Kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Trường THCS Quảng Lộc

docx 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Trường THCS Quảng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Trường THCS Quảng Lộc
TRƯỜNG THCS QUẢNG LỘC KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 MÃ ĐỀ 01 MÔN NGỮ VĂN 8- NĂM HỌC 2015-2016
 SỐ BÁO DANH : (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,5 điểm):
a) Thế nào nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh?
b) Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh và cho biết ý nghĩa, tác dụng của nó trong những câu văn sau:
       Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.
 (Nguyễn Khải)
Câu 2 (1,5 điểm):
Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8, tập 1) bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu.
Câu 3 (1,0 điểm):
Vì sao có thể nói bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men trong văn bản Chiếc lá cuối cùngcủa O Hen-ri là một kiệt tác?
Câu 4 (5,0 điểm):
 Mượn lời chị Dậu em hãy kể lại đoạn truyện cai lệ và người nhà lí trưởng đến thúc sưu, chị đã vùng dậy đánh trả bọn chúng. (Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” tríchTắt đèn – 
TRƯỜNG THCS QUẢNG LỘC KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 MÃ ĐỀ 02 MÔN NGỮ VĂN 8- NĂM HỌC 2015-2016
 SỐ BÁO DANH : (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (4 điểm: 16 câu, mỗi câu đúng được 0.25 điểm)
	Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón lá mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
	(Ngữ Văn 8 – Tập 1)
Chọn đúng tên tác giả đoạn trích trên?
	a. Nam Cao	c. Ngô Tất Tố
	b. Nguyên Hồng	d. Thanh Tịnh
 2. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể:
	a. Ngôi thứ nhất số ít.	c. Ngôi thứ ba
	b. Ngôi thứ hai.	d. Ngôi thứ nhất số nhiều.
 3. Trong câu: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”, từ “chính” thuộc loại từ nào?
	a. Tình thái từ.	c. Trợ từ.
	b. Thán từ.	d. Tính từ.
 4. Đoạn văn trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ?
	a. Miêu tả, tự sự, thuyết minh.	
	b. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 
	c. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.	
	d. Biểu cảm, thuyết minh, tự sự.
 5. Bài thơ nào sau đây của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu?
	a. Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông.
	b. Muốn làm thằng Cuội.
	c. Đập đá ở Côn Lôn.
	d. Hai chữ nước nhà. 
 6. Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?
“Một hôm, cô tôi gọi đến bên cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”
 	a. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
	b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
	c. Đánh dấu phần có chức năng chú thích.
	d. Đánh dấu lời đối thoại. 
 7. Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nào?
	a. Nhật dụng(thuyết minh)
	b. Hành chính
	c. Biểu cảm
	d. Tự sự
 8. Câu chủ đề trong đoạn văn quy nạp thường nằm trong vị trí nào?
	a. Ngoài đoạn
	b. Đầu đoạn
	c. Giữa đoạn
	d. Cuối đoạn
 9. Trong các câu sau câu nào là câu ghép?
	a. Anh đi mau khiến tôi đi không kịp.
	b. Mưa to làm cho cây đổ
	c. Tôi đi tập dợt để thi hội khỏe Phù Đổng.
	d. Tôi thích học văn còn bạn thích học toán.
 10. Nội dung chính của văn bản “Tôi đi học” là:
	a. Những sự kiện đáng nhớ về ngôi trường đầu tiên của “tôi”.
	b. Những việc làm của mẹ dành cho “tôi”.
	c. Những sự việc diễn ra ở trường trong ngày đầu “tôi” đi học.
	d. Những rung động tinh tế, cảm động về ngày đầu tiên đi học của “tôi”.
 11. Phương pháp nào thường được sử dụng trong phần mở bài của một bài luận văn thuyết minh?
	a. Dùng dẫn chứng liệt kê.
	b. Dùng lí lẽ giải thích.
	c. Dùng định nghĩa giải thích.
	d. Dùng số liệu minh họa.
 12. Từ “à” trong câu “Thế nó cho bắt à?” thuộc từ loại nào?
	a. Tình thái từ.
	b. Trợ từ.
	c. Thán từ.
	d. Chỉ từ. 
II. Tự luận: (6 điểm + 1 điểm hình thức, chữ viết)
 Câu 1: (1điểm) Viết ra giấy một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã học. Nêu tựa bài ? Tên tác giả? 
 Câu 2: (5 điểm) Giờ luyện nói, giáo viên cho một số đối tượng thuyết minh như sau:
 Cây bút bi, cái phích nước, chiếc xe đạp, chiếc nón lá, chiếc áo dài, một loài hoa ngày tết, con trâu 
 Em hãy chọn một trong số các đối tượng trên và viết thành bài văn thuyết minh. 
TRƯỜNG THCS QUẢNG LỘC ĐÁP ÁN KỲ THI KSCL HỌC KỲ I
 MÃ ĐỀ 01 MÔN NGỮ VĂN 8- NĂM HỌC 2015-2016
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1
(2,5 điểm)
a. HS nêu được khái niệm, tác dụng của phép nói giảm, nói tránh:
– Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
– Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
0,5 điểm
 0,5 điểm
b.
– Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh: bỏ đi
– Tác dụng:
+ Tránh lặp lại từ “chết” ở câu trước.
+ Tránh cảm giác đau buồn.
