Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh bảng A Môn: ngữ văn 9. (Thời gian 150 phút ) Tác giả: Ngô Thị Thanh Giang Địa chỉ : Trường THCS Đông Tân - huyện Đông Sơn. Phần I : Trắc nghiệm (9 điểm) Câu 1: a, Điền thông tin thích hợp vào chỗ trống ............... (1925 - 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Là cây bút chuyên về ............... và ............. Truyện ngắn ................ là kết quả của chuyến đi lên ............... trong mùa hè 1970 của tác giả . b, Dòng nào nói lên nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của truyện " Chiếc lá cuối cùng". A. Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sâu sắc. B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. C. Đảo ngược tình huống truyện. c, Nêu ngắn gọn chủ đề của truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long. d, Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào? " Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn." A. Tôi đi học B. Tức nước vỡ bờ C. Trong lòng mẹ D. Lão Hạc. Câu 2: a, Dòng nào sau đây là những tác phẩm sáng tác trong giai đoạn 1945-1975? Trong lòng mẹ , Lão Hạc, Tắt đèn , Làng. Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sapa, Bến quê Làng ,Chiếc lược ngà, Lặng lẽ SaPa, Những ngôi sao xa xôi . b, Các tác giả nào sáng tác chủ yếu ở thế kỷ XVIII.? A. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan . B. Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan , Đoàn Thị Điểm . C. Nguyễn Trãi , Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến . D. Nguyễn Du , Nguyễn Khuyến , Hồ Xuân Hương , Đoàn Thị Điểm . c, Văn bản " Bài học đầu tiên " trích từ tác phẩm nào? A. Những ngày thơ ấu ( Nguyên Hồng) B. Đất rừng phương Nam ( Đoàn Giỏi) C. Tắt đèn (Ngô Tất Tố) D. Dế mèn phưu lưu kí ( Tô Hoài) d, Trong tác phẩm sau , tác phẩm nào thuộc thể loại kí? A. Cây bút thần B. Lòng yêu nước C. Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục D. Chiếc lá cuối cùng. Câu 3: a, Nối tên tác phẩm (Văn bản) với tên thể loại tương ứng. Tác phẩm (Văn bản) 1. Qua đèo ngang 2. Sau phút chia ly 3. Nam Quốc Sơn Hà 4. Côn Sơn ca 5. Truyện Kiều Thể loại a, Tứ tuyệt b, Lục bát c, Song thất lục bát d, Thất ngôn bát cú e, Tự do b, Đánh dấu (X) vào các tác phẩm là các sáng tác của nhà thơ trong phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 - 1945). A. hai chữ nước nhà D. Nhớ Rừng B. Ông Đồ E. Khi con tu hú C. Sang Thu G. Quê hương c, Những bài thơ nào cùng viết về tình mẫu tử thiêng liêng bất tử ? A. Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, Con Cò ,Mây và Sóng, B. Nói với con, Con cò, Bếp lửa. C. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Tiếng gà trưa, Con cò. D. Tiếng gà trưa, Mây và Sóng, Con Cò. d, Trong chương trình THCS, em được học bao nhiêu bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 4. a, Điền thông tin thích hợp vào chỗ trống trong những đoạn văn sau. Bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải là ........ tha thiết ........ và ........với đất nước với cuộc đời ; Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được .......... cho đất nước ......... , góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của dân tộc. b, Chép lại chính xác khổ thơ cuối cùng trong bài thơ "ánh trăng " của Nguyễn Duy. c, Trong những bài thơ dưới đây , những bài thơ nào cùng viết về một đề tài? A. Đoàn thuyền đánh cá , Sang thu , Nói với con . B. Bếp lửa , Mùa xuân nho nhỏ, ánh trăng C. Đồng chí , Bếp lửa , Sang thu D4. Đồng chí , Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng. d,Câu thơ nào có tính triết lí đúc kết một quy luật cuộc sống? A.Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mai ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. ( R . Ta - Go). B. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. (Chính Hữu) C. Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con ( Chế Lan Viên) D. Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. (Viễn Phương) Câu 5: a, Nối thông tin ở cột (A) với thông tin ở cột (B) tương ứng . Cột A. 1. Bàn về vấn đề tệ nạn xã hội 2. bàn về giáo dục 3. bàn về quyền lợi con người 4. bàn về chiến tranh hoà bình 5. Bàn về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Cột B. a, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình b, Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em c, Động Phong nha d, Cổng trờng mở ra e, Ôn dịch thuốc lá b, Văn bản nào sau đây nói về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc. A.Bài toán dân số C. Phong cách Hồ Chí Minh B. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình D. Động Phong Nha c, Tác giả của văn bản " Ca Huế trên sông Hương " là ai? A. Võ Quảng C. Phạm Duy Tốn B. Hà ánh Minh D. Nguyễn Tuân d, Văn bản " Ôn dịch thuốc lá " Có sự kết hợp chặt chẽ của phương thức biểu đạt nào? A. Lập luận + thuyết minh B. Thuyết minh + Tự sự C. Tự sự + Biểu cảm D. Thuyết minh + biểu cảm Câu 6: a, Em hãy giải nghĩa từ " bay " trong các câu văn sau: 1. Lời nói gió bay ( Thành ngữ) 2. Ba vuông phấp phới cờ bay dọc (Tú Xương) 3. Mây nhởn nhơ bay Hôm nay trời đẹp lắm (Tố Hữu) 4. Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo (Tố Hữu) 5. Chối bay chối biến ( Thành Ngữ) b, Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ "bay" trong các câu văn trên ? c, Cho câu " Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa từ khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt " (Nguyễn Minh Châu). Trong câu văn trên xuất hiện những thành phần nào ? Khởi ngữ , chủ ngữ , vị ngữ , thành phần phụ chú Trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ , thành phần phụ chú Khởi ngữ , chủ ngữ , vị ngữ , thành phần tình tha d, Chuyển các câu sau đây thành câu có lời dẫn gián tiếp . 1. Nó lễ phép hỏi Nhĩ : " Bác cần nằm xuống phải không ạ?" 2. Một lát sau, không phải chỉ có ba đứa mà có cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên: - Chúng cháu chào bác ạ ! Câu 7 : a, Đoạn văn dưới đây có câu rút gọn hay không ? " Anh mệt lử. Và đau nhức. Ngồi lại nghỉ một chặng và chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống". ( Nguyễn Minh Châu - Bến Quê) A. Có B. Không b, Các câu trong đoạn văn chỉ liên kết với nhau về nội dung hoặc chỉ liên kết vớt nhau bằng hình thức . Điều đó đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai c, Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. d, Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ? A. Phăng phắc B. Vành vạnh C. Rưng rưng D. Thành phố Câu 8. a, Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao sau đây đề cập đến phương châm hội thoại nào : 1, Một câu nhịn là chín câu lành 2, Rượu lạt uống lắm cũng say Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm 3, Lúng búng như ngậm hột thị. 4, Ông nói gà, bà nói vịt. b, Đặt câu với một thành ngữ, tục ngữ trên. c, Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại thường là do: A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. C. Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó. D. Cả A , B , C d, Nêu một tình huống giao tiếp, mà người nói không tuân thủ phương châm về lượng. Câu 9: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương : (2) ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. (3) Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; Lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . (4) Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. (5) Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. (6) Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (7) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nuước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời . ( Chiếu đời đô - Lý Công Uẩn) a, Đoạn văn trên được trình bày theo kiểu gì? A. Qui nạp B. Diễn dịch C. Song hành b, Câu chủ đề là câu nào? c, Đoạn văn trên đã sử dụng phép luận nào? A. Phân tích B. Tổng hợp C. Tổng - phân - hợp d, Phép luận trên được dùng trong đoạn văn nhằm mục đích gì ? A. Trình bày sự thuận lợi của thành Đại La về các phương diện vị trí địa lí - địa thế B. Nêu lên sự cần thiết phải dời đô về thành Đại La C. Trình bày cách nhìn nhận và những suy nghĩ của tác giả về thành Đại La Phần II : Tự luận (11 Điểm) Câu 1 :(3 điểm)Viết đoạn văn (hoặc bài văn ngắn ) bình những câu thơ sau : " Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con" ( Con Cò - Chế Lan Viên ) Câu 2: ( 8 điểm ) Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn " Bến Quê" của Nguyễn Minh Châu để thấy rõ " một thức nhận đau đớn, sáng ngời của con người " ( Lời một nhà phê bình văn học ). Đáp án đề thi học sinh giỏi bảng a môn: Ngữ văn - lớp 9 Tác giả: Ngô Thị Thanh Giang Đơn vị: Trường THCS Đông Tân - huyện Đông Sơn Phần I: Trắc nghiệm : (9 điểm) Câu ý Nội dung kiến thức điểm 1 a b c d Nguyễn Thành Long, truyện ngắn, kí, Lặng lẽ SaPa, Lào Cai. C. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa pa "của Nguyễn Thành Long ca ngợi những con người lao động bình dị, lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước B. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 2 a b c d C. B. D. B. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 3 a b c d 1 Nối với d. 3 Nối với a 2 Nối với c 4, 5 Nối với b B. D. G. A. D. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 4 a b c d Tiếng lòng, yêu mến, gắn bó, cống hiến, mùa xuân nho nhỏ Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. D . C. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 5 a b c d 1 Nối đến e 3 Nối đến b 5 Nối đến c 2 Nối đến d 4 Nối đến a C. B. D. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 6 a c d bay 1 : Phai mất, biến mất bay 2 : Chuyển động theo làn gió bay 3 : Chuyển động trên không bay 4 : di chuyển rất nhanh bay 5 : Biểu thị hành động nhanh, dễ dàng Nghĩa gốc : "bay" trong câu thơ"mây nhởn nhơ bay" Nghĩa chuyển : bay 1 , 2, 4 , 5. B. 1. Nó hỏi Nhĩ một cách lễ phép xem Nhĩ có cần nằm xuống không. 2. Một lát sau, không phải chỉ có ba đứa mà có cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên và chúng đồng thanh chào Nhĩ rất to. 0.25 0,25đ 0.25đ 0.25đ 7 a b c d A. B. - Chó cắn áo rách ,mèo mả gà đồng D. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 8 a b c d 1 Phương châm lịch sự 2 Phương châm về chất 3 Phương châm cách thức 4 Phương châm quan hệ Đặt câu đúng D. Ví dụ : - én là một loài chim có hai cánh, biết bay - Trâu là một loài gia súc nuôi trong nhà. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 9 a b c d A. Câu 6 A. A. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Phần II : Tự luận - (11 Điểm) Câu 1 : 3 điểm a, Về hình thức: là văn bản, hay văn bản ngắn có bố cục hoàn chỉnh. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết đẹp, rõ ràng, không sai lỗi chính tả. ( 0.25đ) b,Về nội dung : - Nêu được xuất xứ của khổ thơ ( 0.25 đ) - Hình ảnh con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ ,lúc nào cũng ở bên con đến suốt đời . ( 0.25đ) - Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ " dù gần con, dù xa con" như láy đi láy lại cảm xúc yêu thương đang trào dâng trong tâm hồn mẹ ( 0.25 đ) - Dưới hình thức thơ tự do nhà thơ đã dựng lên cả một trời yêu thương bao la với không gian, thời gian không giới hạn : "lên rừng- xuống biển ; gần ...xa (0,25 đ) - Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn, sâu sắc. " Con dù lớn ....... theo con " ( 0,5điểm ) - Câu thơ giàu chất trí tuệ, chất triết lí. Nhưng không phải là triết lý thuần trí tuệ, mà là triết lý của trái tim. Thơ chế Lan Viên là sự thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ. Thơ ông dào dạt tình cảm mà vẫn lắng đọng triết lý cuộc sống. ( 0,5đ) - Liên hệ mở rộng với những câu thơ có cùng chủ đề của các tác giả khác để nâng cao, bình về hình tượng người mẹ, tình mẹ . -> " Con Cò" là những triết lý về cuộc đời và về tình yêu vĩnh cửu của người mẹ dành cho con - Người mẹ chính là tượng đài bất tử về con người ... ( 0.5 điểm) - Văn viết trong sáng, trôi chảy, cảm xúc chân thành ,có chất văn (0,25đ) Câu 2 : (8 điểm). A- Về hình thức : Là một văn bản hoàn chỉnh .Bố cục 3 phần .Các đoạn triển khai ý mạnh lạc .Chữ viết đẹp ,rõ ràng ,không sai lỗi chính tả ,đặt câu,hành văn trong sáng . ( 0,5 Điểm ) B- Nội dung: ( 7,5 điểm ) 1- Mở bài : (1 điểm ) - Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu - cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. - Bến quê là một tác phẩm có tính chất triết lí sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời của một con người . - Với việc sáng tạo hình tượng nhân vật “Nhĩ” đã giúp bạn đọc nhận ra triết lý sâu sắc ở đời , thấy rõ “ một thức nhận đau đớn, sáng ngời của con người ” 2- Thân bài : (5,5 điểm) - Triết lý trong “Bến quê” là một triết lý giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người . Nhân vật “Nhĩ” được đặt trong những tình huống đầy nghịch lý : Anh thường đi khắp nơi trên trái đất, cuộc đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. Cũng chính vào thời điểm ấy, “Nhĩ” phát hiện ra vùng đất bên kia sông - nơi bến quê quen thuộc - một vẽ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Đồng thời cho đến lúc nằm liệt giường anh nhận ra vẻ đẹp, sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của người vợ. Anh khao khát được đặt chân 1 lần lên Bến quê - cái miền đất gần gũi mà bây giờ đây trở nên xa lắc với Nhĩ. ( 0,5 Đ ) - Làm nổi bật “ Sự thức nhận đau đớn, sáng ngời "của Nhĩ qua : +Sự cảm nhận về thiên nhiên: Cảnh vật được cảm nhận bằng cái nhìn đầy tâm trạng: Sự thay đổi của sắc màu của những bông bằng lăng, của con sông Hồng, của bầu trời thu, của cái bãi bồi bên sông - gợi ra một không gian vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng . ( 0,5 Đ) + Cảm nhận về người vợ : Phát hiện ở Liên những tình cảm dịu dàng, sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng - Thể hiện một sự thấu hiểu, ân hận, lòng biết ơn sâu sắc nhưng cũng đã muộn màng. ( 1Đ ) + Cảm nhận về quê hương : Dải đất bồi bên kia sông Hồng thật đẹp, thật gần, nhưng anh đã lỡ hững hờ và không thể đặt chân tới . ( 1Đ ) + Cảm nhận về bản thân : Anh cảm thấy bất lực bởi cái chết đang cận kề . + Anh khát khao cháy bỏng được một lần đặt chân tới Bến quê - Anh gửi khát khao ấy vào thằng con trai - Nhưng người con trai lại không hiểu ý định ấy, sa vào đám cờ thế và để lỡ chuyến đò ngang trong ngày. Không biết rồi anh có đủ sức để chờ chuyến đò ngày mai nữa không?.. ( 1 Điểm ) - Từ hình ảnh người con trai Nhĩ, nhà văn đã nêu ra những triết lí, chiêm nghiệm về quy luật của đời người : “Con người ta trên đường đời thường khó tránh được những cái điều vòng vèo và chùng chình ” . ->Tác giả muốn thức tỉnh con người hãy mau dứt bỏ những cái “vòng vèo” , “chùng chình” không đáng có trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững . ( 1,5 Điểm ) 3. Kết bài : (1 điểm) - Đánh giá về nhân vật Nhĩ để thấy giá trị nhân văn của tác phẩm - Khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận. - Liên hệ bản thân Đề thi học sinh giỏi tỉnh Môn: Ngữ Văn - lớp 9 (Đề thi bảng A) Tác giả : Ngô Thị Thanh Giang Trường Trung học Cơ Sở Đông Tân
Tài liệu đính kèm: