Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 902Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu
Đề thi chính thức
Sở GD&ĐT Nghệ An
Kì thi TUYểN sinh VàO lớp 10 trường thpt chuyên
 phan bội châu năm học 2009 - 2010
Môn thi: sinh học
Hướng dẫn chấm thi
Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang
Câu I:
a) Thế nào là nhiễm sắc thể kép, nhiễm sắc thể tương đồng, nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính?
b) Nêu ý nghĩa của các quá trình đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài lưỡng bội giao phối? 
1.75đ
Đáp án
a) 
- NST kép là NST đã tự nhân đôi gồm 2 crômatit (2 nhiễm sắc tử chị em), một tâm động chung, chứa hai phân tử ADN giống hệt nhau. 
- NST tương đồng là các NST giống nhau về hình dạng, kích thước, trình tự các gen. ở thể lưỡng bội mỗi cặp NST tương đồng gồm một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. 
- NST thường là những NST mang gen quy định tính trạng thường, giống nhau ở giới đực và giới cái, chiếm phần lớn số lượng trong bộ NST.
- NST giới tính là những NST khác nhau giữa giới đực và giới cái, chủ yếu mang các gen quy định giới tính, thường có một cặp.
0.25
0.25
0.25
0.25
b)
- Giảm phân: Làm cho số lượng NST trong giao tử giảm còn một nửa so với bộ NST lưỡng bội, tạo tiền đề cho sự khôi phục số lượng NST qua thụ tinh.
- Thụ tinh: Sự kiện quan trọng nhất là sự tổ hợp 2 bộ NST đơn bội của giao tử đực và cái, tạo thành bộ NST lưỡng bội của hợp tử.
- Nguyên phân: Là cơ sở của sự sinh trưởng và phát triển, trong đó bộ NST của hợp tử được sao chép nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào.
0.25
0.25
0.25
Câu II:
Hãy so sánh các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền. 
1.25đ
Đáp án
- Các loại biến dị đó là: thường biến và biến dị tổ hợp. 
0.25
Thường biến
- Là những biến đổi KH của cùng một KG, do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Biểu hiện đồng loạt, có hướng xác định.
- Phát sinh trong đời cá thể, không di truyền được.
- Giúp cơ thể thích ứng kịp thời với môi trường. 
Biến dị tổ hợp
- Là sự tổ hợp lại các tính trạng, do có sự tổ hợp lại các gen của P.
- Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ, không có hướng xác định.
- Xuất hiện qua sinh sản hữu tính, di truyền được.
- Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống.
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu III:
ở gà có bộ NST 2n = 78, một nhóm tế bào cùng loại gồm tất cả 2496 NST đơn đang phân li về hai cực tế bào. 
 a) Nhóm tế bào đó đang ở thời kì phân bào nào? Số lượng tế bào là bao nhiêu?
	b) Giả sử nhóm tế bào trên được sinh ra từ một tế bào gốc ban đầu, thì trong toàn bộ quá trình phân bào đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành? Biết rằng tốc độ phân bào của các thế hệ tế bào là đều nhau. 
1.5đ
Đáp án
a) Tính số tế bào:
- Nhóm tế bào đó đang ở kì sau nguyên phân hoặc giảm phân II.
- Số lượng tế bào (x):
 + Trường hợp 1: nếu tế bào đang ở kì sau nguyên phân 
 x = 2496 : (78 x 2) = 16 tế bào 
 + Trường hợp 2: nếu tế bào đang ở kì sau giảm phân II
 x = 2946 : 78 = 32 tế bào
0.25
0.25
0.25
b) Tính số thoi phân bào:
- Trường hợp 1: các tế bào đang ở kì sau nguyên phân
 Số thoi phân bào = 1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 31 thoi
- Trường hợp 2: các tế bào đang ở kì sau giảm phân II
 Số tế bào sinh giao tử là: 32 : 2 = 16
 + Số thoi trong giai đoạn nguyên phân là: 24 - 1 = 15 thoi
 + Số thoi trong giai đoạn giảm phân là: 16 x 3 = 48 thoi
 Tổng số thoi của cả quá trình là: 15 + 48 = 63 thoi 
(Thí sinh có thể giải theo cách khác)
0.25
0.5
Câu IV:
Nêu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng.
