O). (2 điểm) Bên trong hình vuông dựng bốn nửa đường tròn đường kính là bốn cạnh của hình vuông tạo thành hình hoa thị bốn cánh. Tính phần diện tích hình tròn (O) ở ngoài hình hoa thị. (3 điểm) KẾT QUẢ: a) S(O) » b) Diện tích cần tính: S » Bài 9: Cho đoạn thẳng AB = 5,283cm. Vẽ hai đường tròn (A; 3,671cm) và (B; 1,612cm). Vẽ tiếp tuyến chung ngoài CD với hai đường tròn (C(A); D (B)). Tính độ dài đoạn CD. (1 điểm) Tính (chính xác đến giây). (2 điểm) Tính phần diện tích tứ giác ABCD ở ngoài hai đường tròn (A) và (B). (2 điểm) KẾT QUẢ: a) CD » b) » c) Diện tích cần tính: S » Bài 10: Cho đường tròn (O; R), gọi n là số đường tròn nhiều nhất có cùng bán kính r tiếp xúc ngoài với (O; R), các đường tròn này không chờm lên nhau (có không quá một điểm chung). Tìm n theo R và r. (3 điểm) Cho R = 123,4 cm, r = 4,321 cm, tính n. (1 điểm) Cho r = 123,4 cm, R = 4,321 cm, tính n. (1 điểm) KẾT QUẢ: a) Lời giải vắn tắt câu a: b) n = c) n = ----------------------HẾT------------------------
Tài liệu đính kèm: