UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS Môn Sinh học 1. Yêu cầu chung: - Giới hạn chương trình: Theo khung phân phối chương trình Sinh học 9 tính đến trước thời điểm thi 01 tuần (dự kiến ngày thi 25/3/) - Không ra đề vào nội dung giảm tải. ` - Đề thi đảm bảo chính xác, khoa học, phân hóa được trình độ học sinh, chọn được học sinh có năng khiếu. - Không sao chép y nguyên những câu hỏi, đề thi đã đã có ở bất cứ đâu. - Thời gian làm bài: 150 phút - Quy định về đề thi, hướng dẫn chấm, thể thức văn bản, kí hiệu mã đề, cách ghi tên file, nộp đề và các quy định khác: Xem trong công văn hướng dẫn triển khai xây dựng ngân hàng đề. 2. Cấu trúc đề thi. Đề thi gồm 06 câu. Mỗi câu hỏi không quá 2 điểm: STT Nội dung Dạng câu hỏi Điểm Ghi chú 1 Chương I - Các thí nghiệm của Menđen Lý thuyết Bài tập 2 điểm 2 Chương II - Nhiễm sắc thể Lý thuyết Bài tập 1,5 điểm 3 Chương III - ADN và gen Lý thuyết Bài tập 1,5 điểm 4 Chương IV - Biến dị Lý thuyết Bài tập 2 điểm 5 Chương V - (Di truyền học người) + Chương 6 (Ứng dụng di truyền học) Lý thuyết Bài tập 1,5 điểm 6 Sinh vật và môi trường (Chương 1 - Sinh vật và môi trường; Chương 2 - Hệ sinh thái) Lý thuyết Bài tập 1,5 điểm * Lưu ý: - Đề ra theo hình thức tự luận gồm 6 câu theo thứ tự như bảng trên (không có câu hỏi trắc nghiệm) - Điểm lý thuyết và bài tập tương đương nhau (50% lý thuyết - 50% bài tập. Nếu điểm lý thuyết của chương này nhiều thì sẽ bớt đi ở chương khác). - Hạn chế ra câu hỏi nhận biết (Nếu có ra ví dụ như khái niệm thì điểm là 0,25đ) - Các cấp độ tư duy: (Trong 1 câu nên có các cấp độ tư duy khác nhau từ dễ đến khó) + Nhận biết 1 điểm;Thông hiểu 2 điểm; Vận dung cấp thấp 4 điểm; Vận dụng cấp cao 3 điểm. Hải Dương, ngày 26 tháng 12 năm 2016 KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Đã ký Nguyễn Thị Hiền SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ GIỚI THIỆU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 06 câu trong 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) 1) Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên cơ sở quy luật nào của Menđen? Vận dụng định luật đó để giải thích kết quả phép lai phân tích đối với 1 cặp tính trạng? 2) Thực hiện phép lai P : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội hoàn toàn. Ở thế hệ lai F1, hãy xác định: số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ, tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội và một tính trạng lặn. Câu 2 (1.5 điểm) 1) Đối với những loài sinh sản hữu tính, những quá trình sinh học nào xảy ra ở cấp độ tế bào đảm bảo con cái sinh ra giống bố mẹ? Trình bày ý nghĩa của các quá trình sinh học đó. 2) Một tế bào mầm của một loài động vật đã nguyên phân 3 lần liên tiếp trước khi giảm phân để hình thành tinh trùng. Trong các tinh trùng tạo ra từ tế bào mầm nói trên thấy có 608 NST. Các quá trình phân bào diễn ra bình thường. Xác định bộ NST 2n của loài động vật nói trên. Câu 3 (1.5 điểm) 1) Theo em ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? 2) Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribônuclêôtit là A : U : G : X = 2 : 3 : 4 : 6 a. Tìm tỉ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn gen và của gen. b. Nếu trong phân tử mARN có số ribônuclêôtit loại A là 150 thì số nuclêôtit mỗi loại của gen là bao nhiêu? Câu 4 (2.0 điểm) 1) Kể tên các loại biến dị không làm thay cấu trúc phân tử và số lượng NST. Nêu sự khác nhau giữa các loại biến dị đó. 2) Làm thế nào để nhận biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật? 3) Giả sử một gen bị đột biến làm gen ngắn bớt đi 6,8 Ǻ (Ăngxtơrông) và mất đi 5 liên kết Hiđrô. Hãy chỉ rõ đây là dạng đột biến gen gì? Câu 5 (1.5 điểm) 1) Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ liên tiếp có thể dẫn đến thoái hóa? 2) Ở quần