Đề thi chọn học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2009-2010 môn sinh học lớp 9 thời gian làm bài 150 phút

doc 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1487Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2009-2010 môn sinh học lớp 9 thời gian làm bài 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2009-2010 môn sinh học lớp 9 thời gian làm bài 150 phút
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TOÀN TỈNH
 NĂM HỌC 2009-2010
 MÔN SINH HỌC LỚP 9
 Thời gian làm bài 150 phút
I.Phần Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cho cây hạt vàng giao phấn với cây hạt vàng, thu được F1 gồm 903 cây hạt vàng và 299 cây hạt xanh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây hạt vàng so với tổng số cây hạt vàng ở F1 là : A.3/4. B. 2/3. C. 1/4. D. 1/3.
Câu 2: Gen A có 250 Adenin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen a. Gen a nhiều hơn gen A một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen a là 
A. A = T = 250; G = X = 390 B. A = T = 251; G = X = 389
C. A = T = 610 ; G = X = 390 D. A = T = 249; G = X = 391
Câu 3: Có 4 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 120 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là 
 A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 4: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể tam nhiễm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là 
66. B. 42. C. 60. D. 44.
Câu 5 : Có 4 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là 
 A.8 B. 16. C. 4. D. 12
Câu 6: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn.Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDD × AaBBDd sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 
 A. 27/36 B. 9/64. C. 1/16. D. 27/64.
Câu 7: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về 
A. Lá B. Thân C. Hạt D. Rễ, củ 
Câu 8: Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình bị mắc một bệnh di truyền
 Phả hệ trên cho thấy bệnh được quy định bởi :
A. Gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X B.Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường
C. Gen trội trên nhiễm sắc thể thường D.Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính
II.Phần tự luân (18 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) 
 Thế nào là sự phân li nhiễm sắc thể . Trình bày sự phân li của NST trong giảm phân 
 bình thường của các cơ thể lưỡng bội. Sự phân li không bình thường của NST trong 
 giảm phân được biểu hiện như thế nào và dẫn đến hậu quả gì? cho ví dụ
Câu 2: (2 điểm) 
 Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại đối với sinh vật nhưng vẫn 
 là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá
Câu 3 : (2 điểm) 
Trình bày các tính chất và đặc điểm của ADN để ADN thực hiện được chức năng di 
 truyền trong cơ thể sống
Câu 4 : (1 điểm) 
Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X qui định và NST Y không có alen tương ứng.Một cặp bố mẹ bình thường sinh một con trai mắc bệnh mù màu. 
a. Hãy xác định kiểu gen của từng người trong gia đình trên. 
b. Nếu cặp vợ chồng này sinh con nữa thì khả năng sinh con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
Câu 5: (1 điểm) 
Trình bày phương pháp gây đột biến bằng tác nhân hoá học ở cây trồng . Một số thành tựu đạt được bằng phương pháp này.Tại sao cônsixin có thể tạo thể đa bội?
Câu 6: (3 điểm) 
a.Thế nào là một hệ sinh thái ?Nêu các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái
b.Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
Câu 7 : (2 điểm)
Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính 
trạng tương phản thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với 
nhau thu được F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình như sau:
 96 cây thân cao, hoa đỏ : 192 cây thân cao, hoa hồng : 96 cây thân cao, hoa trắng :
32 cây thân thấp, hoa đỏ: 64 cây thân thấp, hoa hồng: 32 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên nhiễm sắc thể thường.Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
Câu 8 : (2 điểm) 
Ở vùng sinh sản của một tinh hoàn có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Ở vùng sinh sản của một buồng trứng có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Môi trường tế bào cung cấp cho quá trình trên nguyên liệu tương đương 785 nhiễm sắc thể giới tính X. Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong tất cả các tế bào con sinh ra sau nguyên phân là 960.Các tế bào con đều chuyển sang vùng chín tạo giao tử.Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng X là 5% của tinh trùng Y là 10%.Các hợp tử đều phát triển thành cá thể.
 a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng
 b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn
Câu 9 : (3 điểm) 
Gen A có 150 chu kì xoắn và có số liên kết hidrô là 3600.Gen A bị đột biến thành gen a ,khi gen A và gen a cùng tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit cho gen A nhiều gen a là 90 nuclêôtit 
a.Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen A và gen a nếu đột biến làm mất 6 liên kết hidrô 
b.Khi gen a sao mã 3 lần và trên mỗi mã sao có 5 ribôxôm trượt qua không trở lại thì môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu axit amin tự do và có bao nhiêu bộ ba mã sao đã được giải trong quá trình tổng hợp prôtêin
c.Xác định mức độ ảnh hưởng của chuỗi polipeptit do gen a tổng hợp so với gen A biết đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
ĐÁP ÁN
 I/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25đ
	1D 2D 3C 4B 5A 6A 7C 8 B 
II.Phần tự luận (18 điểm) 
Câu 1 : (2 điểm) 
*Sự phân li nhiễm sắc thể : (0,5đ)
Phân li nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của quá trình phân bào.Là hiện tượng nhiễm 
sắc thể trượt theo sợi tơ của thoi phân bào để tiến về hai cực tế bào (0,5đ)
*Trường hợp phân li bình thường trong giảm phân: (0,5đ)
- Lần phân bào I : Ở kì sau các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập và 
tổ hợp tự do về hai cực tế bào 
 Kết thúc phân bào I mỗi tế bào con chỉ chứa một NST kép trong cặp tương đồng
- Lần phân bào II : Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc 
thể đơn phân li về 2 cực tế bào.
Kết quả giao tử chỉ chứa một NST đơn của cặp tương đồng và bộ NST trong giao tử
giảm đi một nửa còn n 
 *Trường hợp phân li không bình thường trong giảm phân: (0,5đ)
 - Một hoặc vài cặp NST không phân li tạo ra đột biến số lượng ở một hoặc vài cặp
 NST : thể dị bội 
 Ví dụ : Đột biến 3 NST 21 ở người gây hội chứng Đao
 Thể dị bội ở NST giới tính của người : OX Tớc nơ. Claiphentơ XXY
- Cả bộ NST đã nhân đôi nhưng không phân li tạo ra thể đa bội 
-Hậu quả : (0,5đ)
Đột biến dị bội ở người và động vật thường gây tác hại lớn : gây chết làm giảm sức sống, mất khả năng sinh sản.Tuy nhiên đột biến dị bội ở thực vật tạo sự đa dạng trong loài nên đột biến dị bội và đa bội ở thực vật là nguyên liệu quá trình chọn giống và tiến hóa 
Câu 2: (2 điểm)
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN liên quan tới một hoặc một vài cặp nuclêôtit do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể (0,5đ)
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
 (0,5đ)
Đột biến gen thường có hại đối với sinh vật nhưng vẫn là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá vì :
-Tần số đột biến của từng gen thấp nhưng trong tế bào sinh vật số lượng gen rất lớn nên tần số đột biến gen nói chung khá cao nên đột biến gen có tính phổ biến (0,25đ)
-Phần lớn đột biến gen có hại nhưng thường ở trạng thái lặn nên khi mới xuất hiện ở trạng thái dị hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình,qua sinh sản chúng được nhân lên tạo nguồn dự trữ cho quần thể,chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp 
 (0,25đ)
-Có 1 số ít đột biến gen có lợi hoặc trung tính là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá 
-Môi trường thay đổi có thể làm thay đổi giá trị thích nghi của đột biến ,một đột biến có hại có thể thành có lợi hoặc trung tính (0,25đ)
-So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen phổ biến hơn ít gây chết hoặc giảm sức sống hơn đột biến nhiễm sắc thể (0,25đ)
Câu 3 : (2 điểm) 
* Chức năng di truyền của ADN: (1điểm)
-Là nơi lưu giữ bảo quản thông tin di truyền nghĩa là thông tin về cấu trúc của toàn bộ các loại Prôtêin trong cơ thể (thông tin này chứa trong ADN dưới hình thức mã di truyền đó là một dãy các bộ 3 nuclêôtit sắp xếp theo một trình tự xác định,cứ 3 nu kế tiếp quy định một Aa)
-Truyền đạt thông tin di truyền : Nhờ đặc tính tự nhân đôi nên ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.Quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản duy trì các đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ
*Đặc điểm của ADN khiến nó thực hiện được các chức năng di truyền trên : (1điểm). Mỗi ý 0,25 điểm
-ADN thuộc loại đại phân tử (có kích thước khối lượng lớn dài hàng trăm Mm, khối lượng hàng chục triệu ĐVC) đảm bảo mang thông tin di truyền quy định các tính trạng của cơ thể
-ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân đơn phân là 4 loại Nu làm cho ADN có tính đa dạng và đặc thù mang thông tin di truyền đa dạng và đặc thù cho mỗi loài SV
-Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết bằng liên kết hóa trị bền vững giúp ADN có cấu trúc bền vững ổn định đảm bảo cho ADN thực hiện chức năng lưu giữ bảo quản thông tin di truyền
-ADN được cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung: ADN là một chuỗi xoắn kép các nu giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X .Các liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng số lượng lớn đảm bảo cho ADN có tính bền vững tương đối,mặt khác 2 mạch đơn có thể tách ra dễ dàng để thực hiện quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp ARN thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền 
Câu 4 : (1 điểm) 
Qui ước: Alen A qui định kiểu hình bình thường; alen a qui định kiểu hình mù màu. 
 a.xác định kiểu gen của từng người trong gia đình (0,5 điểm)
 - Người bố bình thường có kiểu gen XAY. 
- Con trai mù màu có kiểu gen XaY, trong đó Xa có nguồn gốc từ mẹ. 
Người mẹ bình thường truyền Xa cho con trai nên có kiểu gen XAXa
b.Nếu sinh con nữa thì khả năng sinh con trai bị bệnh mù màu là? (0,5 điểm)
- Mẹ có kiểu gen XAXa khả năng cho giao tử Xa là 1/2. 
Bố có kiểu gen XAY khả năng cho giao tử Y là 1/2. 
- Vậy cặp vợ chồng này nếu sinh con nữa thì khả năng sinh con trai mù màu kiểu gen XaY là 1/2 x 1/2 = 1/4.
Câu 5 : (1 điểm) 
+Phương pháp gây đột biến bằng tác nhân hoá học ở cây trồng 
 - Ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp (0,25đ)
- Tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ hoặc quấn bông có tẩm hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi (0,25đ)
+ Cônsixin có thể tạo thể đa bội vì khi thấm vào mô đang phân bào côn sixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li (0,25đ)
Một số thành tựu : (0,25đ)
-Dùng hoá chất NMU gây đột biến ở táo Gia Lộc tạo giống táo má hồng quả ngọt dòn thơm năng suất cao
- Dùng hoá chất cônsixin tạo thể đa bội ở dâu tằm 
Câu 6: (3 điểm) 
Hệ sinh thái : (0,5 điểm)
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (Sinh cảnh) , trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định .
Các thành phần của hệ sinh thái: (0,5 điểm)
 + Nhân tố vô sinh .
 + Sinh vật sản xuất ( là thực vật): có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
 + Sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn thực vật , động vật ăn động vật ): không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
 + Sinh vật phân giải ( vi khuẩn , nấm ...)
b-Phân biệt quần thể với quần xã? (2 điểm)
 Mỗi cặp ý 0,5 điểm
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Là tập hợp của nhiều cá thể sinh vật của cùng 1 loài.
Đơn vị: Cá thể cùng loài 
Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài khác nhau.
Đơn vị: Quần thể 
Đặc trưng cơ bản: Mật độ, tỷ lệ đực, cái, tỷ lệ các nhốm tuổi, sức sinh sản tỷ lệ tử vong, sự phân bố
Đặc trưng:-thành phần loài (độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp) -Số lượng loài ( loài ưu thế, loài đặc trưng)
Mối quan hệ: Chỉ có quan hệ cùng loài 
Giữa các cá thể luôn giao phối hoặc giao phấn được với nhau vì cùng loài
Ngoài quan hệ cùng loài còn có quan hệ khác loài
Giữa các cá thể khác loài trong quần xã không giao phối hoặc giao phấn được với nhau.
Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã. Về mặt sinh học có cấu trúc nhỏ hơn quần xã.
Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể.
Về mặt sinh học có cấu trúc lớn hơn quần thể.
 Câu 7: (2 điểm)
 Xét riêng từng cặp tính trạng
- Tính trạng chiều cao thân
P thuần chủng,khác nhau một cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính F2 phân tính Cao/ thấp = (96 +192 + 96) : (32 + 64 +32) = 3 : 1 ® cao là trội hoàn toàn so với thấp (0,25 điểm)
 - Tính trạng màu sắc hoa
P thuần chủng,khác nhau một cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính F2 phân tính đỏ : hồng : trắng = (96 +32) : (192 + 64 ): (96+32) = 1: 2 : 1
® Tính trạng màu sắc hoa di truyền trội không hoàn toàn, hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng (0,25 điểm)
Quy ước gen: 
Gen A: quy định tính trạng cây cao
Gen a: quy định tính trạng cây thấp 
kiểu gen BB: hoa đỏ 
kiểu gen bb: hoa trắng 
kiểu gen Bb: hoa hồng
 1- Từ tỉ lệ 3 cao : 1 thấp ® cặp gen quy định chiều cao cây ở F1 là : Aa x Aa
Từ tỉ lệ 1đỏ : 2hồng : 1trắng ® cặp gen quy định màu sắc hoa ở F1 là : Bb x Bb
®F1 dị hợp 2 cặp gen (0,25 điểm)
Xét chung cả hai tính trạng
96 : 192: 96 : 32: 64 : 32 = 3 : 6 : 3 : 1: 2: 1= (3 :1) (1:2:1)
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và tuân theo quy luật phân ly độc lập của Men Đen (0,25 điểm)
 F1 đồng tính có kiểu gen là AaBb ® P có hai sơ đồ lai 
Viết sơ đồ lai từ P ® F2 (1điểm) 
 P : Cây cao hoa đỏ x cây thấp hoa trắng
 AABB aabb
 P : cây thấp hoa đỏ x cây cao hoa trắng
 aaBB AAbb
Câu 8: (2 điểm)
a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu (1 điểm)
Gọi x là số đợt nguyên phân của các tế bào sinh dục đực ( x nguyên, dương).Số tế bào sinh ra sau nguyên phân là 5.2x. Mỗi tế bào có 1 nhiễm sắc thể giới tính X nên số nhiễm sắc thể X cần cung cấp là : 5.1.(2x – 1) 
Gọi y là số đợt nguyên phân của các tế bào sinh dục cái (y nguyên ,dương). Số tế bào sinh ra sau nguyên phân là 5.2y.
Mỗi tế bào có 2 nhiễm sắc thể giới tính X nên số nhiễm sắc thể X cần cung cấp là :
 5.2.(2y – 1) 
Tổng số nhiễm sắc thể .X cần cung cấp là :
5.1.(2x – 1) + 5.2.(2y – 1) = 785
2x + 2 .2y = 160 (1)
Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong các tế bào con là : 2.5.2x + 2.5. .2y = 960 (2)
Kết hợp 1 và 2 ta có hệ phương trình : 2x + 2 .2y = 160
 2.5.2x + 2.5. .2y = 960
Giải hệ pt ta có x=5; y=6
Số đợt nguyên phân của TBSD đực là 5
Số đợt nguyên phân của TBSD cái là 6 
b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn (1điểm)
Số tế bào sinh tinh là : 5.25 = 160
Số tinh trùng tạo ra là : 160 x 4 = 640
Số tinh trùng X = số tinh trùng Y = 640 : 2 = 320
Số tinh trùng X được thụ tinh = số hợp tử XX = số cá thể cái :
 320 x 5% = 16
Số tinh trùng Y được thụ tinh = số hợp tử XY = số cá thể đực :
 320 x 10 % = 32 
Câu 9: (3 điểm)
a. Số nuclêôtit mỗi loại (1 điểm)
Số nuclêôtit của gen A : 150 x 20 = 3000 Nu
theo đầu bài và theo NTBS ta có : 2A + 2G = 3000
2A + 3G = 3600 → A = T = 900 ; G = X = 600 (0,5 điểm) 
Số nuclêôtit của gen A nhiều hơn gen a là 90 : ( 23 – 1) = 6 
Đột biến làm mất 3 cặp nuclêôtit và làm mất 6 liên kết hidrô chứng tỏ 3 cặp nuclêôtit bị mất là 3 căp AT.Vậy số nuclêôtit mỗi loại của gen a là
A = T = 900 – 3= 897
G = X = 600 (0,5 điểm)
b. Số axit amin môi trường cung cấp và số bộ ba mã sao đã được giải (1 điểm)
-Số axit amin môi trường cung cấp khi tổng hợp 1 phân tử prôtêin (0,25 điểm)
 3000 : 2 x 3 -1 = 499 aa
Số axit amin môi trường cung cấp cho cả quá trình tổng hợp prôtêin (0,25 điểm)
 499 x 3 x 5 = 7485 axit amin
-Số bộ 3 mã sao đã được giải :499 x 3 = 1497 (0,5 điểm)
c.Xác định mức độ ảnh hưởng của chuỗi polipeptit (1 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm trọn trong một bộ 3 thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin (0,25 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm trong 2 bộ 3 kế tiếp thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin và có một axit amin mới (0,25 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm trong 3 bộ 3 kế tiếp thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin và có 2 axit amin mới (0,25 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất liên quan đến n bộ 3 kế tiếp thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin và có n-1 axit amin mới (0,25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_1.doc