Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần Ứng dụng di truyền vào chọn giống

doc 29 trang Người đăng dothuong Lượt xem 851Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần Ứng dụng di truyền vào chọn giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần Ứng dụng di truyền vào chọn giống
Hệ thống câu hỏi trác nghiệm phần ứng dụng di truyền 
vào chọn giống
Câu 1. Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là
A. tạo dòng thuần. 	B. tạo nguồn biến dị di truyền.
C. chọn lọc bố mẹ. 	D. tạo môi trường thích hợp cho giống mới.
Câu 2. Biến dị tổ hợp là: 
A. những kiểu hình khác P xuất hiện ở thế hệ lai thứ nhất do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.
B. những kiểu hình khác P chỉ xuất hiện ở thế hệ lai thứ hai do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.
C. những kiểu hình khác P xuất hiện ở các thế hệ lai do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.
D. những kiểu hình khác P chỉ xuất hiện ở thế hệ lai thứ ba do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.
Câu 3. Kết quả nào sau đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A. tạo ra dòng thuần. 	B. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. hiện tượng thoái hoá. 	D. tạo ưu thế lai.
Câu 4. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì?
A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn.	B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ.
C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ.	D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống.
Câu 5. Trong chọn giống người ta đã tạo ra dòng thuần bằng cách : 
a. Lai tế bào	b. Lai khác thứ	c. Lai khác loài 	d. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
Câu 6.Phép lai nào sau đây là lai gần?
a. Tự thụ phấn	b. Giao phối cận huyết	c. Cho lai giữa các cá thể bất kì	d. Cả a và b đều đúng
Câu 7. Giao phối cận huyết là giao phối giữa các cá thể:
a. Khác loài thuộc cùng 1 chi	b. Khác loài nhưng có đặc điểm hình thái giống
c. Sống trong cùng 1 khu vực địa lý	d. Có quan hệ họ hàng gần nhau trong cùng loài 
Câu 8. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường dẫn đến hậu quả:
a. Con cháu có sức sống hơn hẳn bố mệ	b. Con cháu thường có biểu hiện thoái hóa
c. Con lai không sinh sản được	d. Con cháu sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu giỏi
Câu 9. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống:
a. Tăng tính chất đồng hợp, giảm tính chất dị hợp của các cặp alen của các thế hệ sau
b. Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình
c. Duy trì tỉ lệ KG dị hợp tử ở các thế hệ sau
d. Có sự phân tính ở thế hệ sau
Câu 10. Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong :
a. Lai khác thứ	b. Lai khác loài	c. Lai khác dòng	d. Lai gần
Câu 11. Trong chăn nuôi và trồng trọt, người ta tiến hành phép lai nào để tạo dòng thuần đòng hợp về gen quý cần củng cố ở đời sau ?
a. Lai gần	b. Lai xa	c. Lai khác dòng	d. Lai khác giống
Câu 12. Trình tự các bước trong quá trình tạo giống bằng gây đột biến:
1. Chọn lọc các thể đột biến có KH mong muốn	2. Tạo dòng thuần
3. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
a. 3-2-1	b. 1-2-3	c. 1-3-2	d. 2-3-1 
Câu 13. Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là:
a. Lai hữu tính(lai giống	)	b. Sử dụng các tác nhân vật lý	
c. Sử dụng các tác nhân hóa học	d. Thay đổi MT sống
Câu 14. Mục đích của công nghệ gen:
a. Điều chỉnh, sữa chữa gen, tạo ra gen mới, gen ‘lai’	b. Tạo biến dị tổ hợp
c. Gây ra ĐB NST	d. Gây ra ĐB gen
Câu 15. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:
a. Chuyển nhân của TB xoma(2n) vào một TB trứng, rồi kích thích TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
b. Chuyển nhân của TB xoma(n) vào một TB trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
c. Chuyển nhân của TB trứng vào TB xoma, kích thích TB trứng TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
d. Chuyển nhân của TB xoma(2n) vào một TB trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích TB trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
Câu 16. Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp:
a. Các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp
b. Các cá thể ở thế hệ xuất có KG đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại
c. Không có đột biến xảy ra
d. MT sống luôn luôn ổn định
Câu 17. Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết không có mục đích nào sau đây?
a. Tạo ra các dòng thuần, dễ phát hiện những KH xấu, loại bỏ chúng khỏi quần thể
b. củng cố tính trạng tốt ở trạng thái thuần chủng về KG
c. Tạo nguồn BDTH cung cấp cho chọn giống
d. Tạo ra các dòng thuần chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế lai
Câu 18.Ngô(đơn tính cùng cây) là cây giao phấn nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu có biểu hiện :
a. Ưu thê lai	
b. Chiều cao thân giảm, xuất hiện các dạng lùn bạch tạng, năng suất giảm
c. TB to, hàm lượng AND tăng gấp bội, quá tình sinh tổng hợp các chất hữu cơ mạnh
d. Sinh tưởng nhanh, phát triển mạnh, năng suất cao, phẩm chất tốt
Câu 19. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây:
a. AABBCC x aabbcc	b. AABBCc x aabbCc
c. AaBbCc x AaBbCc	d. aaBbCc x aabbCc
Câu 20. Khi tự thụ phấn các cá thể mang n cặp gen dị hợp phân li độc lập , số dòng thuần chủng XH theo công thức tổng quát nào sau đây?
a. 2n 	b. 4n	c. (½)n 	d. 23n
Câu 21. Hóa chất sử dụng để gây ĐB đa bội là:
a. Côsixin	b. 5 B.U	c. EMS	d. NMU
Câu 22. Phương pháp gây ĐB nhân tạo thường ít được áp dụng ở:
a. ĐV bậc cao	b. Nấm	c. TV	d. VSV
Câu 23. Kĩ thuật cấy gen không sử dụng để tạo:
a. Hoocmon insulin	b. Hoocmon sinh trưởng	
c. Thể đa bội	d. Kháng sinh
Câu 24. Để biết tính trạng do gen qui định nằm trên NST thường hay NST giới tính, nằm trong nhân hay ngoài nhân người ta sử dụng phép lai:
a. Thuận nghịch	b. Phân tích	c. Lai xa	d. Cận huyết
Câu 25. Biến dị ở con lai xuất hiện trong các phép lai là:
a. Thường biến	b. Biến dị ĐB	c. Biến dị không DT	d. BD tổ hợp
Câu 26. Các enzim sử dụng trong tạo AND tái tổ hợp là :
a. ARN – polimeraza và peptidaza	b. Ligaza và restrictaza
c. ARN – polimeraza và amilaza	d. amilaza và Ligaza
Câu 27. Để chọn lọc và tạo ra các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao trong chọn giống thường tiến hành gây ĐB :
a. Đa bội	b. Dị bội	c. Mất đoạn	d. Lặp đoạn
Câu 28. Kĩ thuật cấy gen với mục đích SX các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp , TB nhận dung phổ biến là VK E.coli vì E.coli:
a. Không mẫn cảm với thuốc kháng sinh	b. Có tốc độ sản sinh nhanh
c. Có tần phát sinh đột biến gây hại cao	d. Cần MT nuôi dưỡng
Câu 29. Giới hạn năng suất của giống quy định bởi :
a. Kiểu gen	b. Chế độ dinh dưỡng	c. Điều kiện thời tiết	d. Kĩ thuật canh tác
Câu 30. Gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được :
a. VSV không gây bệnh có vai trò làm kháng nguyên
b. VK Penicillium có hoạt tính penicillin tăng gấp 200 lần chủng gốc
c. VK E.coli mang gen sản xuất insulin của người
d. Nấm men, VK sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn
Câu 31. Trong chọn giống tiến hành tự thụ phấn bắt buộc để :
a. Giảm tỉ lệ đồng hợp	b. Tạo dòng thuần	c. Tăng tỉ lệ đồng hợp	d. Tăng BDTH
Câu 32. Tính trạng số lượng thường có đặc điểm :
a. Do nhiều gen quy định	b. Do 1 gen quy định
c. Ít chịu ảnh hưởng của MT	d. Mức phản ứng hẹp
Câu 33. Thực chất của cấy truyền phôi là:
a. Phối hợp VLDT của nhiều loài vào 1 phôi	b. Cải biến phôi theo hướng có lợi
c. Tạo các cá thể đồng nhất về KG từ 1 phôi ban đầu	d. Cả A, B, C 
Câu 34. Nguyên nhân bất thụ của cơ thể lai xa là do:
a. TB cơ thể lai xa chứa bộ NST tăng gấp bội so với TB của hai loài bố và mẹ
b. TB cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể lai xa sinh trưởng mạnh thích nghi tốt
c. TB cơ thể lai xa không mang các cặp NST tương đồng
d. TB cơ thể lai xa mang đủ bộ NST của hai loài bố và mẹ 
Câu 35. Thể truyền là gì?