0,5 điểm
0,25điểm
0,75 điểm
Câu 2
(1,5 điểm)
 Tóm tắt đoạn trích “Lão Hạc”:
Cần đảm bảo các ý sau:
– Lão Hạc sống cô đơn vì con trai bỏ đi đồn điền cao su, chỉ còn có con chó Vàng bầu bạn. Vì ốm nặng, lão không nuôi nổi con Vàng nên đành bán nó đi.
– Lão đau đớn kể lại câu chuyện bán chó cho ông giáo nghe vì cho mình đã đánh lừa một con chó.
– Lão gửi ông giáo tiền lo ma và giữ hộ mảnh vườn cho con trai.
– Lão sống mòn, nhưng từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
– Lão xin Binh Tư bả chó để đánh con chó hay sang vườn nhà lão khiến cả ông giáo và Binh Tư đều hiểu lầm lão.
– Nhưng cuối cùng lão đã chết vật vã đau đớn bằng bả chó. Ông giáo thầm hứa với lão sẽ trao tận tay con trai lão mảnh vườn.
* Lưu ý: HS viết thành đoạn văn tóm tắt. Nếu gạch ý thì  trừ 0,5 điểm.
0,25 điểm
 0,25điểm
 0,25điểm
 0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 3
(1,0 điểm)
HS nêu được các ý sau:
– Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt: đêm tối, mưa vùi dập, gió phũ phàng.
– Chiếc lá được vẽ rất giống thật khiến hai họa sĩ không nhận ra đó chỉ là bức vẽ.
– Nó đã cứu sống tính mạng một con người.
– Nhưng nó cũng đánh đổi bằng tính mạng của người tạo ra nó, kết tinh tài năng, tình yêu thương, khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
* Lưu ý: HS viết thành đoạn văn tóm tắt. Nếu gạch ý thì  trừ 0,25 điểm. Trong ý  thứ tư, thiếu ý khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính thì trừ 0,25 điểm)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(5 điểm)
a) Yêu cầu về hình thức:
– Thể loại văn tự sự (kể chuyện sáng tạo)- Đối tượng kể: nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)- Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài
– Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, ngữ pháp
– Ngôi kể: thứ nhất, xưng “tôi” (nhập vai chị Dậu)
– Kết hợp kể với tả, biểu cảm.
b) Yêu cầu về nội dung:
– Học sinh dùng lời kể của chị Dậu để kể đoạn truyện.
– HS biết nhập vai nhân vật để kể lại truyện, có thể thay đổi một vài chi tiết, tránh sao chép y nguyên trong SGK.
– HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau:
* Mở bài: 0,5 điểm
– Chị Dậu giới thiệu về mình
– Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện câu chuyện (Cai lệ và người nhà lí trưởng đến đốc thuế, bắt trói anh Dậu)
(Lưu ý: học sinh có thể kể ngược, nêu kết quả trước, diễn biến câu chuyện sau, gv đánh giá cao những cách viết sáng tạo)
* Thân bài : (4,0 điểm) Kể lại đầy đủ các sự việc chính:
– Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh gia đình chị Dậu: cùng đinh trong làng, phải nộp hai suất sưu, chồng vừa chết đi sống lại.
– Cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với dụng cụ đánh bắt trói người.
– Chị Dậu van xin ba lần, nhưng người nhà lí trưởng thì mỉa mai, cai lệ thì chửi mắng, đánh chị và cứ sấn vào trói anh Dậu.
– Chị Dậu đã uất ức cự lại bằng lí rồi đấu lực, quật ngã hai tên tay sai.
* Kết bài: 0,5 điểm
– Kết thúc, ý nghĩa câu chuyện (quy luật tức nước thì phải vỡ bờ),  cảm xúc suy nghĩ của người kể.
* Biểu điểm:
– Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp
– Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp.
– Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt.
– Điểm 1- 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
– Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
( – Nếu HS kể lại truyện như VB trong SGK dù kể đủ các sự việc nhưng không chú ý đan xen tả, biểu cảm cũng chỉ cho tối đa  một nửa số điểm. Những bài lạc sang văn nghị luận cũng cho một nửa số điểm.)
* Lưu ý:  Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết sáng tạo.
 0,25 điểm
0,25 điểm
1 điểm
 1 điểm
1 điểm
 1 điểm
 0,5 điểm
TRƯỜNG THCS QUẢNG LỘC ĐÁP ÁN KỲ THI KSCL HỌC KỲ I
 MÃ ĐỀ 02 MÔN NGỮ VĂN 8- NĂM HỌC 2015-2016
I. Trắc nghiệm: 16 câu, mỗi câu 0.25đ (tc:3đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
A
C
C
B
D
A
D
D
D
C
A
II. Tự luận: 7đ
	Câu 1: Viết đúng bài thơ 7 tiếng 8 dòng thuộc thơ thất ngôn bát cú Đường luật (lớp 8, HKI ; có thể lớp 7 HK I). Nêu tựa, tên tác giả đúng. (1 điểm)
 Câu 2: (5 điểm) 
 Mb: Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh.
 Tb: - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, vật liệu, cách làm
Giới thiệu công dụng
Ý nghĩa giá trị của đối tượng trong đời sống vật chất? tinh thần?
 Kb: Khẳng định giá trị của đối tượng và cảm nghĩ chung.
 (+ 1 điểm hình thức, chữ viết)

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_ngu_van8_ki_1.docx