1.0đ
Đáp án
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ, ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá (2,8 đến 3m ở người trưởng thành). Do đó tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non tăng lên gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài và đạt tới 400 đến 500m2.
- Trong mỗi lông ruột có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc.
- Ruột non có hoạt động nhu động từ từ làm cho thức ăn di chuyển, tạo điều kiện tiếp xúc giữa thức ăn với bề mặt hấp thụ.
0.5
0.25
0.25
Câu V:
ở một loài thực vật lưỡng tính, tính trạng hoa đỏ (do gen A quy định) trội không hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng (do gen a quy định); tính trạng thân cao (do gen B quy định) trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (do gen b quy định); tính trạng có tua cuốn (do gen D quy định) trội hoàn toàn so với tính trạng không tua cuốn (do gen d quy định). Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể.
 Khi lấy hạt phấn của một cây thụ phấn cho một cây khác, ở đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:2:1:1:2:1:1:2:1:1:2:1 
Hãy biện luận để xác định kiểu gen của cây bố và cây mẹ.
2.0đ
Đáp án
- Ta biết: Nếu ở đời lai có tỉ lệ phân li KH bằng tích tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng thì các cặp tính trạng đó di truyền độc lập với nhau, do vậy: 1:2:1:1:2:1:1:2:1:1:2:1 = (1:2:1) x (1:1) x (1:1).
 Trong đó nhân tử (1:2:1) là tỉ lệ phân li của tính trạng màu hoa, với cây bố và cây mẹ đều có KG dị hợp tử:
P: (♀) Aa x Aa (♂) → F1: 1AA : 2Aa : 1aa.
 Hai nhân tử còn lại: (1:1) x (1:1) tương ứng với tỉ lệ của phép lai phân tích đối với tính trạng chiều cao thân và tính trạng tua cuốn: 
 P: (♂ hoặc ♀) Bb x bb (♀ hoặc ♂) → F1: 1Bb : 1bb.
 P: (♂ hoặc ♀) Dd x dd (♀ hoặc ♂) → F1: 1Dd : 1dd.
KG của bố, mẹ là: 
 - P1: (♂) AaBbDd x Aabbdd (♀) 
 - P2: (♂) AabbDd x AaBbdd (♀) 
 - P3: (♂) AaBbdd x AabbDd (♀) 
 - P4: (♂) Aabbdd x AaBbDd (♀) 
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
Câu VI:
Nêu các bước cơ bản trong công nghệ tế bào và ứng dụng của nó.
1.0đ
Đáp án
* Các bước: 
- Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo thành mô non (mô sẹo).
- Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
* ứng dụng:
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ( vi nhân giống) ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
- Nhân bản vô tính ở động vật: như cừu Đôli - 1997, bò - 2001...
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu VII:
1) ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
2) Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: cào cào, ếch, cỏ, thỏ, rắn, chuột, đại bàng, vi sinh vật.
 a) Hãy vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên.
 b) Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã thì những quần thể nào bị ảnh hưởng trực tiếp và biến động như thế nào? 
1.5đ
Đáp án
1. ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
0.5
2. Vẽ lưới thức ăn:
a)
Cỏ
Cào cào
Thỏ
Chuột
ếch
Rắn
Đại bàng
 VSV 
phân giải
( Nếu sơ đồ chưa hoàn chỉnh thì cho 0.25 đ)
0.5
b)
- Nếu loại rắn ra khỏi quần xã thì sẽ ảnh hưởng tới những quần thể: 
 cào cào, chuột, ếch, đại bàng.
- Sự biến động: Số lượng cào cào, chuột, ếch tăng vì số loài tiêu thụ chúng giảm; số lượng cá thể đại bàng có thể cũng tăng theo vì số lượng ếch và chuột tăng.
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docDA_Sinh_9_PBC_092010.doc