a. Đoạn AND có khả năng nhân đôi độc lập	b. ADN dạng vòng
c. Đoạn gen cần chuyển	d. Plasmit
Câu 36. ADN tái tổ hợp là: 
a. Gồm thể truyền và gen cần chuyển	b. Là đoạn gen cần chuyển
c. Là một đoạn AND có mang gen đánh dấu	d. Phân tử AND dạng vòng
Câu 37. Phát biểu đúng khi nói về plasmid là:
a. Plasmit không có khả năng tự nhân đôi	b. Plasmit tồn tại trong nhân TB
c. Plasmit được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen	d. Plasmit là một phân tử ARN
Câu 38. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường: 
            A. chuyển nhân từ tế bào cho sang tế bào nhận.
            B. chuyển một đoạn ADN bất kì từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma.
            C. chuyển một gen từ loài này sang loài khác bằng thể truyền.
            D. chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận.
Câu 39. Trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit làm thể truyền, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra theo quy trình nào?
            A. Chuyển ADN ra khỏi tế bào cho --> tách plasmit ra khỏi tế bào nhận vi khuẩn
 --> cắt ADN vừa tách những đoạn (gen) cần thiết và cắt plasmit.
            B. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết --> tách gen vừa cắt và plasmit ra khỏi tế bào cho và tế bào vi khuẩn --> nối gen vừa tách vào plasmit.
            C. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết và cắt mở vòng plasmit --> chuyển gen và plasmit vừa cắt vào tế bào nhận -->trong tế bào nhận, gen vừa cắt được nối vào plasmit mở vòng nhờ enzim nối.
            D. Tách ADN của tế bào thể cho và tách plasmit khỏi tế bào chất của vi khuẩn
 --> cắt mở vòng plasmit và ADN thể cho ở những đoạn (gen) cần thiết --> nối gen vừa cắt vào ADN của plasmit đã mở vòng.
Câu 40: Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối với nhau theo nguyên tắc bổ sung nhờ enzim: 
 A. ADN – pôlimeraza.                                    	B. ADN – restrictaza.
C. ADN – ligaza.                                           	 D. ARN – pôlimeraza.
Câu 41: Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là
            A. ADN – pôlimeraza.                                    B. ADN – restrictaza.
C. ADN – ligaza.                                            D. ARN – pôlimeraza.
Câu 42: Enzim giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì?
            A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
            B. Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định.
            C. Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định.
            D. Nối đoạn gen cho vào plasmit.
Câu 43: Hai enzim dùng để cắt ADN của tế bào cho và plasmit (restrictaza) phải là hai enzim
            A. đồng vị.                 	 B. cùng loại.               
            C. khác loại.                	D. cùng chức năng.
Câu 44: Mục đích của việc sử dụng cùng một loại enzim giới hạn để cắt plasmit và ADN tế bào cho là: 
            A. tiết kiệm enzim.                                        B. tạo ra các đầu dính bổ sung.
            C. dễ tiến hành thí nghiệm.                             D. thao tác kĩ thuật nhanh.
Câu 45: Trong kĩ thuật chuyển gen người ta thường dùng thể truyền là
            A. thực khuẩn thể và vi khuẩn.                       B. plasmit và vi khuẩn.
            C. thực khuẩn thể và plasmit.                         D. plasmit và nấm men.
Câu 46: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì
      A. nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui được vào tế bào nhận.
      B. nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể 
          nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.
