Đề thi chọn học sinh giỏi Thành phố môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hà Nội

pdf 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Thành phố môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Thành phố môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hà Nội
2 
KI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỔ LỚP 12 
THPT NĂM HOC 2016 – 2017 
Môn thi: HÓA HỌC Ngày thi: 14/9/2016 
Thời gian làm bài: 180phút (Đề thi gồm 02 
trang) 
Câu I (3,0 điểm) 
1/ Phân tử A có công thức X4YnZm (với n + m = 5). Tống so các hạt mang điện trong một phân 
tử A là 84. Trong phân tử A, nguyên tố X có số hiệu nguyên tử nhỏ nhất, X là phi kim; nguyên 
tố z liền sau nguyên tổ Y trong cùng một chu kY. 
a) Xác định số hiệu nguyên từ của X, Y, z và tìm công thức phân tử của A. 
b) Cho biết ứng dụng của chất A trong thực tiễn. Viết phương trình hóa học điều chế chất A 
từ hai muối tưOng ứng. 
2/ Phản ứng thuận nghịch ở pha khí: 2SO2 + O2 ⇔2SO3 được thực hiện trong bình A thể tích 
không đổi là 3,0 lít. 
a) Nếu cho vào bình A một hỗn hợp gồm 0,2 mol SO3 và 0,15 mol SO2. Khi cân bằng hóa 
học được thiết Ịập tại 25°c và áp suất chùng của hệ là 3,2 atm. Tính thành phần phần trăm theo 
thể tích của oxi trong hỗn hợp ở trạng thái cân bằng. 
b) Cũng ở 25°c, nếu chi cho vào bình A một lượng khí SO3. Ở trạng thái cân bằng, thấy có 
0,105 mol O2. Tính hàm lượng SO3 bị phân hủy, xảc định thành phần phần trăm theo the tích 
mỗi khí ở trạng thái cân bằng và tính áp suẩt chung của hệ. 
3/ Khi cắm hoa tươi, để hoa được tươi lâu hơn ta thêm một sợi dây đồng đã cạo sạch vào trong 
nước của bình cắm hoa. Hãy giải thích cách làm trên. 
Câu II (3,0 điểm) 
1/ Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp gồm 6 hiđrocacbon A, B, D, E, F, G có cụng công 
thức phân tử (đều là chất khí. ở điều kiện thường). Đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết 
vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2, sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và thấy khối 
lượng dung dịch giảm 24,52 gam so với dung dịch trước phản ứng. Khi cho từng chất vào 
dung dịch Br2 trong CCl4 (không có chiếu sáng) thì thấy A, B, D, E tác dụng rất nhanh, F tác 
dụng chậm hơn, G hầu như không tác dụng. B và D là những đồng phân hình học. Khi cho A, 
B hoặc D tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) đều cho cùng một sản phẩm. Biết chất B có nhiệt độ 
sôi cao hơn chất D. Xác định công thức cấu tạo các chất A, B, D, E, F, G. 
2/ Khi điều chế khí etilen bằng cách đun nóng ở 170°c hỗn hợp C2H5OH và H2SO4 đậm đặc, 
nếu cho sản phẩm khí đi qua dung dịch KMnO4 ta không thấy có ket tủa MnO2 như khi cho 
khí etilen tinh khiết qua dung dịch KMnO4. 
a) Giải thích hiện tượng đã nêu trên. 
b) Để loại bỏ được tạp chất gây nên hiện tượng trên trong thành phần sản phẩm khí thu 
được có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau đây: KMnO4, KOH, Br2, Na2CO3, 
BaCl2. Viết phương trinh hóa học minh họa. 
Câu III (4,0 điểm) 
1/ Hoàn thành và cân bằng các phương trình hóa học sau đây theo phương pháp thăng bằng 
electron. 
a) Cu2FeS3 + HNO3  CuSO4 + Cu(NO3)2 + Fe2(SO4)3 + N2O + ... 
b) FeCl2 + PbO2 + H2SO4  ...........+... 
c) MnO(OH)2 + H2O2 + H2SO4 --> MnSO4 +... + ... 
d) KMnO4 + Na2SO3 + KOH —> .................. 
e) CuO +... --> N2+...+... 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HANOI 
ĐÈ CHÍNH THỨC 
2 
2/ Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa H2SO4 (loãng) 
và 0,045 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam hỗn hợp muối suníat trung hòa 
(không chứa ion Fe3+) và 6,08 gam hỗn hợp khí z (gồm N2, NO, CO2 và 0,02 mol H2). Cho dung 
dịch Y tác dụng vừa đủ với 865 ml dung dịch NaOH 1M thu được 31,72 gam chất kết tủa. Mặt 
khác, cho lượng dung dịch BaCl2 vừa đủ vào dung dịch Y, rồi thêm tiếp lượng dư dung dịch. 
AgNO3 thu được tổng lượng kểt tủa là 256,04 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng 
mỗi chát trong hỗn hợp X. 
Câu IV (4,0 điểm) 
1/ Oxi hỏa một ancol X đơn chức bậc 1 bằng CuO ở nhiệt độ cao thu được hỗn họp khí Y gồm 
anđehit, hơi nước và ancol dư. Chia hỗn hợp Y thành ba phần bằng nhau: phần 1 đem hóa lòng 
rồi cho phản ứng với Na dư được 0,25 mol H2; phần 2 cho tác dụng với dung dịch [Ag(NH3)2]OH 
dư được 64,8 gam Ag; khi dốt cháy hoàn toàn phần 3 thu dược 1,5 mol CO2 và 1,5 mol H2O. 
Tính hiệu suất oxi hóa ancol X xác định công thức cấu tạo và gọi tên ancol X. 
2/ Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, đều mạch hở, tạo thành từ cùng một ancol B với 3 axit hữu 
cơ, trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no, cấu tạo mạch cacbon 
không phân nhánh và chứa một liên kết đôi. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam hỗn họp A bằng 
dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và p gam ancol B. Cho p gam ancol B đó vào bình 
đựng natri dư, sau phản ứng thu được 2,24 lit H2 (đktc) và khối lượng binh đựng natri tăng 6,2 
gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A, thu được 13,44 lít H2 (đktc) và 9,9 gam 
H2O. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của mỗi este trong hỗn hợp A và tìm giá trị của m 
Câu V (3,0 điểm) 
1/ Hòa tan hết 28,4 gam hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba và BaO vào nước thu được 500 ml dung dịch 
Y chứa 0,15 mol Ba(OH)2 và 2,24 lít H2 (đktc). Dẫn 7,84 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu 
được m gam chất kết tủa và dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìmm giá trị m và tính 
nồng độ mol/lit của chất tan có trong dung dịch Z (coi thể tích dung dịch không thay đổi). 
2/ Đổt cháy hết 4,96 gam đơn chất X (là chất rắn màu đỏ) trong clo thu được 29,1gam hỗn hợp Y 
gồm 2 chẩt rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y vào nước thu được dung dịch Z (chứa 3 chit tan). 
Lấy 1/2 lượng dung dịch Z đem tác dụng 600 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn phần dung dịch 
sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Viết phương trình hóa học của các phản úng xảy ra 
và tỉm giá trị của m. 
Câu VI (3,0 điểm) 
1/ X và Y là 2 axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (Mx < My). Trộn X và Y 
theo tì lệ mol 1:1 thu được hỗn hợp A. Ancol Z no, mạch hở và có sỗ nguyên tử cacbon bằng số 
nguyên tử cacbon trong phân tử X. Trộn Z vào hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Để đốt cháy hoàn 
toàn 0,34 mol hỗn hợp B cần vừa đù 1,42 mol oxi và phản ứng tạo thành 53,312 lít (273°c và 2 
atm) hỗn họp gồm CO2 và hơi nước có tổng khối lượng là 72,48 gam. 
a) Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z. 
b) Tính khối lượng este tạò thành khi đun 0,34 mol hỗn hợp B với xúc tác H2SO4 đặc, biết 
hiệu suất phản ứng este hóa là 75%, các este tạo thành đều thuần chức và có só mol bằng nhau. 
2/ Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn họp X gồm Al và FexOy trong điều kiện không 
có oxi, thu được hỗn họp chất rắn B. Cho toàn bộ B tác dụng với dung dịch NaOH dư được dung 
dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2 (đktc). Tách lấy phần không tan D cho tác dụng hết 
với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch E chỉ chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít 
khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cho từ từ dung dịch HCl vào phần dung dịch C đến khi 
thu được lượng kết tủa lớn nhất, rồi lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 5,1 
gam chất rắn. Tìm công thức của oxit sắt trong hỗn hợp X. 
 Cho:H= 1;C = 12;N = 14;O= 16;Na=23; P = 31 ;S = 32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe = 56; Cu = 
64; Br=80; Ag = 108; I = 127; Ba 1137. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thanh_pho_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_h.pdf