Đề thi chọn học sinh giỏi Vật lí lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Tự Trọng

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Vật lí lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Vật lí lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Tự Trọng
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
TỔ VẬT LÝ - KTCN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (0,2đ/ câu)
Câu 1: Trên nhãn của một bóng đèn Halogen có dòng chữ “20W/12V”, để bảo vệ bóng đèn này người ta lắp vào hệ thống dây dẫn một cầu chì 1A. Điều gì sẽ xảy ra khi được lắp vào 1 máy biến thế 12V?
a. Bóng đèn sáng bình thường. b. Bóng đèn sáng không bình thường.
c. Bóng đèn không sáng vì điện quá yếu. d. Cầu chì cháy.
Câu 2: Ô tô là phương tiện vận tải đường bộ phổ biến và có tính cơ động cao nhất. Em có biết động cơ ô tô thuộc loại động cơ nào không?
a. Động cơ nhiệt. b. Động cơ 2 kì và 4 kì.
c. Động cơ xăng và động cơ điêzen. d. Các loại động cơ đốt trong.
Câu 3: Khi đưa vỏ ốc vào sát tai ta nghe thấy tiếng rì rầm khe khẽ. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
a. Tiếng rì rầm của máu chảy trong tai.
b. Tiếng ồn của khung cảnh xung quanh được phóng đại lên qua hiện tượng cộng hưởng.
c. Rung động nhẹ nhàng của màng nhĩ.
d. Tiếng rì rầm của không khí trong hốc tai phụ.
Câu 4: Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
a. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
b. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
c. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
d. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
Câu 5: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng?
a. Đồng, không khí, nước.	b. Không khí, đồng, nước.
c. Đồng, nước, không khí.	 d. Không khí, nước, đồng.
Câu 6: Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào?
a. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt.	b. Chỉ bằng cách đối lưu.
c. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt.	d. Cả ba cách trên.
Câu 7: Sau nhiều năm sử dụng ôtô chạy bằng dầu Điêzen, lần này bố Hùng quyết định mua một chiếc ôtô chạy bằng xăng. Theo thói quen khi đến cây xăng, bố Hùng cho đổ dầu Điêzen vào chiếc xe mới thay vì xăng. Sau khi đi được chừng 1km, ôtô dừng lại. Bố Hùng phải cho bơm hút toàn bộ phần nhiên liệu trong bình chứa ra ngoài. Tại sao chiếc ôtô chạy xăng lại không thể chạy được bằng dầu Điêzen?
a. Dầu Điêzen không hoà trộn được với không khí trong bộ chế hoà khí.
b. Bộ phận đánh lửa không thể làm hỗn hợp dầu Điêzen và không khí cháy được.
c. Dầu Điêzen đặc hơn xăng nên làm tắc các đường dẫn xăng.
d. Hỗn hợp dầu Điêzen và không khí không cháy hết trong xi lanh ôtô.
Câu 8: Mỗi ôtô ngày nay đều có bộ phận xúc tác và đa phần người ta cũng biết là nhờ nó mà chúng ta có được khí thải sạch sẽ hơn. Nhưng nói chính xác thì bộ phận này có nhiệm vụ gì trong chiếc ôtô của bạn?
a. Lọc sạch khí thải và các khí độc ra khỏi khí thải.
b. Làm cho quá trình cháy trong xi lanh của động cơ diễn ra triệt để hơn và sạch sẽ hơn.
c. Làm sạch nhiên liệu. 
d. Chuyển đổi những thành phần có hại trong khí thải thành các chất vô hại.
Câu 9: Cô Thu muốn rót cho mình một tách cà phê nóng thì chuông điện thoại reo. Trước mặt cô hiện đang có một tách màu trắng, một màu đen và một màu xám. Theo em cô Thu nên rót cà phê vào tách nào để cà phê nguội ít nhất cho tới khi cô kết thúc cuộc điện thoại? a. Rót vào tách trắng. b. Rót vào tách đen.
c. Rót vào tách màu xám. d. Rót vào tách nào kết quả cũng giống nhau.
Câu 10: Một vệ tinh bay vòng quanh trái đất với vận tốc 100m/s. Vệ tinh này bay với tốc độ bao nhiêu trong đơn vị km/h? a. 200 km/h.	b. 360 km/h. c. 630 km/h.	d. 720 km/h.
Câu 11: Hành khách đang ngồi trên ôtô đang đi thẳng bỗng thấy mình nghiêng sang trái. Vì sao vậy?
a. Ôtô đột ngột tăng tốc. b. Ôtô đột ngột giảm tốc. c. Ôtô đột ngột rẽ phải. d. Ôtô đột ngột rẽ trái.
