PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG (LẦN 1) TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2015 -2016 Môn: Văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ 1 Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn để so sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta" trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Câu 2: (4 điểm) Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy trình bày tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ? Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ("Tiếng gà trưa" - Ngữ văn 7, tập 1) Câu 3 (12 điểm): Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó. HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu 1: ( 2 điểm) 1.Yêu cầu: a. Về kĩ năng: Học sinh đạt được các kĩ năng sau: -Biết xây dựng một đoạn văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. -Kĩ năng so sánh về một vấn đề văn học b. Về nội dung: -Nêu được điểm giống nhau: đều kết thúc bài thơ bằng cụm từ "ta với ta". (0,5 đ) -Nêu được điểm khác nhau: "ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" là cách sử dụng từ đồng âm: "ta" (tôi, chỉ tác giả) và "ta" (chúng ta) để nhấn mạnh sự hòa hợp, gắn bó của tình bè bạn trong sự thiếu thốn về vật chất tiếp đón. "ta với ta" trong "Qua đèo Ngang" là cách sử dụng điệp từ "ta" (tôi, chỉ tác giả) để nhấn mạnh cảm giác cô đơn của tác giả trước cảnh trời nước bao la. (1.5 đ) 2.Biểu điểm: -Điểm 2: Đảm bảo được các yêu cầu trên -Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn hạn chế. -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề Câu 2: (2 điểm) 1.Yêu cầu: a. Về kĩ năng: Học sinh đạt được các kĩ năng sau: -Diễn đạt trong sáng, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b.Về nội dung: -Xác định được biện pháp tu từ điệp ngữ : Nghe (0.5 điểm) ; ẩn dụ Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ (0.5 điểm) -Trình bày được tác dụng nghệ thuật của phép điệp ngữ: nhấn mạnh sự tác động âm thanh tiếng gà trưa đến cảm xúc của người chiến sĩ.; từ tác động của thính giác để mở ra trường liên tưởng về cảm xúc: xao xuyến, bâng khuâng, hồi tưởng về kí ức tuổi thơ . (1 điểm) 2.Biểu điểm: -Điểm 2: Đảm bảo được các yêu cầu trên -Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn hạn chế. -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và nội dung. Câu 3 (12 điểm): a) Mở bài (0,5 điểm): * Yêu cầu: Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài). * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn b) Thân bài (11 điểm): * Yêu cầu: Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). + Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc. - Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình. - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh. - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. + Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác. *Lưu ý: -Giám khảo có thể cho điểm lẻ đến 0,5 -Cần khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo. ĐỀ 2 ĐỀ THI HSG MÔN: NGỮ VĂN LỚP Câu 1:(4.0 điểm): Phân tích những giá trị nghệ thuật tiêu biểu góp phần tạo nên nét đặc sắc trong đoạn thơ sau: “Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” (Bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi) Câu 3: (6,0 điểm) Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”) Câu 3 (10 điểm): Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2015-2016 I. Hướng dẫn chung Câu 1(4đ): - Yêu cầu và biểu điểm: HS nêu được những nét nghệ thuật tiêu biểu: 1. Nghệ thuật (2,5điểm) – mỗi ý 0,5điểm + Từ ngữ cảm thán “ơi” => bộc lộ cảm xúc thiết tha, tự hào về Tổ quốc VN thân yêu. + Từ láy: mênh mông, rập rờn => gợi tả không gian rộng lớn, bao la của cánh đồng lúa. + Đảo ngữ: “mênh mông biển lúa” => nhấn mạnh không gian rộng lớn của cánh đồng. + So sánh “đâu trời đẹp hơn” => lòng tự hào về đát nước VN. + Thể thơ lục bát quen thuộc + Dùng từ Hán Việt “Trường Sơn” => Tình cảm trang trọng. Câu 2: (6,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1. Yêu cầu về kĩ năng: Dựa vào hai đoạn trích thơ đã cho, học sinh bằng lời văn của mình diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh, nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: + Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh, đúng yêu cầu đề (khoảng 02 trang giấy thi). + Bài văn chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 0,5đ 2. Yêu cầu về kiến thức: a) Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói): 0,25đ 0,25đ + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. (Đây là vấn đề nghị luận) b) Giải thích, chứng minh vấn đề: 1,0đ Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. c) Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: 2,0đ + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: Trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? Lưu ý: Học sinh có thể làm nhiều cách và triển khai ý có thể khác đáp án nhưng vẫn phải đảm bảo đúng ý nghĩa mà câu nói hướng đến. Câu 3 (10 điểm): Về kỹ năng : 1 điểm - Bài viết đủ 3 phần, có ranh giới rõ ràng... - Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả... - Đúng thể loại : phát biểu cảm nghĩ... Về kiến thức : 9 điểm a) Mở bài (0,5 điểm): * Yêu cầu: Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em về quê hương. b) Thân bài (8 điểm): * Yêu cầu: - Giải thích câu nói : ‘Không nơi nào đẹp bằng quê hương’ nghĩa là quê hương là nơi đẹp nhất với mỗi con người bởi đó là nơi chôn rau cắt rốn, nơi gần gũi nhất, nơi lưu giữ những kỉ niệm thơ ấu thiêng liêng....1 điểm. - Ca dao là tiếng nói tâm tình, là tiếng lòng sâu lắng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Nó biểu hiện đầy đủ mọi cung bậc tình cảm con người với gia đình, quê hương đất nước... 1 điểm - Quê hương Việt Nam luôn đẹp nhất trong lòng người Việt Nam. Tình yêu quê hương luôn được thể hiện một cách da diết nhất, bền chặt nhất trong lòng mỗi người con đất Việt. Những vẻ đẹp ấy, những tình cảm ấy được thể hiện qua kho tàng ca dao : + Ca ngợi vẻ đẹp quê hương : (qua 1 số bài ca dao đã học và đọc thêm) 2 điểm + Nỗi nhớ thương quê nhà khi xa cách...1.5 điểm + Niềm tự hào khi được sống giữa quê hương mình...1.5 điểm - Nâng cao, mở rộng về tình cảm của em với quê hương mình 1 điểm. c) Kết bài : (0.5điểm) Biểu lộ lại tình cảm của mình với quê hương. Lưu ý : GV chấm cần linh hoạt khi cho điểm, khuyến khích những bài sáng tạo, có chất văn riêng... *********************
Tài liệu đính kèm: