đề thi hoc sinh giỏi lớp 9 - năm học : 2005-2006 môn thi : sinh học Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Tác giả: Vũ Thị Vượng – THCS Đông Tân - Đông Sơn Câu 1: (3,0 điểm) a.Ruồi giấm có 2n = 8 .Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau : A: 2 B: 3 C: 8 D: 16 b. Nêu tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. c. Tính đặc trưng của bộ NST của ruồi giấm được biểu hiện thế nào? Câu 2:(3,0 điểm) a. Một người có bộ NST là 45A và NST giới tính. Người đó có bị: A: Bệnh đao B: Bệnh Tớcnơ C: Bệnh câm điếc D: Bệnh ung thư máu b.Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần dẫn đến thoái hoá giống nhưng chúng vẫn đươc dùng trong chọn giống? Câu 3: (4,0 điểm) a. Thể tứ bội là gì ? Cho ví dụ về thể tứ bội. b. Chọn câu trả lời đúng : Cây cà độc dược bình thường có số NST trong tế bào sinh dưỡng là 2n = 24. Một cây cà độc dược khác có 2n = 25. Vậy cây cà này là : A: Thể tam bội B: Thể đa bội C: Thể lưỡng bội D: Thể tam nhiễm c. Hãy giải thích cơ chế hình thành cây cà độc dược 25 NST. Câu 4: (3,0 điểm) a.Đem cây phong lan từ rừng rậm về trồng trong vườn nhà. Em hãy cho biết các nhân tố vô sinh tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi như thế nào? b.Trong hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiêt độ của môi trường? Tại sao? Câu 5: (3,0 điểm) a. Chuỗi thức ăn là gì? b. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau : Chuột Mèo Cây xanh Gà Rắn Đại bàng Vi khuẩn Thỏ Cáo Hổ Có bao nhiêu chuỗi thưc ăn : A: 4 B: 5 C: 6 D: 7 c. Viết sơ đồ các chuỗi thức ăn đó. d. Mắt xích chung nhât cho các chuỗi thức ăn là: A: Cây xanh - Đại bàng B: Cây xanh – Rắn C: Rắn - Đại bàng D: Cây xanh – Vi khuẩn Câu 6: (4,0 điểm) Giao phấn giữa 2 cây với nhau, F1 thu được tỷ lệ sau: 3 cây cao, đỏ 3 cây cao, vàng 1 cây thấp, đỏ 1 cây thấp, vàng (Biết A→ cao ; a → thấp ; B → Đỏ ; b → vàng. Các cặp tính trạng di truyền độc lập) a.Biện luận và viêt sơ đồ lai. b.Cho cây thấp đỏ và thấp vàng giao phấn với nhau, kết quả sẽ như thế nào? Đó là phép lai gì? hướng dẫn chấm đề thi hoc sinh giỏi lớp 9 - năm học : 2005-2006 môn thi : sinh học Tác giả: Vũ Thị Vượng – THCS Đông Tân - Đông Sơn Câu 1: (3,0 điểm) a, Lựa chọn ý: C 1,0đ b, Tính đặc trưng: Tế bào mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. 1,0đ c, Tính đặc trưng của bộ NST của ruồi giấm: - Về số lượng: Tế bào lưỡng bội có 2n = 8 NST 0,5đ - Về hình dáng: 3 cặp NST thường (2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt) 0,25đ 1 cặp NST giới tính (XX ở con cái, XY ở con đực) 0,25đ Câu 2: (3,0 điểm) a, ý đúng là : A 1,0đ b, Gây ra hiện tượng thoái hoá giống vì do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại 1,0đ - Vẫn được dùng trong chọn giống vì có tác dụng củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn tạo dòng thuần thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu loại bỏ khỏi quần thể. 1,0đ Câu 3: ( 4,0 điểm) a, Thể tứ bội là cơ thể mới trong tế bào sinh dưỡng cơ số NST là 4n 1,0đ VD: Củ cải tứ bội 4n, táo tứ bội 4n b, ý đúng là: D 1,0đ c, Giải thích cơ chế hình thành 25 NST trong tế bào sinh dưỡng: - Trong giảm phân tạo giao tử có 1 cặp NST nào đó không phân li đã tạo ra 1 loại giao tử mang cả 2 NST của cặp và số NST trong giao tử đó là n+1 (12+1=13 NST) giao tử kia không mang NST của cặp đó và số NST trong giao tử chỉ còn là n-1 (12-1=11 NST) 1,0đ - Thụ tinh xảy ra. Giao tử bình thường n kết hợp với giao tử không bình thường n+1 tạo ra hợp tử 2n+1=25 1,0đ Câu 4: (3,0 điểm) a, 1,5đ Nhân tố vô sinh Trong rừng Vườn nhà ánh sáng Thiếu Nhiều nhiệt độ ổn định Thay đổi độ ẩm Cao Thấp b, Nhóm có khả năng chịu đựng cao là nhóm sinh vật hằng nhiệt 0,5đ Vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt đọ của môi trường ngoài, do tổ chức cơ thể hoàn thiện hơn, tiến hoá hơn, đã phát triển cơ chế điều nhiệt và trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não. 1,0đ Câu5: (3,0 điểm) a, Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích thức ăn. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. 1,0đ b, ý đúng là: B 0,75đ c, Sơ đồ các chuỗi thức ăn: 0,5đ A. Cây xanh→ chuột → Mèo → Đại bàng → Vi khuẩn B. Cây xanh → chuột → Rắn→ Đại bàng → Vi khuẩn C. Cây xanh→ Gà → Rắn → Đại bàng → Vi khuẩn D. Cây xanh→ Gà →Cáo → Hổ → Vi khuẩn E. Cây xanh → Thỏ →Cáo → Hổ → Vi khuẩn d,ý đúng là: D 0,75đ Câu 6: ( 4,0 điểm) a, . ..2,5đ Biện luận: Xét tỉ lệ kiểu hình ở F1 ta có: Tính trạng thân cây: = = = 3:1 Cây cao Cây thấp → Cặp gen quy định tính trạng thân cây của P ở trạng thái dị hợp cả bố và mẹ → Kiểu gen là Aa(1) Tính trạng màu sắc quả : = 1:1 = = Quả đỏ Quả vàng → Cặp gen quy định tính trạng quả cuả P là 1 trong 2 bố hoặc mẹ dị hợp về 1 cặp gen, bên kia đồng hợp lặn → Kiểu gen là Bb và bb (2). Từ (1) và (2) → P có kiểu gen : P : Thân cao,đỏ x Thân cao,vàng AaBb x Aabb Sơ đồ lai : tự viết 1,0 đ b. Cây thấp đỏ x Cây thấp vàng aaBb x aabb Giao tử : aB-ab ab F1: aaBb aabb 1 thấp đỏ : 1 thấp vàng Là phép lai phân tích 0,5đ Câu 1: a, Sách giáo khoa Sinh 9 ( Nhà xuất bản Giáo dục- 2005) b và c tự ra Câu 2: a, Tự ra b, Sách giáo khoa Sinh 9 (Trang 117) Câu 3: Tự ra Câu 4: a, Sách giáo khoa Sinh 9 (Trang 121) b, Sách giáo khoa Sinh 9 (Trang 129) Câu5: Tự ra Câu6: Tự ra
Tài liệu đính kèm: