Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 12 - Năm học 2013-2014 - Sở GD & ĐT Lâm Đồng

pdf 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 12 - Năm học 2013-2014 - Sở GD & ĐT Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 12 - Năm học 2013-2014 - Sở GD & ĐT Lâm Đồng
Trang 1/ 2 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
LÂM ĐỒNG 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
CẤP TỈNH LỚP 12 THPT, BT THPT 
NĂM HỌC 2013 - 2014 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có: 02 trang) 
 Môn thi: Sinh học - Hệ: THPT 
 Thời gian làm bài: 180 phút 
 Ngày thi: 06/03/2014 
Câu 1: (2,0 điểm) 
 a) Nêu 4 bào quan có trong tế bào động vật. 
 b) Ở tế bào thực vật có một bào quan có khả năng biến đổi quang năng thành hóa năng. Hãy trình bày cấu 
trúc của bào quan đó. 
Câu 2: (2,0 điểm) 
 Thiết kế một thí nghiệm để chứng minh hô hấp ở thực vật là tỏa nhiệt. 
Câu 3: (4,0 điểm) 
 a) Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: 
 (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với bộ ba mở đầu (AUG) trên mARN. 
 (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. 
 (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. 
 (4) Bộ ba thứ hai trên mARN gắn bổ sung với bộ ba đối mã của phức hệ aa1– tARN (aa1: axit amin đứng 
liền sau axit amin mở đầu). 
 (5) Ribôxôm dịch đi một bộ ba trên mARN theo chiều 5’→3’ 
 (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. 
 Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng của giai đoạn hình thành chuỗi pôlypeptit. 
 b) 
 - Tại sao ở sinh vật nhân sơ khi nhân đôi phân tử ADN thì các phân tử ADN con không bị ngắn đi so với 
phân tử ADN mẹ, trong khi đó ở sinh vật nhân thực sau mỗi lần nhân đôi các phân tử ADN con lại bị ngắn dần đi 
ở các tế bào sinh dưỡng? 
 - Hãy trình bày cơ chế hình thành bệnh đao ở người. 
 - Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã tổng hợp mARN sau đó đi ra tế bào chất tham gia dịch mã ngay 
còn ở sinh vật nhân thực thì mARN không đi ra ngoài tế bào chất ngay mà phải trải qua quá trình chế biến. Tại 
sao? 
 c) Khi nghiên cứu các giao tử được tạo ra từ một cơ thể động vật, người ta nhận thấy có các loại giao tử 
như sau AB; Ab; aB; ab; AAb; B; aaB; b; AAB; aab. Hãy giải thích cơ chế hình thành các loại giao tử trên. 
 d) Trình bày hậu quả của đột biến mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể (NST). 
Câu 4: (5,0 điểm) 
 a) Thực hiện phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AaBbddee, biết rằng các gen phân ly độc lập và tác động riêng rẽ. 
Hãy tính tỷ lệ cá thể đời con mang: 
 - kiểu hình trội về 4 tính trạng. 
 - kiểu gen AaBBddee. 
 - kiểu hình giống mẹ. 
 - kiểu gen aabbddEe. 
 b) Khi lai giữa 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn với thân đen, cánh dài thu được F1 
100% thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 giao phối với một cá thể ruồi đực thuộc dòng khác có kiểu hình thân 
xám, cánh dài thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có loại kiểu hình thân đen, cánh cụt chiếm 5%. Giải thích kết 
quả phép lai. 
 c) Giả sử ở một loài động vật có vú ngẫu phối, gen quy định kích thước lông có 2 alen. Alen A quy định 
lông dài là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông ngắn. Trong quần thể của loài động vật này đã tạo ra 5 loại 
kiểu gen khác nhau về gen nói trên. Hãy chỉ ra quy luật di truyền chi phối tính trạng nói trên. Có bao nhiêu kiểu 
giao phối trong quần thể và xác định tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình cho từng trường hợp? (Cho biết không có đột 
biến xảy ra). 
Trang 2/ 2 
 d) Ở một loài đậu thơm, khi lai giữa 2 cá thể thuần chủng với nhau được F1 đồng loạt có các tính trạng 
quả bầu dục, hoa đỏ. Cho F1 lai với cơ thể khác được thế hệ lai gồm: 49 cây quả tròn, hoa đỏ; 50 cây quả tròn, 
hoa hồng; 100 cây quả bầu dục, hoa đỏ; 101 cây quả bầu dục, hoa hồng; 48 cây quả dài, hoa hồng; 50 cây quả 
dài, hoa trắng. Biết rằng hình dạng của quả do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Giải thích kết quả 
lai. 
 e) Khi lai giữa 2 cơ thể thuần chủng ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng được F1 gồm 50% ruồi cái 
mắt đỏ thẫm; 50% ruồi đực mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 cả ruồi đực và cái đều 
phân ly theo tỷ lệ 3 mắt đỏ thẫm: 3 mắt đỏ: 2 mắt trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, kiểu gen A-B- quy 
định đỏ thẫm; A-bb quy định đỏ; aaB- và aabb quy định trắng. Giải thích kết quả của phép lai. 
Câu 5: ( 1,0 điểm) 
 a) Ở một loài thực vật ngẫu phối, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa 
trắng. Trong một quần thể khi ở trạng thái cân bằng người ta nhận thấy số cây hoa đỏ chiếm tỷ lệ 84%. Hãy xác 
định cấu trúc di truyền của quần thể. 
 b) Giả sử ở một loài động vật có vú, xét đến 4 gen, gen thứ nhất và gen thứ hai cùng nằm trên một NST 
thường, mỗi gen có 2 alen. Gen thứ ba có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính X và Y. Gen thứ tư 
có 4 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính Y. Nếu không có đột biến xảy ra thì số kiểu gen tối 
đa được tạo ra trong quần thể ngẫu phối này là bao nhiêu? Nêu cách tính. 
Câu 6: (1,0 điểm) 
 a) Bằng những cách nào người ta có thể tạo ra giống thực vật lưỡng bội (2n) từ việc nuôi cấy hạt phấn? 
 b) Plasmid là gì? Tại sao trong công tác chuyển gen vào vi khuẩn, người ta thường sử dụng plasmid để 
làm thể truyền? 
Câu 7: (1,0 điểm) 
 Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y, alen M 
quy định mắt nhìn màu bình thường. Bệnh bạch tạng do gen a quy định, gen A quy định bình thường. Một cặp vợ 
chồng có kiểu hình bình thường, nhưng bên gia đình người vợ có bố bị bệnh mù màu, bà ngoại và ông nội của cô 
ta bị bệnh bạch tạng. Người chồng có mẹ bị bệnh bạch tạng. Ngoài ra 2 bên gia đình của cặp vợ chồng này không 
còn ai bị 2 bệnh trên. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này và tính xác suất để họ sinh con không bị cả 2 
bệnh. 
Câu 8: (4,0 điểm) 
 a) Cho các cơ quan sau: 
 (1) gai xương rồng . (2) tua cuốn của đậu hà lan. (3) gai hoa hồng. (4) cánh chim. (5) cánh dơi. (6) cánh 
bướm. Hãy xác định các cặp cơ quan: tương đồng và tương tự. 
 b) Hãy cho biết các phương án sau đúng hay sai? Giải thích. 
 (1) Theo quan điểm Đacuyn: Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và khả năng 
sinh sản của các cá thể mang các kiểu gen khác nhau trong quần thể. 
 (2) Các yếu tố ngẫu nhiên làm cho tần số alen của quần thể thay đổi theo một hướng xác định. 
 (3) Hình thành loài bằng con đường địa lí chịu tác động của hình thức chọn lọc định hướng. 
 (4) Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp gây nên sự thay đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần 
thể. 
 c) Quan điểm sau đây đúng hay sai? Giải thích: “Chọn lọc tự nhiên chỉ phát huy tác dụng vào giai đoạn 
tiến hóa tiền sinh học”. 
 d) Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố nào không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần 
kiểu gen của quần thể? Chứng minh. 
 e) Khi đề cập đến các kiểu phân bố cá thể trong quần thể, kiểu phân bố nào là phổ biến nhất? Nêu đặc 
điểm, ý nghĩa của kiểu phân bố đó. 
-----------------Hết---------------- 
Họ và tên thí sinh:..................................................... Giám thị 1: .........................Ký tên:....................... 
Số báo danh:............................................................ Giám thị 2:.........................Ký tên:........................ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hsg_mon_sinh_lop_9.pdf