Đề kiểm tra môn:sinh học 9 - Tuần 6

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn:sinh học 9 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn:sinh học 9 - Tuần 6
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 6 
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân
 Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. Giao tử là:
 A. Tế bào sinh dục đơn bội 
 B. Được tạo ra từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín
 C. Có khả năng thụ tinh tạo ra hợp tử D. Cả A, B, C đúng.
Câu2.Qua giảm phân ở động vật , mỗi tinh bào bậc 1 cho:
 A. 4 trứng B. 4 tinh trùng C. 1 trứng D. 1 tinh trùng
Câu3.Qua giảm phân ở động vật , mỗi noãn bào bậc 1 cho:
 A. 4 trứng B. 4 tinh trùng C. 1 trứng D. 1 tinh trùng.
Câu4.Nhiễm sắc thể giới tính có ở:
 A. Tế bào sinh dục C. Nhân tế bào
 B. Tế bào sinh dưỡng D. Tế bào sinh dục, tế bào sinh dưỡng.
Câu5. Chức năng của nhiễm sắc thể giới tính:
 A. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bào. C. Nuôi dưỡng cơ thể
 B. Xác định giới tính D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu6. Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì nhiễm sắc thể giới tính: 
 A.Là cặp tương đồng B.Là cặp không tương đồng
 C. Là 1 cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
 D. Có nhiều cặp đều không tương đồng.
Câu7*.Bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình:
 A.Nguyên phân và giảm phân B.Sự kết hợp giữa nguyên phân và thụ tinh 
 C. Sự kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh 
 D.Sự kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh .
Câu8*. Cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính là:
 A. Hoạt động co và tháo xoắn của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
 B. Hoạt động co và tháo xoắn của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
 C. Sự tự nhân đôi , phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình 
 phát sinh giao tử và thụ tinh
 D. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân
Câu9**. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
 A. Sự kết kợp theo nguyên tắc : 1 giao tử đực và 1 giao tử cái
 B. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội
 C. Sự tạo thành hợp tử
 D. Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.
Câu 10**. Điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường:
 A. Thường tồn tại 1 cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội 
 B. Thường tồn tại 1 cặp không tương đồng trong tế bào lưỡng bội .
 C. Chủ yếu mang gen qui định giới tính của cơ thể
 D. Cả A, B, C đúng
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 7
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân
Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.	
Câu1. Hiện tượng di truyền liên kết là:
 A. Các gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
 B. Các gen qui định nhóm tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
 C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân.
 D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh.
Câu2. Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:
 A. Dễ nuôi trong ống nghiệm C. Đẻ nhiều , vòng đời ngắn
 B. Số nhiễm sắc thể ít, dễ phát sinh biến dị D. Cả A, B, C đúng
Câu3. Moóc Gan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích:
 A. Xác định kiểu gen của ruồi đực F1 C. Xác định kiểu gen của ruồi cái F1
 B. Xác định kiểu hình của ruồi đực F1 D. Xác định kiểu hình của ruồi cái F1
Câu4. ở sinh vật có hiện tượng di truyền liên kết gen vì trong tế bào:
 A. Số nhiễm sắc thể luôn ít hơn số gen C. Số nhiễm sắc thể luôn nhiều hơn số gen
 B. Số nhiễm sắc thể và số gen bằng nhau D. Số lượng NST thường xuyên thay đổi
Câu5. ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết là:
 A. Được ứng dụng để tạo ra nhiều giống vật nuôi mới 
 B. Được ứng dụng để tạo ra nhiều giống cây trồng mới 
 C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
 D. Làm đa dạng sinh giới
Câu6. Muốn quan sát được hình thái nhiễm sắc thể cần:
 A. Kính hiển vi B. Hộp tiêu bản, kính hiển vi.
 C. Các tiêu bản có các tế bào đang ở thời kì khác nhau.
 D. Kính hiển vi, các tiêu bản có các tế bào đang ở thời kì khác nhau.
Câu7*. Di truyền liên kết khác di truyền độc lập:
Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp 
B . Không ( hạn chế ) xuất hiện biến dị tổ hợp. 
C. Xuất hiện những kiểu hình khác bố mẹ.
D. Cả A, B, C đều sai. 
Câu8*. ở kì trung gian của quá trình nguyên phân , nhiễm sắc thể có đặc điểm:
 A. Sợi mảnh, duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi. B. Sợi mảnh , đóng xoắn
 C. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 D. Nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội 
Câu9**.Nếu bộ nhiễm sắc thể của loài là 2n. Số nhóm gen liên kết của loài là:
 A. n B. 2n C. 3n D. 4n 
Câu10**. Trong giảm phân , hiện tượng từng nhiễm sắc thể chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào xảy ra vào thời kì nào:
 A. Kì giữa 1 B. Kì sau 1 C.Kì giữa 2 D. Kì sau 2 
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 8
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân
Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
 Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. ADN là một chuỗi xoắn kép gồm:
 A. Hai mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải.
 B. Hai mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái.
 C. Hai mạch đơn , dạng thẳng D. Hai mạch đơn xoắn cuộn lại.
Câu2. Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố:
