Đê kiểm tra khảo sát chât lượng đầu năm năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 9

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1095Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đê kiểm tra khảo sát chât lượng đầu năm năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đê kiểm tra khảo sát chât lượng đầu năm năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 9
ĐÊ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn : Ngữ Văn 9
( Thời gian làm bài : 60 phút)
ĐỀ BÀI
I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
Câu 1: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là:
A. Nét mặt.	B. Điệu bộ.	C. Cử chỉ.	D. Ngôn từ.	
Câu 2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài “Nhớ rừng” muốn thể hiện điều gì?
 A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son. B. Khát vọng tự do mãnh liệt.
 C. Tình yêu nước nồng nàn. 	 D. Khát vọng làm chủ thế giới. 
Câu 3: Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Nói nhăng nói cuội	B. Ăn đơm nói đặt	
C. Đánh trống lảng	 D. Ăn không nói có
Câu 4: Vấn đề được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?
A. Phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Phần tự luận: ( 8 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau: Rồi hắn quay sang bảo người nhà Lý trưởng: “ Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia” 
 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
 Cho biết lời dẫn trong đoạn trích trên là lồ nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp, xác định dấu hiệu nhận biết?
Câu 2 ( 6 điểm): Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên một số bạn học sinh chưa hiểu rõ, em hãy giải thích để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta. 
Hết
Họ và tên học sinh:..........................................................., số báo danh:.............
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học : 2014 - 2015
I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 2 điểm)
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: A,B
II. Phần tự luận: ( 8 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo các ý sau:
Lời dẫn: “ Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia”là lời nói của nhân vật (0,5 điểm)
Là lời dẫn trực tiếp (0,5 điểm)
Dấu hiệu nhận biết: Được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (1,0 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm):
A. Yêu cầu chung:
- Thể loại: Văn Nghị luận 
- Nội dung: 
+ Làm rõ : "Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
+ Biết trọng thầy là đạo lý ở đời.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài : ( 0,5 điểm)
- Dẫn dắt.
- Khái quát nội dung câu tục ngữ “Tôn sư trọng đạo”.
- Dẫn trích câu tục ngữ.
2. Thân bài : ( 5,0 điểm)
a. Giải thích câu tục ngữ : ( 2,0 điểm)
- “Sư” nghĩa là thầy - “Tôn sư” nghĩa là tôn trọng thầy.
- “Đạo” là đạo đức, lẽ phải.
- “Trọng đạo” là coi trọng đạo đức làm người.
- Nghĩa bao trùm: Người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, quý trọng thầy. ( 2,0 điểm)
b. Tại sao phải tôn sư trọng đạo (tại sao phải biết ơn và quý trọng thầy).
- Vì không có thầy thì không có hiểu biết về tri thức “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Một chữ cũng do thầy mà nửa chữ cũng do thầy “Không thầy đố mày làm nên”- không có thầy không có sự nghiệp, không có công danh
- Người thầy ngoài việc cung cấp kiến thức văn hoá còn giáo dục đạo đức, lễ nghĩađạo làm người. Có thể so sánh công lao thầy cô sánh với công ơn của cha mẹ.
c. Tình cảm, thái độ với thầy cô như thế nào ? ( 0,5 điểm)
- Tôn trọng, biết ơn, nghe lời.
- Một số biểu hiện sai trái trong xã hội hiện nay.
3. Kết bài : ( 0,5 điểm)
- Khẳng định vai trò của ngưởi thầy trong thời đại hiện nay.
- Câu tục ngữ không chỉ đúng với thời xưa, thời nay mà còn là chân lý của mọi thời đại.
Ghi chú: Trong quá trình chấm bài làm của học sinh, giáo viên vận dụng linh hoạt đáp án, nghiên cứu kỹ bài làm của học sinh. Học sinh có thể giải theo cách khác đáp án mà đúng vẫn cho điểm. 
Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng được các yêu cầu trên, hiểu đề sâu sắc, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung, hình thức diễn đạt lưu loát. Trình bày diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng, chữ viết đẹp, sạch sẽ; lời văn trong sáng,có cảm xúc, sáng tạo. 
Điểm 3 - 4: Hiểu đề, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Trình bày diễn đạt tương đối tốt, bố cục bài văn rõ ràng, trình bày sạch sẽ. Bài làm có cảm xúc nhưng đôi chỗ còn chưa sáng tạo, chưa sinh động, còn mắc một, hai lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. 
Điểm 2 - 3: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng yêu cầu đề bài chưa tốt, có thể hiện nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man. Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, bài viết sơ sài, diễn đạt chưa tốt, không hoàn chỉnh, mắc nhiều lỗi.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KS_VAN_9_TS.doc