thể ngô thế hệ xuất phát 100% dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ phấn bắt buộc qua 5 thế hệ liên tiếp thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F5 là bao nhiêu? (Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường, phân ly độc lập với nhau) Câu 6 (1.5 điểm) 1) Quần xã sinh vật là gì? Giữa các loài sinh vật trong quần xã có thể có những mối quan hệ sinh thái nào? 2) Cho biết đặc điểm sinh thái của các loài cá nuôi ở ao nước ngọt: Mè trắng ăn thực vật nổi, thường sống ở tầng mặt. Mè hoa ăn động vật nổi, thường sống ở tầng mặt. Trắm cỏ ăn thực vật thuỷ sinh, thường sống ở tầng mặt và tầng giữa. Trắm đen ăn thân mềm, thường sống ở tầng đáy. Cá chép ăn tạp, thường sống ở tầng đáy. Trên cơ sở những hiểu biết về sinh thái, em hãy cho biết người ta có thể nuôi tất cả các loại cá trên trong một ao được không? Giải thích. Trong chăn nuôi, người ta thường sử dụng những biện pháp gì để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật? ---------------------------Hết--------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Môn: SINH HỌC LỚP 9 Câu 1 (2,0 điểm) 1. - Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên quy luật phân li của Menđen. - Giải thích: Kết quả phép lai phân tích được giải thích bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. + Ở kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền AA ở (P) hoa đỏ cho một loại giao tử A. Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) hoa trắng cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra một tổ hợp Aa. Do đó kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ (HS có thể giải thích dưới dạng sơ đồ lai, nếu đúng vẫn cho 0,25 điểm). + Ở kết quả phép lai cho 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở (P) hoa đỏ cho hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) hoa trắng cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra hai loại tổ hợp với tỉ lệ 50%Aa: 50% aa. Do đó kết quả phép lai cho 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng (HS có thể giải thích dưới dạng sơ đồ lai, nếu đúng vẫn cho 0,25 điểm) 0,25 0,25 0,25 0.25 2) Số loại kiểu gen là : 34 = 81 ................................................... - Số loại kiểu hình là : 24 = 16 ................................................... - Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1: 1 - (3/4)4 = 175/256 ............ - Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn: [(3/4)3x(1/4)]x4 = 27/64 ............................................................ 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (1.5 điểm) 1. * Những quá trình sinh học: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh * Ý nghĩa của các quá trình sinh học: - Quá trình nguyên phân: Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính - Quá trình giảm phân: Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp - Quá trình thụ tinh: Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp 2. Xác định bộ NST 2n của loài: Một tế bào mầm nguyên phân 3 lần tạo ra: 23= 8 Số tinh trùng tạo ra sau giảm phân: 8×4= 32 Bộ NST đơn bội ở tinh trùng: 608:32= 19 Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n=19 x 2=38 0,25 0,25 0,25 0,25 0.25 0,25 Câu 3 (1.5 điểm) 1) Nguyên tắc tổng hợp ARN. - Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch ARN được tổng hợp dựa trên mạch gốc của gen - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit trên mạch gốc của gen liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A trên mạch gốc liên kết với U trong môi trường nội bào, T trên mạch gốc liên kết với A trong môi trường nội bào, X trên mạch gốc liên kết với G trong môi trường nội bào và ngược lại 2) a. Tìm tỉ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn gen và của