 A. C, H, O, Na, S . C. C, H, O, N, P.
 B. C, H, O, P. D. C, H, P, N, Mg
Câu3. Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
 A. A, U, G, X C. A, T, G, X
 B, A, D, R, T D. U, R, D, X
Câu4. Quá trình tự nhân của ADN diễn ra theo :
 A. Nguyên tắc bổ sung 
Nguyên tắc giữ lại một nửa 
C. Nguyên tắc đa phân 
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa
Câu5. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc của 1 loại prôtêin được gọi là:
 A. Gen B. Nhiễm sắc thể C. Mạch của ADN D. Crômatit
Câu6. Chức năng của ADN: 
 A. Mang thông tin di truyền C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. 
 B.Truyền đạt thông tin di truyền D. Giúp TĐC giữa cơ thể với môi trường
Câu7*. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
 - A - T- G - X - T- . Đoạn mạch đơn bổ sung là:
 A. - T - A - X - X- A- C. - T - T - X - G - A -
 B. - T - A - X - G - A - D. -T - A - X - G - T -
Câu8*. Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần . Số phân tử ADN tạo được ra sau quá trình nhân đôi là:
 A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu9**. Theo nguyên tắc bổ sung .Trường hợp nào sau đây là đúng:
 A. A + G = T + X C. A + X + T = T + G + A
 B. A = T ; G = X D. Cả A, B, C đúng.
Câu10**. Nếu gọi x là số lần nhân đôi của gen, thì số gen con được tạo ra sau quá trình nhân đôi là:
 A. 2x B. 2x C. x : 2 D. 2 : x 
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 9
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân
Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
 Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của:
 A. Phân tử Prôtêin C. Ribôxôm
 B. Phân tử ADN D. Phân tử ARN mẹ
Câu 2. Loại nuclêôtit có ở ARN mà không có ở ADN:
 A. Ađênin B. Timin C. Uraxin D. Guanin
Câu3. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
 A. t ARN B. mARN C. rARN D. Cả A, B, C đúng
Câu4. Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo Prôtêin là: 
 A. C, H, O, N, P C. C, H, O, N
 B. C, H, O, N, K, S D. C, H, N, P
Câu5. yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của Prôtêin :
 A. Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin.
 B. Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
 C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN.
 D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu6. Chức năng của Prôtêin:
 A. Là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất.
 B. Vận chuyển , cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
 C. Bảo vệ cơ thể D. Cả A, B, C, đều đúng 
Câu7*. Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là:
 A. Đại phân tử C. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
 B. Chỉ có cấu trúc 1 mạch D. Được tạo ra từ 4 loại đơn phân.
Câu8*. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của Prôtêin:
 A. Cấu trúc bậc 1. C. Cấu trúc bậc3. 
 B. Cấu trúc bậc 2. D. Cấu trúc bậc 4.
Câu9**. Một đoạn ARN có trình tự các nuclêôtit: - A - U - G - X - U - U - G - Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn đã tổng hợp ra đoạn ARN trên là:
 A. - T - A - X - G - A- A - X - C. - T - T - X - G - T- T - X -
 B. - T - A - G - X - A- A - X - D. - T - A - G - G - A- X - G - 
Câu10**. Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc :
 A. Cấu trúc bậc 1 C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 10
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân
Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
 Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. Gen và Prôtêin có mối quan hệ với nhau thông qua :
 A. mARN B. rARN C. tARN D. ADN
Câu2. Các loại Nuclêôtit ở mARN và tARN liên kết với nhau theo từng cặp:
 A. T - T ; G - X C. A - X ; G - T
 B. A - U ; G - X D. A - G ; X - U
Câu3. Sự tương quan về số lượng giữa axit amin và Nuclêôtit của mARN trong ribôxôm theo tỉ lệ:
 A. 3 : 1 B. 2 : 1 C. 1 : 3 D. 2: 2
Câu4. Cấu trúc qui định tính trạng là:
 A. Nhiễm sắc thể C. Phân tử ADN
 B. Gen trên ADN D. Prôtêin 
Câu5. Các Nuclêôtit giữa 2 mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng các liên kết:
 A. Oxi B. Hiđrô C. Nitơ D. Phốt pho
Câu6.Đường kính vòng xoắn của phân tử ADN là:
 A. 10A0 B. 20A0 C. 30A0 D.40A0
Câu7*. Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên:
 A. Khuôn mẫu của mARN C. Khuôn mẫu của ADN 
 B. Khuôn mẫu của rARN D. Khuôn mẫu của tARN 
Câu8*. Mỗi chu kì xoắn của phân tử ADN có chiều cao là:
 A. 0,34A0 B. 3,4A0 C. 34A0 D. 340A0
Câu9**. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ:
 A. mARN -> tARN -> Prôtêin -> Tính trạng
 B. mARN -> Prôtêin -> tARN -> Tính trạng
 C. Gen -> ARN -> Prôtêin -> Tính trạng
 D. Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng
Câu10**. Mỗi chu kì xoắn của phân tử ADN có chứa số cặp Nuclêôtit là:
 A. 10 B. 20 C. 30 D. 40
Đáp án tnkq sinh 9
Tuần
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
6
d
b
c
d
b
c
d
c
d
d
7
b
d
a
a
c
d
B
a
A
d
8
a
c
c
d
a
c
b
d
d
a
9
b
c
b
c
a
d
b
a
a
d
10
a
b
c
b
b
b
a
c
d
a

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh(T6-10).doc