Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 6 THCS năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1915Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 6 THCS năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 6 THCS năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6 THCS NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề.
Đề chính thức
Đề thi có: 01 trang.
Câu 1 (4 điểm): Hãy phát hiện và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
 Dòng sông mới điệu làm sao
 Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
 Trưa về trời rộng bao la
 Áo xanh sông mặc như là mới may
 Chiều chiều thơ thẩn áng mây
 Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
 Đêm thêu trước ngực vầng trăng
 Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên ...
 (Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 2 (4 điểm): Kết thúc truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" (Tạ Duy Anh), khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, người anh lại muốn nói với mẹ rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"!
	Em hiểu như thế nào về suy nghĩ của người anh? 
Câu 3 (12 điểm): Trong một vườn hoa mùa xuân rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm, một chú Bướm sặc sỡ phấp phới dạo chơi hết bông hoa này đến bông hoa khác. Bướm gặp một chú Ong Nâu đang cần mẫn hút mật hoa. Và một câu chuyện đã diễn ra ...
	Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện giữa chú Bướm và chú Ong Nâu
......... HẾT ......... 
Họ và tên thí sinh: ......................................... SBD: .......................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6 THCS 
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1 (4 điểm): 
* Yêu cầu HS diễn đạt thành văn liền mạch, không gạch đầu dòng như dàn ý.
Những nội dung cần
nêu được
Cho 
điểm
- HS phát hiện và gọi tên đúng biện pháp tu từ nhân hóa. 
0,5 điểm
- Chỉ ra được hình ảnh nhân hóa: Hình ảnh dòng sông mặc áo và một số từ ngữ tiêu biểu có tác dụng nhân hóa: điệu, mặc áo lụa đào, thướt tha, áo xanh sông mặc... 
0,5 điểm
- Chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:
* Biện pháp tu từ nhân hóa khiến hình ảnh dòng sông hiện lên thật ấn tượng: 
- Một dòng sông rất đẹp, rất thơ mộng.
- Chẳng những thế, dòng sông trở nên sống động, có hồn, giống như một người thiếu nữ xinh đẹp, điệu đà, duyên dáng, biết làm đẹp cho mình bằng những tấm áo tuyệt diệu, những tấm áo ấy được thay đổi liên tục khiến dòng sông biến hóa bất ngờ, mỗi lần biến hóa lại mang một sắc màu lung linh, lại là một vẻ đẹp quyến rũ, vừa thực lại vừa như mơ..., một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng khiến người đọc phải say đắm ...
(Xuất phát từ thực tế: ánh nắng, màu mây trời và cả bầu trời lấp lánh trăng sao buổi tối in hình xuống mặt sông, làm ánh lên những sắc màu lung linh, rực rỡ. Màu nắng, màu mây trời ở các thời điểm trong ngày luôn thay đổi khiến màu sắc của sông cũng thay đổi, như là dòng sông liên tục thay áo mới). 
2,0 điểm 
 * Dòng sông vốn là ảnh quen thuộc trong cuộc sống, nhưng nhờ biện pháp nhân hóa, tác giả đã khiến dòng sông trở nên sống động, vừa đẹp vừa quyến rũ, đáng yêu như một con người. 
0,5 điểm 
* Biện pháp nhân hóa thể hiện cái nhìn, sự quan sát vô cùng tinh tế, tài tình của nhà thơ về cảnh vật và ta cũng thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ. 
0,5 điểm 
Câu 2 (4 điểm): 
* Yêu cầu HS diễn đạt thành văn liền mạch, không gạch đầu dòng như dàn ý.
* Mở đầu: 
	- giới thiệu truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh.
	- Dẫn dắt đến chi tiết kết truyện	
 (Ý này cho 0,5 điểm) 
* Nội dung chính: trình bày được cách hiểu về chi tiết kết thúc của truyện
	+ "Không phải con đâu" => Người anh đã nhận ra trong thời gian qua đã đối xử không tốt với em gái, nhận ra sự đố kí, sự ích kỉ nhỏ nhen đáng xấu hổ của mình, nhận ra rằng mình không được trong sáng, thánh thiện, hoàn hảo như chú bé trong bức tranh => Suy nghĩ này thể hiện sự thức tỉnh của người anh.