gen. mARN có tỉ lệ các loại ribônu là A : U : G : X = 2 : 3 : 4 : 6 Tỉ lệ phần trăm mỗi loại ribônu và nu của mARN, mạch đơn và của gen là: Am% = g T1% = 13,33% g A2% = 13,33% Um% = 20% g A1% = 20% g T2% = 20% A% = T% = Gm% = 26,67% g X1% = 26,67% g G2% = 26,67% Xm% = 40% g G1% = 40% g X2% = 40% G% = X% = b.Nếu trong phân tử mARN có số ribônuclêôtit loại A là 150 thì số nuclêôtit mỗi loại của gen là bao nhiêu ? Am = 150 (ribonu) g T1 = A2 = 150 (nu) Um = = 225 (ribônu) g A1 = T2 = 225 (nu) Gm = 2Am = 300 (ribônu) g X1 = G2 = 300 (nu) Xm = 3Am = 450 (ribônu) g G1 = X2 = 450 (nu) A = T = 150 + 225 = 375 (nu) G = X = 300 + 450 = 750 (nu) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (2.0 điểm) 1) Biến dị không làm thay đổi vật chất di truyền là thường biến và biến dị tổ hợp. 0.25 * Sự khác nhau giữa thường biến và biến dị tổ hợp - Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, xuất hiện trong suốt quá trình phát triển của cá thể, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - Là những biến đổi kiểu hình do sự sắp xếp lại vật chất di truyền, chỉ xuất hiện trong sinh sản hữu tính. chịu ảnh hưởng gián tiếp của điều kiện sống. 0.25 - Xảy ra đồng loạt theo hướng xác định ở từng nhóm cá thể. Không di truyền được. - Xảy ra ngẫu nhiên, riêng lẻ ở từng cá thể. Di truyền cho thế hệ sau. 0.25 - Không làm nguyên liệu cho tiến hóa, giúp sinh vật thích ứng với môi trường. Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. 0.25 2) Cách nhận biết 1 biến dị là thường biến hay đột biến: Thường biến mang tính chất đồng loạt, định hướng, có lợi, không di truyền còn đột biến mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc có hại, di truyền - Các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Khi xuất hiện nó phá vỡ tính thống nhất, hài hoà vốn có trong kiểu gen của sinh vật à gây ra rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin và sự biểu hiện kiểu hình ở sinh vật 0.25 0.25 3) Đột biến làm gen bị ngắn đi => đây là đột biến mất cặp Nuclêôtit Số cặp Nuclêôtit bị mất là: 6,8 : 3,4 = 2 cặp = 4 (Nuclêôtit) Ta có : => Vậy đột biến trên là đột biến mất 1 cặp A – T và 1 cặp G – X 0.25 0.25 Câu 5 (1.5 điểm) 1) Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. - Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai được giải thích như sau: + Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội qui định. + Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện 1 số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm có lợi. - Tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ dẫn đến tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp lặn biểu hiện thành tính trạng gây hại cho sinh vật. 2) Tỷ lệ cây dị hợp 1 cặp gen ở đời F5 = (1/2)5 = 1/32 - Tỷ lệ cây dị hợp về 2 cặp gen ở đời F5 = 1/32.1/32 = 1/1024. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 6 (1.5 điểm) 1) Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. (HS trình bày như SGK sinh học 9 vẫn được điểm tối đa) - Mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã: + Quan hệ cùng loài: Hỗ trợ, cạnh tranh + Quan hệ khác loài: - Hỗ trợ (Cộng sinh, hội sinh, hợp tác) - Đối địch (Cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm) 2) Có thể nuôi các loài cá trên trong 1 ao vì: - Các loài trên có sự thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau, các loài sống ở các tầng nước khác nhau. - Nhu cầu về thức ăn của các loài cá trên khác nhau => không diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về thức ăn. - Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông nhu cầu về thức ăn, nơi ở trở nên thiếu hụt, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp với vệ sinh môi trường sạch sẽ tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25
Tài liệu đính kèm: