Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Bảng A - Lê Thị Thanh Hương (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 01/04/2025 Lượt xem 26Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Bảng A - Lê Thị Thanh Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Bảng A - Lê Thị Thanh Hương (Có đáp án)
 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bảng a
Môn: Ngữ văn - lớp 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
	Tác giả: Lê Thị Thanh Hương
	Đơn vị : THCS Nguyễn Chích - huyện Đông Sơn.
I. Trắc nghiệm: (9 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
a/ Dòng nào chỉ ghi tên các văn bản tự sự Trung Đại
	A. Chuyện Người con gái Nam Xương, Bàn về đọc sách, Chuyện cũ
 trong Phủ chúa Trịnh.
	B. Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh, Truyện Kiều, Lặng lẽ Sa Pa.
	C. Những ngôi sao xa xôi, Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh.
	D. Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Truyện Người con gái Nam Xương, 
 Chuyện cũ trong Phủ Chúa Trịnh.
b/ Bổ sung thông tin phù hợp vào ô trống: 
TT
Tác phẩm (đoạn trích)
Tác giả
Năm sáng tác
1
Làng
2
Lặng lẽ Sa Pa
3
Chiếc lược ngà
4
Những ngôi xa xôi
c/ Chọn tổ hợp từ thích hợp nhất trong các tổ hợp từ sau (ông Hai làng chợ Dầu; Phương Định cô gái thanh niên xung phong, Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn) điền vào chỗ trống:
	Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những con người bình thường mà tiêu biểu là ..................................................................................................... qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
d/ Nhân vật nào gọi anh thanh niên là “Người cô độc nhất thế gian” 
A. Ông hoạ sĩ 	B. Cô kỹ sư	C. Bác lái xe
Câu 2: (1 điểm)
a/ Suy nghĩ sau đây của nhân vật nào ?
“Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được ” ?
	A. Cô kỹ sư 	B. Nhĩ 	
	C. Phương Định	D. Anh thanh niên làm khí tượng
b/ Nhận xét sau đây về truyện ngắn nào ?
“ Nghệ thuật truyện nổi bật ở sự miêu tả tinh tế nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật ”
	A. Làng 	B. Chiếc lược ngà
	C. Bến quê	D. Lặng lẽ Sa Pa
c/ Điền chính xác các thông tin về Nguyễn Minh Châu vào chỗ trống:
Nguyễn Minh Châu sinh năm ............. quê ở................................. ra nhập quân đội năm .............. trong kháng chiến chống Pháp và sau đó trở thành nhà văn tiêu biểu của nền văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
d/ Nhân vật nào là người “ Từng đi tới hầu không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ”
	A. Nhĩ 	B. Ông Hai
	C. Dượng Hương Thư	D. Anh thanh niên làm khí tượng
Câu 3: (1 điểm) Nối tên bài thơ (cột A) với thể loại thơ (cột B) cho phù hợp:
a/
A
B
 1- Đồng chí
 2- Đoàn thuyền đánh cá
 3- Mùa xuân nho nhỏ
 4- Viếng lăng Bác
 A. Tự do
 B. Bảy chữ
 C. Tám chữ
 D. Năm chữ
b/ Bài thơ nào dưới đây là dòng tâm sự của người lính cách mạng 
	A. Bếp lửa	B. Đồng chí
	C. ánh trăng 	D. Viếng lăng Bác
c/ Bài thơ không mang nét chung về nghệ thuật sử dụng sáng tạo bằng hình ảnh độc đáo.
	A. Đồng chí	B. Đoàn thuyền đánh cá
	C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính	D. Bếp lửa
d/ Hình tượng Con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là biểu tượng của ai.
	A. Người nông dân vất vả cực nhọc 	B. Người vợ đảm đang tần tảo
	C. Người mẹ lúc nào cũng bên con	D. Người phụ nữ nói chung
Câu 4: (1 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
	Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
	Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
	Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi
	Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ 
	Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi 
	Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
	(Ngữ văn 9 - Tập 1)
a/ Tác giả của đoạn thơ trên là ai ?
	A. Nguyễn Duy 	
	B. Nguyễn Khoa Điềm	
	C. Phạm Tiến Duật	
b/ Lời ru trong đoạn thơ trên là của ai ?
	A. Lời của tác giả	
	B. Lời của người mẹ	
	C. Lời của tác giả và lời của người mẹ	
c/ Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự cảm thông của tác giả trước nỗi vất vả của người mẹ. 
A. “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”
	B. “ Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ”
	C. “Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi”
d/ Từ “ lưng ” trong “ lưng núi ” (lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ) được dùng với nghĩa nào ? 