Câu 12: Watt (W) và Volt (V) là các đơn vị đo quen thuộc. Vậy đơn vị Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học Georg Simon Ohm (1789 - 1854) dùng để đo đại lượng vật lý nào?
a. Độ cản quang. b. Vận tốc chảy của dòng điện trong một dây dẫn.
c. Điện trở. d. Cường độ dòng điện.
Câu 13: Công thức tính diện tích hình tròn đường kính D, bán kính R?
a. S = P. R2/2	b. S = P. D2 c. S = P. R2/4	d. S = P. D2/4
Câu 14: Trên một gói bột làm bánh có ghi hướng dẫn là bánh trong khi được nướng sẽ nở lên 10%. Vậy thì trước khi nướng, chiếc bánh nhỏ hơn bánh thành phẩm khoảng bao nhiêu?
a. 9%.	b. 11%. c. 10%.	d. 12%.
Câu 15: Theo thuyết tương đối của Albert Einsein (1879 - 1955), không có một thứ gì dịch chuyển trong không gian nhanh hơn ánh sáng. Bất kỳ một em nhỏ nào từng quan sát một cơn giông đều biết, ta nhìn thấy tia chớp trước sau đó mới nghe thấy tiếng sấm. Nhưng chính xác thì ánh sáng nhanh tới mức nào?
a. Khoảng 320 km/s.	 b. Khoảng 3200 km/s. c. Khoảng 300.000 km/s.	d. Khoảng 5.000.000 km/s.
Câu 16: Các phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu là sử dụng động cơ đốt trong. Xe máy dùng động cơ xăng, ôtô chủ yếu dùng động cơ điêzen. Em có biết động cơ xăng đầu tiên ra đời vào năm nào?
a. Năm 1883 - 1884.	 b. Năm 1884 - 1885. c. Năm 1885 - 1886.	d. Năm 1886 - 1887.
Câu 17: Hoà phải giúp em làm bài tập về nhà. Bài tập của em Hoà là phải sắp xếp sắt, nhựa và thuỷ tinh theo tỷ trọng tăng dần. Thứ tự nào là thứ tự đúng? a. Sắt, nhựa, thuỷ tinh.	b. Nhựa, sắt, thuỷ tinh. c. Thuỷ tinh, nhựa, sắt.	d. Nhựa, thuỷ tinh, sắt.
Câu 18: Trong những phát minh dưới đây, phát minh nào không thuộc về thế kỷ 19?
a. Điện thoại.	b. Động cơ 4 kỳ.	c. Dây chuyền sản xuất.	d. Nhựa.
Câu 19: Để chuyển từ hiệu điện thế 230V xuống hiệu điện thế 12V người ta dùng một máy biến áp, gồm hai cuộn dây có chung một lõi bằng sắt. Cuộn dây thứ hai phải có số vòng dây là bao nhiêu, nếu cuộn dây đầu nối với nguồn 230V, có số vòng 400 vòng? a. 4000 vòng. b. 400 vòng. c. 120 vòng.	d. 21 vòng.
Câu 20: Một quả bóng bay hình cầu được bơm căng đến khi bán kính của nó tăng gấp 3 lần, thì thể tích của nó tăng lên bao nhiêu? a. Gấp 3 lần.	b. Gấp 6 lần. c. Gấp 9 lần.	d. Gấp 27 lần.
TỰ LUẬN:
Bài 1: ( 2 điểm) Cho các dụng cụ sau:
- Một lọ thủy tinh chứa đầy thủy ngân, được đậy kín bằng nút thủy tinh (khối lượng riêng của thủy ngân là D1, của thủy tinh là D2).
- Bình chia độ.
- Một cái cân.
- Một lượng nước đủ để làm thí nghiệm.
 Hãy trình bày phương án xác định khối lượng thủy ngân chứa trong lọ mà không phải mở nút ra.
 ( Nêu rõ các bước tiến hành, các phép đo cần thiết trong thí nghiệm). 
Bài 2: R
R+1
B
A
R+2
R+1
 ( 2 điểm)
Đoạn mạch AB gồm bốn điện trở mắc như hình vẽ, cho biết R = 2014 Ω.
 a) Tính điện trở tương đương RAB của đoạn mạch.
 b) Nếu không cần tính toán, hãy chứng minh giá trị RAB nằm trong khoảng 3023,5 Ω < RAB < 4031 Ω.
Bài 3: ( 2 điểm) Có 3 khối đồng hình lập phương có kích thước như nhau được đánh dấu A, B, C. Khối A ở nhiệt độ 200oC, khối B và C ở nhiệt độ 0oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Hãy nêu quá trình làm cho khối A có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hai khối kia. Sau quá trình đó nhiệt độ của khối A là bao nhiêu?
 ( Đề thi có 2 trang, Giám Thị không giải thích gì thêm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_chon_HSG_lop_10.docx