SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 132 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015-2016 Môn: HOÁ HỌC – Lớp 12 THPT Phần trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C6H12O6 (glucozơ). Số các chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 2: Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi:X(Khí)2Y(khí) Ban đầu cho a mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: - Tại nhiệt độ 300C, trong bình, khí Y chiếm 27% về thể tích, hỗn hợp có tỉ khối đối với H2 là d1 - Tại nhiệt độ 400C, trong bình, khí X chiếm 63% về thể tích, hỗn hợp có tỉ khối đối với H2 là d2 Có các phát biểu sau về cân bằng trên: Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Thêm tiếp b mol Y vào trong bình làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Thêm xúc tác thích hợp vào trong bình thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Giá trị d1 > d2 Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 3: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,6 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 11,2 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,65 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 90. B. 79,8. C. 80 D. 87,9. Câu 4: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch Y và V lít (đktc) hỗn hợp khí A (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3 : 2). Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thu được kết tủa B và dung dịch D. Lọc lấy B rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch D thu được chất rắn Z. Nung Z đến đến khối lượng không đổi thu được 33,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong dung dịch Y là: A. 13,56%. B. 16,82 %. C. 20,18 %. D. 20,20 %. Câu 5: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 4,32 gam B. 4,64 gam C. 4,8 gam D. 5,28 gam Câu 6: Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Số điện tích hạt nhân của nguyên tử Y nhiều hơn số điện tích hạt nhân của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 24. Nhận xét nào sau đây về X, Y là không đúng? A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. B. Đơn chất Y là chất rắn ở điều kiện thường. C. Số oxi hóa cao nhất của X là +6. D. Phân tử X3 được sử dụng để diệt khuẩn. Câu 7: Cho dãy các chất: H2SO4, KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, SO2, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 8: Hấp thụ V lít CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thì thu được m1 gam kết tủa. Nếu hấp thụ (V + 3,36) lít CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 trên thì thu được m2 gam kết tủa. Nếu thêm (V+V1) lít CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 đã cho thì thu được lượng kết tủa cực đại. Biết m1 : m2 = 3 : 2 ; m1 bằng một nửa khối lượng kết tủa cực đại; các p/ứ xảy ra hoàn toàn, các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V1 là A. 1,008. B. 0,672. C. 1,344. D. 1,44. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 8,04 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl acrylat, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 4,68 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 51,22. B. 68,95. C. 59,10. D. 70,92. Câu 10: Chất nào sau đây dùng để làm khô khí Cl2 ẩm: A. Na2SO3 khan B. CaO C. dung dịch H2SO4 đậm đặc D. dung dịch NaOH đặc Câu 11: Cho 18,5 gam chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H11N3O6 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị của m là: A. 25,5 B. 25,45 C. 19,1 D. 8,45 Câu 12: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm 14,1 gam K2O; 16,4 gam Ca(NO3)2; 10 gam KHCO3; 8 gam NH4NO3 vào nước dư, rồi đun nhẹ. Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là: A. 35,6 B. 35,9 C. 40,4 D. 29,5 Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, sau phản ứng thu được 3,136 lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được a gam chất rắn. Giá trị a là: A. 16,07 B. 16,15 C. 12,95 D. 14,55 Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau: Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI loãng. Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH. Sục khí etilen vào nước brom. Cho P2O5 vào dung dịch NaOH dư Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử là: A. (a), (b), (d). B. (a), (d), (e). C. (a), (b), (c). D. (b), (d), (e). Câu 15: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính chất lưỡng tính: A. NaHCO3, Al, CH3COOCH3, NH2CH2COOH. B. Al(OH)3, Al, CH3COOCH3, NH2CH2COOH. C. Al(OH)3, NH4Cl, Na2CO3, Al. D. Al(OH)3, NaHCO3, NH2CH2COOH, Cr2O3. Câu 16: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α - amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là A. 9 và 27,75. B. 9 và 33,75. C. 10 và 33,75. D. 10 và 27,75. Câu 17:Cho các phản ứng sau: (a) CaC2 +H2O Ca(OH)2 + C2H2 (b) 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnO2 + 5Cl2 (c) 2CH4 C2H2 + H2 (d) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 (e) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (g) C2H5OH C2H4 + H2O Số pản ứng được dùng trong phong thí nghiệm để điều chế khí là: A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 18: Thực hành thí nghiệm với các dụng cụ và hóa chất như hình vẽ dưới đây Xuất hiện kết tủa màu đen g ở ống nghiệm B. Xuất hiện kết tủa màu vàng ở ống nghiệm B. Sau khi phản ứng kết thúc, ống nghiệm B có màu xanh đậm hơn trước khi thí nghiệm. Sau khi phản ứng kết thúc, nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm B thấy có kết tủa trắng. (5). Kết tủa trong ống nghiệm B không tan trong dung dịch H2SO4 loãng. Số phát biểu không đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 19: Trong các chất: triolein, saccarozơ, tinh bột, anbumin, glucozơ, glyxin, nilon-6,6, cao su thiên nhiên. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng là: A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 20: Oxi hóa anđehit E đơn chức bằng O2 (xúc tác thích hợp) với hiệu suất phản ứng là 75% thu được hỗn hợp G gồm axit cacboxylic tương ứng và anđehit dư. Trung hòa axit trong hỗn hợp G cần 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 0,25M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,5 gam chất rắn khan. Nếu cho Nếu cho hỗn hợp G tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thì thu được khối lượng Ag là A. 27,0 gam. B. 16,2gam. C. 23,76 gam. D. 21,6 gam.
Tài liệu đính kèm: