Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phổ Khánh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1276Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phổ Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phổ Khánh
 PHÒNG GD-ĐT ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG THCS PHỔ KHÁNH
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Sinh học
 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao, nhận đề)
Câu I: (4,5 điểm)
1. Nêu nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. 
2. Tại sao kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
3. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? 
Câu II: (4,5 điểm)
1. Ở thỏ, tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Cho thỏ đực lông đen lai với một thỏ cái chưa biết kiểu hình, thu được F1 toàn thỏ lông đen. Xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của thỏ cái nói trên. Viết sơ đồ lai minh họa.
2. Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, AB, O có 3alen là IA, IB, IO trong đó alen IA, IB trội hoàn toàn so với alen IO; người có kiểu gen IAIB có nhóm máu AB. 
a. Bố thuộc nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu B thì con sinh ra có nhóm máu gì? 
b. Để con có nhóm máu AB thì bố mẹ phải có nhóm máu gì (không cần viết SĐL)?
Câu III: (3 điểm)
1. Giải thích tại sao bố mẹ thuần chủng thì đời con đồng tính? 
2. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (do gen A quy định) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (do gen a quy định). Một bạn nói rằng: “Khi cho thụ phấn giữa 2 cây thân cao đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ trung bình ở đời con luôn luôn xấp xỉ 3 cao : 1 thấp”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
3. Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập và cho biết ý nghĩa của quy luật đó. 
Câu IV: (3,5 điểm) 
Ở bắp, hạt màu vàng là trội so với hạt màu trắng. Tính trạng màu hạt do một cặp gen qui định.
1. Cho lai bắp hạt vàng không thuần chủng với nhau, F1 thu được 4000 hạt bắp các loại. Tính số lượng mỗi loại hạt bắp thu được ở F1.
2. Làm thế nào để xác định được bắp hạt vàng thuần chủng? 
Câu V: (4,5 điểm) 
Đem lai giữa cặp bố mẹ cây quả to, vị chua với cây quả nhỏ, vị ngọt thu được F1: 100% cây quả to, vị ngọt. Tiếp tục cho F1 lai với cây I, đời F2 thu được:
123 cây quả to, vị ngọt
121 cây quả to, vị chua
39 cây quả nhỏ, vị ngọt
42 cây quả nhỏ, vị chua
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng
1. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên.
2. Xác định kiểu gen của P, F1 và cây I. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
3. Muốn đời F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì kiểu gen của P có thể như thế nào?
	---------Hết--------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017
Câu I: (4,5đ)
1. - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. (1đ)
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.(0,5đ)
2. Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc. (1đ)
3. Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là: (1đ)
	+100% các thể mang tính trạng trội thì cá thể có kiểu gen đồng hợp trội.(0,5đ)
	+ 1 trội: 1 lặn thì các thể có kiểu gen dị hợp.(0,5đ)
Câu II: (4,5đ)
F1 thu được toàn thỏ lông đen, tính trạng lông đen là trội so với lông trắng.(0,5đ)
 Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai, như vậy thỏ cái có lông đen kiểu gen aa. (0,5đ)
P: AA x aa
GP: A a
F1: Aa (100% thỏ lông đen) (1đ)
2. 
a. P: Io Io x IB IB hoặc P: Io Io x IB Io
 GP: Io IB Io IB , Io
F1 : IB Io IB Io : Io Io 
 100% máu B (1đ) 50% máu B; 50% máu O (1đ)
b. Để con có nhóm máu AB bố mẹ có nhóm máu A hoặc B và ngược lại. Kiểu gen của bố mẹ là IB IO , IA Io . (0,5đ)
Câu III: (3đ)
1. Theo Menđen mỗi tính trạng do một nhân tố di truyền qui định mà trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Bố mẹ thuần chủng có kiểu gen là đồng hợp trội hoặc đồng hợp lặn nên đời con đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ.(1đ
2. Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
 Em đồng ý với ý kiến của bạn vì: Khi cho thụ phấn giữa 2 cây thân cao có kiểu gen dị hợp có nghĩa là 2 cây thân cao đều có kiểu gen Aa. Do sự phân li của cặp gen Aa đã tạo ra 2 loại giao tử là 1A : 1a và sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra đời con là 1AA : 2Aa : 1aa. Kiểu gen AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội ( thân cao), kiểu gen aa biểu hiện kiểu hình lặn (thân thấp), Như vậy đời con luôn luôn xấp xỉ 3 cao : 1 thấp. (1đ)
Qui luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”. (0,5đ)
Qui luật phân li độc lập là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. (0,5)
Câu IV: (3,5đ)
1. Gen A: hạt vàng
 Gen a: hạt trắng (0,25đ)
- Bắp hạt vàng không thuần chủng có kiểu gen Aa.(0,25đ)
Sơ đồ lai: (1đ)
P: Aa x Aa
GP: A , a A , a
F1: 1AA: 2Aa:1aa 
75% bắp hạt vàng: 25% bắp hạt trắng.
Vậy số lượng hạt bắp mỗi loại là: 
Bắp hạt vàng: 75%. 4000= 3000 hạt. (0,25đ)
Bắp hạt trắng: 25%. 4000= 1000 hạt (0,25đ)
2. Bắp hạt vàng có kiểu gen AA và Aa. Muốn xác định bắp hạt vàng thuần chủng, ta dùng phương pháp lai phân tích. Nếu kết quả thu được 100% bắp hạt vàng thì bắp hạt vàng đem lai là thuần chủng. Còn nếu kết quả của phép lai là 50% bắp hạt vàng và 50% bắp hạt trắng thì bắp hạt vàng đem lai là không thuần chủng. (0,5đ)
Sơ đồ lai: (1đ)
P: AA x aa P: Aa x aa
GP: A a GP: A , a a
F1: Aa F1: 1AA : 1aa
100% bắp hạt vàng 50% bắp hạt vàng: 50% bắp hạt trắng
Câu V: (4,5đ)
F1 thu được 100% quả to, vị ngọt. Chứng tỏ Pthuần chủng về 2cặp tính trạng đem lai.
Tính trang quả to là trội so với tính trạng quả nhỏ.
Tính trạng vị ngọt là trội so với vị chua. (0,5đ) 
Qui ước gen: A: quả to, a: quả nhỏ.
 B: vị ngọt, b: vị chua
Xét tỉ lệ kiểu hình của F2: 123 quả to, vị ngọt: 121 quả to,vị chua: 39 quả nhỏ, vị ngọt: 42 quả nhỏ, vị chua = 3 to, ngọt: 3to, chua: 1 nhỏ, ngọt: 1 nhỏ chua. (0,5đ)
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
Quả to: quả nhỏ = (123+121): (39+42) = 3:1 
F2 có tỉ lệ của qui luật phân li cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
Vị ngọt: vị chua = (123+39): (121+42) = 1:1 (0,5đ)
F2 có tỉ lệ của phép lai phân tích 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị hợp: Bb x bb (0,5đ)
Xét chung 2 cặp tính trạng: (3 to:1 nhỏ)x( 1 ngọt:1 chua) = 3 to, ngọt: 3to, chua: 1nhỏ, ngọt:1 nhỏ,chua =F2 (0,5đ)
Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập (0,5)
Tổ hợp 2 cặp tính trạng ta suy ra: (1đ)
P: AAbb x aaBB
GP: Ab aB
F1: AaBb
F1 x Cây I: AaBb x Aabb
GF1: AB:Ab:aB:ab Ab:ab
F2
I F1 
AB
Ab
aB
ab
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
KG: 3A -B- : 3A – bb: 1aaBb : 1aabb
KH: 3 to, ngọt: 3 to, chua: 1 nhỏ, ngọt :1 nhỏ chua
3. Muốn đời F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì kiểu gen của 1P cho 4 loại giao tử, P còn lại cho 1 giao tử (P: AaBb x aabb = lai phân tích) hoặc mỗi P cho 2 loại giao tử (P: Aabb x aaBb) (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG 916.17.doc.doc