Giáo án Câu hỏi ôn tập chương I. II, III – sinh học 9

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6178Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Câu hỏi ôn tập chương I. II, III – sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Câu hỏi ôn tập chương I. II, III – sinh học 9
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I, II, III – SINH HỌC 9
1) Nội dung của quy luật phân li và ý nghĩa:
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Ý nghĩa : Trong sản xuất, để tránh sự phân ly tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
2) Biến dị tổ hợp và ý nghĩa:
Chính sự phân ly độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp. Loại biến dị này khá phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
Ý nghĩa : Làm tăng tính đa dạng của loài.
3) Nội dung quy luật phân ly độc lập và ý nghĩa :
Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Ý nghĩa : Là nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. 
4) Ý nghĩa của nguyên phân :
Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
5) Cấu tạo hoá học của phân tử ADN :
- ADN được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N và P
- ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại : ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và guanin (G)
- ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit
- Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc trưng của các loài sinh vật.
6) Cấu trúc không gian của phân tử ADN : 
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro
- Theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T, X liên kết với G
- Nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của hai mạch đơn.
7) ADN tự nhân đôi theo các nguyên tắc :
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian
- Bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần dần và các nuclêôtit trên mạch đơn sau khi tách ra lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới
- Kết quả : từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt mẹ. Trong đó, một mạch của ADN mẹ (mạch khuôn), một mạch được tổng hợp từ môi trường nội bào
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
- Quá trình tự nhân đôi này còn cần đến enzim và năng lượng. 
8) Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn :
Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết X hay ngược lại.
Nguyên tắc bán bảo toàn : Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
9) Các loại ARN :
a) mARN : truyền đạt thông tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp
b) tARN : vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein
c) rARN : là thành phần cấu tạo nên ribôxôm-nơi tổng hợp protein.
10) Cấu tạo của ARN :
- Gồm các nguyên tố C, H, O, N và P
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại là A, U, X, G
- Liên kết theo một chuỗi xoắn đơn.
11) ARN được tổng hợp theo các nguyên tắc :
- ARN được tổng hợp dựa vào một mạch đơn của gen (mạch khuôn)
- Theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với U, T liên kết với A, X liên kết với G, G liên kết với X
- Trình tự các nuclêôtit trên mạch đơn của gen quy địnhảtình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.
12) Phân biệt ADN và ARN :
* Giống nhau :
- Đều cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P
- Đều thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đều có 4 loại nuclêôtit
- Đều có chức năng di truyền
* Khác nhau :
ADN 
- Gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều 
- Nuclêôtit là A, T, X, G 
- Có kích thước và khối lượng lớn 
- Chức năng là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền 
ARN 
- Gồm 1 mạch đơn
- Nuclêôtit là A, U, X, G 
- Có kích thước và khối lượng nhỏ
- Chức năng là tổng hợp protein.
13) Chức năng của protein :
- Là thành phần cấu trúc của tế bào
- Xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất (enzim, hoocmon)
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể)
- Vận chuyển, cung cấp năng lượng cho tế bào
- Biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
14) Đột biến gen :
Khái niệm : Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtit.
*Các dạng đột biến gen : mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit
*VD : đột biến gen ở lúa làm cây cứng và nhiều bông hơn
15) Đột biến cấu trúc NST : 
*Khái niệm : Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
*Các dạng đột biến cấu trúc NST : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
*VD : mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
16) Đột biến số lượng NST :
*Khái niệm : đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
*Các dạng đột biến số lượng NST:
a) Hiện tượng dị bội thể : 
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Cơ chế : - Làm tăng một NST ở một cặp NST nào đó gọi là thể ba nhiễm (2n+1)
- Làm giảm một NST ở một cạp NST nào đó gọi là thể một nhiễm (2n-1)
- Làm mất một cặp NST tương đồng gọi là thể không nhiễm (2n-2)
b) Hiện tượng đa bội thể :
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n)
- VD : táo tứ bội
17) So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái :
*Giống nhau :
- Đều phát sinh từ những tế bào mầm sinh dục
- Đều trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh dục
*Khác nhau :
Đực 
- Xảy ra trong tuyến sinh dục đực
- Số lượng giao tử được tạo ra nhiều
- Có kích thước nhỏ
Cái
- Xảy ra ở tuyến sinh dục cái
- Số lượng giao tử được tạo ra ít
- Có kích thước lớn
18) So sánh nguyên phân và giảm phân :
*Giống nhau :
- Đều có sự phân bào
- Đều có những hoạt động giống nhau : nhân đôi tạo NST kép, co xoắn, dãn ra
- Các NST đều xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (thoi vô sắc)
- Các NST đều phân li về hai cực tế bào
*Khác nhau :
Nguyên phân
- Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con có bộ NST bằng mẹ (2n)
- Một lần phân bào
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Giảm phân
- Kì giữa của lần phân bào thứ nhất : NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Từ một tế bào mẹ tạo thành bốn tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (n)
- Hai lần phân bào
- Xảy ra ở tế bào sinh dục
19) So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái:
*Giống nhau :
- Đều trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân 
- Đều phát sinh từ những tế bào mầm sinh dục
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh dục
*Khác nhau :
Đực :
- Xảy ra trong tuyến sinh dục đực
- Số lượng giao tử tạo ra nhiều
- Giao tử có kích thước nhỏ
Cái :
- Xảy ra ở tuyến sinh dục cái
- Số lượng giao tử tạo ra ít
- Giao tử có kích thước lớn
20) Thường biến :
*Khái niệm : Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến thường biểu hiện theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Thường biến không di truyền được.
*VD : Sự biến đổi của lá cây rau mác ở 3 môi trường
21) Phân biệt thường biến và đột biến :
*Thường biến :
- Biến đổi kiểu hình
- Không di truyền 
- Không là nguyên liệu trong chọn giống
- Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định
- Do tác động của điều kiện môi trường
*Đột biến :
- Biến đổi kiểu gen (ADN, NST)
- Có di truyền
- Là nguồn nguyên liệu trong chọn giống 
- Xuất hiện riêng lẻ theo từng cá thể
- Do tác động của điều kiện môi trường hay rối loạn trao đổi chất trong tế bào ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Sinh_hoc_9_HKI.doc