	A. Nghĩa gốc
	B. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
	C. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
Câu 5: (1 điểm) 
a/ Ai là tác giả của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
	A. Gác-xi-a-mác-két	C. Xi-át-tơn
	B. Lê Anh Trà	D. Nguyễn Khắc Viện
b/ Nối tên văn bản (cột A) với nội dung (cột B) cho phù hợp:
A
B
1- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử ; Động Phong Nha
A- Bảo vệ và giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh
2- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
B- Giữ gìn và bảo vệ phong tục dân tộc
3- Cổng trường mở ra ; Mẹ tôi ; Cuộc chia tay của những con búp bê
C- Bảo vệ đất đai quyền dân tộc
4- Ca Huế trên Sông Hương
C- Nhà trường và gia - đình
c/ Văn bản nhật dụng chỉ đề cập tới chức năng đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. Đúng hay sai?
	A. Đúng 	B. Sai
d/ Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là:
	A. Dùng nhiều ngôn ngữ trang trọng 	
	B. Dùng nhiều ngôn ngữ uyên bác
	C. Dùng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, dùng cách nói giản dị, trực tiếp dễ hiểu bằng cách sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ .
Câu 6: (1 điểm) Đoạn thơ:
“ Sống như sông như suối
lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc ”
	(Nói với con - Y Phương)
a/ Biện pháp tu từ nào không sử dụng trong đoạn thơ trên.
	A. Điệp từ 	B. So sánh
	C. ẩn dụ	D. Nhân Hoá
b/ Tổ hợp “lên thác xuống ghềnh” trong đoạn thơ được xếp vào loại nào ?
	A. Thành ngữ 	
	B. Tục ngữ
	D. Khẩu ngữ 
c/ Ghi tên biện pháp tu từ vào dưới các đoạn thơ sau: 
 	A. “Hài văn lần bước rặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao”
	 (Nguyễn Du)
 	Biện pháp.....................................................................
	B. 	“Long lanh đáy nước in trời.
	 Thành xây khói biếc non phơi bòng vàng”
	(Nguyễn Du)
	Biện pháp.......................................................................
	C. 	“Ngàn tầm gửi bóng tùng quân
	 Tuyết sương che trở cho thân cát đằng”
	(Nguyễn Du)
	Biện pháp.......................................................................
	D. 	“Gấm trăm cuốc, bạc nghìn cân
	 Tạ lòng để xứng báo ân gọi là”
	(Nguyễn Du)
	Biện pháp.......................................................................
d) “Một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là hiện tượng gì trong từ vựng.
	A. Đơn nghĩa
	B. Đồng nghĩa
	C. Đa nghĩa
Câu 7 (1đ):
a) Trong 2 cách viết sau đây (Nam Cao) đã chọn cách viết nào.
	A. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch và Lão cứ xa dần tôi.
	B. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và Lão cứ xa tôi dần dần
b) Chuyển câu chủ động sau thành 2 câu bị động.
	- Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê và đặt ở đầu gường tôi.
	 (Theo Khánh Hoài)
	...................................................................................................................
	...................................................................................................................	...................................................................................................................
c) Đoạn văn: " Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa ” . (Giáo trình TV 3 - ĐHSP)
	A. Có một câu đơn và 3 câu đặc biệt
	B. Có 4 câu đặc biệt
	C. Có 2 câu đơn và 2 câu đặc biệt
	D. Có 3 câu đơn và 1 câu đặc biệt.
d) Câu thơ nào không có thành phần hỏi đáp hoặc cảm thán.
	A. Mùa xuân ta xin hát - Câu Nam ai - Nam bình
	B. Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam.
	C. Ơi con chim chiền chiện - hót chi mà vang trời.
	D. Ôi con sông màu nâu - Ôi con sông màu biếc.
Câu 8 (1đ): Đọc đoạn thơ sau:
“ Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”
	(Tố Hứu - Việt Bắc)
a) Cách xưng hô Bác - Người - Ông Cụ giống nhau ở điểm nào?
	A. Chủ tịch với tư cách một công dân
	B. Thể hiện sự thành kính đối với Hồ Chủ Tịch.
	C. Cả hai yếu tố trên.
b) Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ trên (trả lời bằng cách nối các ô phù hợp với nghĩa của từng cách xưng hô).
Ông Cụ
Thành kính - Thiêng liêng cao quý
Người
Thành kính - thân thiết ruột thịt
Thành kính - bình dân mộc mạc
Bác
c) Câu: 	“Rượu lạt uống lắm cũng say
	Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
	- Khuyên chúng ta.
	A. Nói ngắn gọn rành mạch
	B. Khi nói năng biết tôn trọng người khác
	C. Trong giao tiếp nói vừa đủ nghe, đừng gây sự nhàm chán đối với 
 người khác.
d) Lời khuyên trên thuộc phương châm hội thoại.
