Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1132Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 - 2011 môn: Hóa học thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 UBND HUYỆN PHÚ QUỐC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2010 - 2011
 Môn: Hóa học
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (6 điểm)
	a/ Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm: CO2, SO2, N2. (3 điểm)
	b/ Có 4 lọ mất nhãn A,B,C,D chứa NaI, AgNO3, HI, K2CO3.
- Cho chất trong lọ A vào các lọ: B,C,D điều thấy có kết tủa.
- Chất trong lọ B chỉ tạo một kết tủa với 1 trong 3 chất còn lại
- Chất C tạo 1 kết tủa và một khí bay ra với 2 trong 3 chất còn lại 
Xác định chất chứa trong mỗi lọ. Giải thích (3 điểm)
Bài 2:	(4 điểm)	 
 Cu	 
a/ Cho sơ đồ biến hóa sau: (2 điểm)
 CuCl2 A
 C 
 B
Hãy xác định các chất A,B,C rồi hoàn thành các phương trình phản ứng.
b/ Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: (2 điểm)
 Cho sắt dư vào dd H2SO4 đặc nóng được dung dịch A. Cho A vào dung dịch NaOH dư được kết tủa B. Lọc kết tủa B nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi.
Bài 3: (5 điểm)
Một hỗn hợp X gồm hai kim loại: một kim loại chỉ có hóa trị II và một kim loại vừa có hóa trị II và hóa trị III, có khối lượng 1,84 gam. Khi cho X tác dụng với dd HCl dư thì X tan hết cho ra 1,12 lít H2 (đktc). Còn nếu cho X tan hết trong dd HNO3 thì thu được 0,896 lít khí NO (đktc).
	a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	b/ Tìm hệ thức giữa hai khối lượng của hai kim loại trên. Suy ra tên các kim loại trên. Biết rằng kim loại có hóa trị II và III có thể là Fe hoặc Cr. 
Bài 4: (5 điểm)
Để hòa tan 8 gam oxit FexOy cần 104,28 ml dd HCl 10% (d= 1,05g/ml)
	a/ Xác định công thức của oxit sắt
	b/ Cho khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng oxit sắt (FexOy tìm được ở câu a) đốt nóng. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành kim loại. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A đi ra khỏi ống sứ có tỉ khối so với H2 bằng 17. Tính % thể tích các khí có trong hỗn hợp A. 
	Hết.
UBND HUYỆN PHÚ QUỐC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2010 - 2011
 Môn: Hóa học
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1:(6 điểm)
a/ Cho Hỗn hợp đi qua bình đựng dd NaOH dư thì khí CO2 và SO2 bị giữ lại, khí thoát ra là N2.	(0,5đ)
	CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O	(0,5đ)
	SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O	(0,5đ)
	Cho dd H2SO3 dư vào dd vừa thu được ở trên ta thu được CO2	(0,5đ)
	H2SO3 + Na2CO3 Na2SO3 + CO2 + H2O	(0,25đ)
	Cho dd HCl dư vào dd vừa thu được ở trên ta thu được SO2	(0,5đ)
	Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O	(0,25đ)
b/ - A tạo kết tủa với B,C,D nên A là AgNO3 	(0,5đ)
	AgNO3 + NaI AgI + NaNO3	(0,25đ)
	AgNO3 + HI AgI + HNO3	(0,25đ)
	2AgNO3 + K2CO3 Ag2CO3 + KNO3	(0,25đ)
- C tạo kết tủa với A và tạo khí với HI nên C là K2CO3	(0,5đ)
K2CO3 + HI KI + CO2 + H2O	(0,25đ)
- B chỉ tạo kết tủa với 1 trong 3 chất còn lại nên B là NaI (0,5đ)
2HI + K2CO3 KI + CO2 + H2O	(0,25đ)
- D là HI 	(0,25đ)
Bài 2 : (4 điểm)
a/ Xác định đúng A là Cu(OH)2, B là CuSO4, C là CuO	(0,5đ)
Cu(OH)2 CuO + H2O	(0,25đ)
CuO + H2 Cu + H2O	(0,25đ)
Cu + 2H2SO4 đđ, nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O	(0,5đ)
CuSO4 + BaCl2 CuCl2 + BaSO4	(0,25đ)
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl	(0,25đ)
2.Các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm: 
2Fe + 6H2SO4 (đặc nóng) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (0,5đ)
 	Fe + Fe2(SO4)3 3FeSO4 (0,5 đ)
 	FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 + Na2SO4 (0,5 đ)
 	4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O (0,5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_20102011.doc