 (Ý này cho 1,5 điểm)
	+ Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy" => Suy nghĩ này của nhân vật người anh đã khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thánh thiện, tấm lòng nhân hậu của Kiều Phương: cô bé luôn yêu thương, luôn dành cho anh trai mình những tình cảm tốt đẹp nhất, hình ảnh người anh trong mắt cô bé luôn đẹp, trong sáng, hoàn hảo... => Chính tình cảm và tấm lòng của Kiều Phương đã giúp người anh thức tỉnh, nhận ra điểm còn hạn chế của mình. 
 (Ý này cho 2,0 điểm) 
* Kết: Suy nghĩ của nhân vật người anh đã khép lại truyện ngắn và nó gợi mở nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Câu 3 (12 điểm): 
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm một bài văn tự sự: có mở đầu, có diễn biến, có tình tiết truyện và các tình tiết phải được dẫn dắt, phát triển để tạo nên chuỗi sự việc có kết thúc hợp lí, câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định; không sa đà vào kể lể những điều dông dài, vô nghĩa.
- Biết kết hợp với miêu tả cho sinh động.
- Lời kể linh hoạt, ngôn ngữ truyện phù hợp.
B- Yêu cầu về nội dung:
1- Mở đầu:
- Giới thiệu, miêu tả khung cảnh vườn hoa mùa xuân.
- Sự xuất hiện của chú Bướm (miêu tả hình ảnh chú Bướm xinh đẹp, sặc sỡ...)
- Chú Bướm gặp Ong Nâu (miêu tả hình ảnh Ong Nâu)
2- Nội dung chính: kể diễn biến câu chuyện giữa Bướm và Ong Nâu
- Nội dung câu chuyện: không áp đặt cứng nhắc một nội dung cụ thể nào, do đây là dạng đề mở nên để HS xây dựng, miễn là hợp lí, có ý nghĩa, thể hiện được sự sáng tạo của HS.
- Định hướng chung nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Loài bướm vốn đẹp, có đôi cánh sặc sỡ, thường là hình ảnh biểu tượng cho lối sống rong chơi, sự lười biếng...; còn loài ong thì không có được vẻ đẹp như loài bướm, nhưng vốn là biểu tượng cho lối sống cần cù, chăm chỉ, làm những việc âm thầm lặng lẽ để giúp ích cho đời 
- Câu chuyện của Bướm và Ong Nâu có thể xoay quanh về cuộc sống, về công việc, về ý thích của loài ong và loài bướm. Những chi tiết được kể phải phù hợp với hai loài vật này trong thực tế.
- Có thể làm nổi bật bài học về lẽ sống: coi trọng đức tính chăm chỉ, cần cù, siêng năng, biết làm những việc tốt.
3- Kết thúc câu chuyện: Tình huống kết thúc phải hợp lí với diễn biến nội dung câu chuyện trước đó và phải có ý nghĩa.
C. Cách cho điểm: 
- Điểm 12- 11: Bài viết đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, có trí tưởng tượng
phong phú, cách kể chuyện hấp dẫn, sảng tạo; ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, sinh động, có thể mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu nhưng rất ít.
- Điểm 10 - 9: Bài viết về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên; tuy nhiên lời kể, chưa thật sáng tạo, chưa thật sinh động; còn mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 8- 7: Học sinh hiểu đề, biết cách làm, có khả năng tưởng tưởng nhưng chưa thật phong phú, chưa có nhiều cảm xúc, còn mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 6- 5: Bài làm ở mức độ trung bình. Học sinh sa đà vào kể lể, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu...
- Điểm 4 - 1: HS chưa hiểu đề, kĩ năng tự sự yếu, nội dung lan man, linh tinh. Hành văn yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm lạc đề.
	* Lưu ý: Câu 3 là dạng đề mở để phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của HS nên không thể áp đặt một nội dung cụ thể. Giám khảo chấm đặc biệt chú ý đến hai điểm sau đây:
	- Nội dung câu chuyện hợp lí, có ý nghĩa, có sự sáng tạo trong ý tưởng và tư duy
	- HS viết đúng dạng bài tự sự, bài phải thể hiện đúng chất tự sự như đã nêu trong phần yêu cầu về kĩ năng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_NANG_KHIEU_VAN_6_NAM_20132014_TT.doc