	A. Phương châm quan hệ.
	B. Phương châm cách thức
	C. Phương châm lịch sự.
Câu 9 (1đ):
a) Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
	A. Để làm tư liệu cho bài văn nghị luận
	B. Để giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính của bài văn đó.
	C. Để giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp của văn bản đó.
	D. Cả A, B, C đều sai
b) Trong các văn bản dưới đây, văn bản nào không phải là văn bản thuyết minh.
	A. Động Phong Nha.
	B. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
	C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
	D. Ôn dịch thuốc lá.
c) Luận điểm của đoạn văn dưới đây là gì?
	“Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
 (Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
	A. Chúng ta cần ghi nhớ cônglao của các vị anh hùng dân tộc.
	B. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc.
	C. Tinh thần yêu nước trong lịch sử và trách nhiệm của chúng ta.
	D. Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...là 
 	 những con người tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
d) Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận có tác dụng như thế nào?
	A. Làm cho bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm 
 	 hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
	B. Làm cho bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ sâu sắc hơn.
	C. Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lý.
	D. Làm cho bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn
II- Tự luận: (11 điểm)
Câu 1: (3 điểm): Viết đoạn văn phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ đầu bài thơ 
“ Sang thu ” - (Hữu Thỉnh)
Câu 2: (8 điểm): Sức thuyết phục của văn chính luận (Nguyễn Trãi) là ở chỗ kết hợp lý lẽ và thực tế. Qua đoạn trích “ Nước Đại Việt ta ”, hãy chứng minh.
 Đáp án đề thi Học sinh giỏi tỉnh bảng a
 môn: Ngữ văn - lớp 9
Tác giả: Lê Thị Thanh Hương
	Đơn vị : THCS Nguyễn Chích - huyện Đông Sơn
Câu
Nội dung
Điểm
I
Câu 1
Phần I: trắc nghiệm (9 điểm)
a) D 
b) “Làng” Kim Lân (sáng tác 1948)
 Lặng lẽ Sa pa - Nguyễn Thành Long (st. 1970)
 “Chiến lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng (st 1966)
 “Những ngôi sao xa xôi ” - Lê Minh Khuê (st 1971)
c) Điền tổ hợp từ (Anh thanh niên làm công tác khí 
tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn.
d) C
0,25
0,25 
0,25
0,25
Câu 2
a) D
b) C
c) Điền thứ tự :1930, Quỳnh Lưu - Nghệ An, 1950
d) A
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
a) Đồng chí - Tự do, Đoàn thuyền đánh cá - 7 chữ, mùa xuân nho nhỏ - 5 chữ, viếng lăng Bác - 8 chữ.
b) C
c) A
d) D
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
a) B
b) A
c) D
d) C
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
a) A
b) nối 1 - A; 2 - C, 3 - D, 4-B
c) A
d) C
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
a) A
b) B
c) A So sánh, B Nhân hoá, C Nói quá, D Hoán dụ.
d) C
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
a) B
b) Con dao díp được em buộc vào lưng con búp bê và đặt ở đầu giường tôi.
 Con dao díp buộc vào lưng con búp bê và đặt ở đầu giường tôi.
c) A
d) A
 0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
a) C
b) Bác thành kính - thân thiết ruột thịt.
 Người thành kính - thiêng liêng cao quí
Ông Cụ : Thành kính - Bình dân, mộc mạc.
c) C
d) B
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9 1 đ
a) B
b) C
c) C
d) A
0,25
0,25
0,25
0,25
II
Câu 1 3 đ
Câu 2 8 đ
Phần II : Tự luận (11 điểm)
 Đúng yêu cầu một đoạn văn diễn đạt trong sáng không mắc lỗi về câu từ.
Phân tích được các ý:
+ Cảm nhận tinh tế vào mùa thu qua hương ổi phả trong làn gió se. Qua làn sương đầu thu giăng giăng nhẹ nhàng chầm chậm khắp đường thôn ngõ xóm.
+ Từ ngữ hình ảnh gợi tả tạo nên giao mùa bâng khuâng xúc động.
Đúng thể loại nghị luận, luận điểm luận cứ rõ ràng, văn viết trong sáng, lưu loát không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Giới thiệu được tác phẩm, luận đề.
Nêu được nội dung chính của đoạn trích: Tư tưởng, nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền của dân tộc.
+ Chứng minh tư tưởng nhân nghĩa trên được nêu lên bằng 1 lý lẽ mới mẻ giàu sức thuyết phục.
+ Chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt được khẳng định bằng 1 chân lý chặt chẽ thể hiện bằng một quan điểm sâu sắc và toàn diện. Quốc gia dân tộc, tràn đầy niềm tin tự hào dân tộc.
+ Dùng những dẫn chứng thực tế lịch sử và xác đáng để khẳng định chân lý của chính nghĩa.
- Đánh giá được ý nghĩa của toàn đoạn văn.
1điểm
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
2 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_ngu_van_lop_9_bang_a_le_t.doc