Đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Hóa học Lớp 12 - Buổi 1 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Tây Ninh

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Hóa học Lớp 12 - Buổi 1 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Hóa học Lớp 12 - Buổi 1 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Tây Ninh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Ngày thi: 24 tháng 9 năm 2014
Môn thi: HÓA HỌC - Buổi thi thứ: Nhất
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề thi gồm có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi )
Câu 1: (5,0 điểm)
1.1. Hợp chất X được tạo thành từ hai ion M+ và . Ion M+ chứa một hạt nhân của một nguyên tố, bốn số lượng tử của electron cuối cùng của M+ có giá trị là: n=3; m=1; l=+1; s=. Ion chứa bốn hạt nhân nguyên tử của hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong ion là 42. Xác định công thức của X.
1.2. Các nhà hóa học dùng laze phát ra ánh sáng có năng lượng xác định để phá vỡ liên kết hóa học.
a. Cho biết một photon phải có năng lượng tối thiểu và tần số là bao nhiêu để phân li một phân tử Cl2?
b. Người ta cho rằng giai đoạn đầu tiên trong quá trình phá hủy tầng ozon trên tầng bình lưu do chất clorofloro cacbon (CCl2F2) công nghiệp gây ra là sự phân li liên kết C-Cl bởi ánh sáng. Hỏi photon phải có bước sóng dài nhất là bao nhiêu mét mới có thể gây ra sự phân li đó? Biết: Năng lượng phân li Cl – Cl là 243kJ/mol.
 Năng lượng phân li C – Cl là 339 kJ/mol.
Câu 2: (4,0 điểm)
2.1. Một tế bào của pin Ni-Cd thực hiện hai nửa phản ứng sau:
Cd(OH)2(r) + 2e Cd(r) + 2 E = - 0,809V
2NiO(OH) (r) + 2H2O + 2e 2Ni(OH)2(r) + 2 E= + 0,490V
 (E, E là thế điện cực chuẩn ở 250C)
a. Hãy cho biết quá trình nào xảy ra ở catot và anot? Viết phương trình Nernst trên mỗi điện cực.
b. Viết phản ứng chung của pin điện hóa này và tính suất điện động của pin điện hóa ở 250C.
c. Tính khối lượng Cd chứa trong một chiếc điện thoại di động có sử dụng pin Ni-Cd. Biết công suất thông thường của pin là 700mA.h.
2.2. Cho:
O2(k)
Cl2(k)
HCl(k)
H2O(k)
(J/mol.K)
205,03
222,9
186,7
188,7
(kJ/mol)
0
0
-92,31
-241,83
a. Tính hằng số cân bằng của phản ứng sau ở 2980K 
 4HCl(k)+ O2(k) ⇄ 2Cl2(k )+ 2H2O(k)
b. Giả thiết và không phụ thuộc vào nhiệt độ, tính hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 6980K.
Câu 3: (3,0 điểm) 
 Để đánh giá sự nhiễm bẩn trong không khí ở một nhà máy, người ta làm như sau: điện phân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng điện 2 mA, sau đó cho 2 lít không khí lội từ từ qua dung dịch điện phân trên cho đến khi iot hoàn toàn mất màu. Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.
Giải thích thí nghiệm và tính hàm lượng H2S trong không khí, từ đó cho biết sự nhiễm bẩn không khí ở nhà máy trên nằm dưới hay trên mức cho phép (cho biết mức cho phép của H2S trong không khí là không quá 0,01 mg/l). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%.
Câu 4: (3,0 điểm)
 Cho 39,84g hỗn hợp A gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc), dung dịch X và 3,84 gam kim loại M. Cho 3,84 gam kim loại M vào dung dịch chứa 200ml gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,5M khuấy đều thì thu được dung dịch E, khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn R.
4.1. Tìm kim loại M.
4.2. Cô cạn dung dịch E thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 5: (3,0 điểm) Một dung dịch có ba chất HCl, BaCl2, FeCl3 cùng nồng độ 0,0150M. Sục khí CO2 vào dung dịch này cho đến bão hoà. Sau đó thêm từ từ NaOH vào dung dịch đến nồng độ 0,120M. Cho biết: nồng độ CO2 trong dung dịch bão hoà là 3.10-2M; thể tích của dung dịch không thay đổi khi cho CO2 và NaOH vào; các hằng số: pKa của H2CO3 là 6,35 và 10,33; pKs của Fe(OH)3 là 37,5 và của BaCO3 là 8,30; pKa của Fe3+ là 2,17. 
Tính pH của dung dịch thu được.
Câu 6: (2,0 điểm)
	6.1. Cho các hóa chất: H2C2O4.2H2O (M=126,066 g/mol), nước cất. Các dụng cụ cần thiết có đủ. Hãy trình bày cách pha 250 ml dung dịch chuẩn axit oxalic (H2C2O4) 0,02500M. 
	6.2. Vẽ đường chuẩn độ trong trường hợp chuẩn độ 20 ml dung dịch CH3COOH 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Biết CH3COOH có Ka = 10-4,75.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:	
H = 1 	C = 12 	N = 14	O = 16 	S = 32	Cl = 35,5	K = 39
Fe = 56 Ni = 59 Cu = 64	Cd = 112	I = 127	Ba = 137	
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn
--Hết--
Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Số BD: . . . . . .. . . Chữ ký GT 1: . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_tinh_mon_hoa_hoc_lop_12_buoi.doc
  • docDap an thi HSG mon Hoa buoi 1 vong tinh 20142015.doc