      C. nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen 
          trong tế bào nhận.
      D. nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận.
Câu 47: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì?
            A. Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào thể nhận.
            B. Là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn.
            C. Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit.
            D. Là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn.
Câu 48: Đặc điểm quan trọng của plasmit để được chọn làm vật liệu chuyển gen là gì?
            A. Gồm 8000 đến 200000 cặp nuclêôtit.
            B. Có khả năng nhân đôi độc lập đối với hệ gen của tế bào.
            C. Chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ.
            D. Dễ đứt và dế nối.
Câu 49: Trong kĩ thuật chuyển gen, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là
            A. tế bào động vật.    	 B. vi khuẩn E.coli.      
            C. tế bào thực vật.      	D. tế bào người.
Câu 50: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩnE.coli vì chúng 
            A. có tốc độ sinh sản nhanh.                           B. thích nghi cao với môi trường.
            C. dễ phát sinh biến dị.                                   D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.
Câu 51: Kĩ thuật chuyển gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào sau đây?
            A. Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo.                 B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
            C. Kĩ thuật xử lí enzim.                                  D. Kĩ thuật xử lí màng tế bào.
Câu 52: Nội dung không đúng về điểm khác nhau giữa kĩ thuật chuyển gen dùng plasmit làm thể truyền và kĩ thuật chuyển gen dùng virut làm thể truyền là
            A. thể nhận đều là vi khuẩn E.coli.                
B. virut có thể tự xâm nhập vào tế bào phù hợp.
            C. sự nhân lên của virut diễn ra trong nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra 
                trong ở tế bào chất.   
D. chuyển gen bằng virut bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại vi rirut nhất định.
Câu 53: Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công?
            A. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết.
            B. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.
            C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.
            D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 54: Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã làm được điều gì có lợi cho con người?
            A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người.
            B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người.
            C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để 
                tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.
            D. Thuần hoá một chủng E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người.
Câu 55: Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn penicillium sp vào vi khuẩn E.coli, người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh?
            A. Tăng sản lượng chất kháng sinh.               
            B. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
            C. Hạ giá thành sản phẩm.                              
            D. Rút ngắn thời gian sản xuất.
Câu 56: Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải là của kĩ thuật chuyển gen?
            A. Chuyển gen giữa các loài khác nhau.
            B. Tạo ưu thế lai.
            C. Sản xuất insulin.
            D. Sản xuất trên quy mô công nghiệp các sản phẩm công nghiệp.
Câu 57: Các thành tựu nổi bật của kĩ thuật chuyển gen là
            A. tạo nhiều loài vật nuôi, cây trồng biến đổi gen.
            B. sản xuất nhiều loại thực phẩm biến đổi gen ở quy mô công nghiệp.
            C. tạo nhiều chủng vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh.
            D. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng.
Câu 58: Ưu thế nổi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp lai truyền thống khác là gì?
            A. Dễ thực hiện, thao tác nhanh, ít tốn thời gian.
            B. Tổng hợp được các phân tử ADN lai giữa loài này và loài khác.
            C. Sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.
            D. Lai giữa các loài xa nhau trong hệ thống phân loại không giao phối được.
Câu 59: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của: 
            A. công nghệ gen.                                           B. công nghệ tế bào.  
C. công nghệ sinh học.                                    D. kĩ thuật vi sinh.
Câu 60: Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?
            A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
            B. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen.
            C. Loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó.
            D. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường.
Câu 61: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là
            A. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các 
                 sản phẩm sinh học nhờ vi khuẩn.
            B. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.
            C. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.
            D. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.
Câu 62: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
   A. Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.
  B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.
  C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnhPentunia.
 D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.
Câu 63. Công nghệ gen là:
a. Quy trình tạo ra những TB hoặc SV có gen bị biến đổi hoặc thêm gen mới
b. Công nghệ gây đột biến gen nhân tạo nhằm tạo ra giống mới cho năng suất cao
c. Quy trình nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật nhằm tạo ra các giống ĐV quí hiếm dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
d. Quy trình nhân giống vô tính tạo ra các giống cây lai khác loài thông qua kĩ thuật dung hợp TB trần
Câu 64.Công nghệ gen được sử dụng phổ biến hiện nay là:
a. Cấy truyền phôi	b. Tạo phân tử ADN tái tổ hợp để chuyển gen 
c. Kĩ thuật dung hợp TB trần	d. Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân
Câu 65. Kĩ thuật chuyển gen là :
a. Chuyển 1 đoạn AND từ TB cho sang TB nhận bằng cách dùng plasmid hay thực khuẩn thể làm thể truyền hoặc dùng sung bắn gen
b. Kĩ thuật chuyển 1 đoạn AND từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loài
c. KT chuyển đoạn NST giữa các cá thể không cùng loài
d. KT chuyển 1 đoạn gen từ NST thường sang NST giới tính
Câu 66. Trong công nghệ gen để đưa 1 gen từ TB này sang TB khác cần phải sử dụng:
a. Virut xenđê đã làm giảm hoạt tính 	b. Thể truyền là VK E.coli
c. Một phân tử AND đặc biệt gọi là thể truyền	d. Keo hữu cơ polietilen glycol
Câu 67. Kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là:
a. Kĩ thuật chuyển gen từ TB cho vào TB nhận	b. KT phân lập dòng TB chứa AND tái tổ hợp
c. KT tách dòng TB chứa AND tái tổ hợp	d. KT tạo AND tái tổ hợp
Câu 68. Thứ tự các bước cần tiến hành của kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng plasmid làm thể truyền là :
a. Phân lập AND, tách dòng AND, cắt và nối ADN
b. Tạo AND tái tổ hợp, chuyển AND tái tổ hợp vào TB nhận, phân lập dòng TB chứa AND tái tổ hợp 
c. Phân lập AND, tạo AND plasmid tái tổ hợp , chuyển AND plasmid tái tổ hợp vào TB nhận
d. Phân lập AND, tạo AND plasmid tái tổ hợp, chuyển AND plasmid tái tổ hợp vào TB cho
Câu 69. Khi đề cập đến plasmid nội dung nào sau đây không đúng?
a. Nằm trong TBC của VK	b. Dùng làm thể truyền(vecto) trong phương pháp cấy gen
c. Chứa từ 8000 – 200000 nu	d. Nhân đôi đọc lấp với NST
d. Có mạch thẳng gồm hai mạch xếp song song
Phương án đúng là: 
a. I, III, V	b. III và V	c. II, V	d. V
câu 70. Để sử dụng làm thể truyền (vecto) trong phương pháp cấy gen con người thường dùng:
a. Virut	b. Thể thực khuẩn	c. Plasmit và VK lam đa	d. Plasmit và phage
Câu 71. TB nhận gen cần chuyển được dùng phổ biến là :
a. ĐV nguyên sinh	b. VK Escherichia coli(E.coli)	c. TB ở chuột, chó	d. thể thực khuẩn
Câu 72. Plasmit mang gen cần chuyển là :
a. AND tái tổ hợp	b. AND tái tổ hợp gen	c. plasmid tổ hợp	d. plasmid tổ hợp gen
Câu 73. Người ta thường sử dụng hợp chất nào sau đây để chuyển AND plasmid tái tổ hợp vào TB nhận dễ dàng hơn:
a. NaCl	b. CaCl2	c. NaHCO3 	d. Ca(OH)2
Câu 74. các đặc điểm của gen cần chuyển biểu hiện trong TB nhận là:
1. giữ nguyên cấu trúc như khi ở TB cho
2. Tổng hợp protein đa dạng hơn, so với lúc ở TB cho
3. Vẫn nhân đôi, sao mã và gi

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_cau_hoi_trac_nghiem_di_truyen_hoc_chon_giong_va_tien_hoa.doc