Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Lịch sử lớp 9

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Lịch sử lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CƠ BẢN (3 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất viết ra giấy thi
Câu 1. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở vùng nào?
 A. Bắc Phi
 B. Nam Phi
 C. Đông Phi
 D. Tây Phi
Câu 2. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở Châu Phi là gì?
 A. Bóc lột tàn bạo người dân da đen
 B. Chia rẽ nội bộ người dân Nam Phi
 C. Tước quyền tự do của người da đen
 D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Mỹ La Tinh ở trong tình trạng như thế nào?
 A. Là thuộc địa của Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha
 B. Là thuộc địa của Anh, Pháp
 C. Là những nước cộng hoà nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ
 D. Là những nước hoàn toàn độc lập
Câu 4. Nước được mệnh danh là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc của Mỹ Latinh:
Cuba
Mêhicô
Ac-hen-ti-na
Braxin
Câu 5. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Cuba?
 A. Cuộc đổ bộ của tàu Granma lên đất Cuba
 B. Cuộc tấn công vào trại lính Mônđaca
 C. Nghĩa quân Cuba mở cuộc tấn công 
 D. Nghĩa quân Cuba chiếm lĩnh thủ đô Lahabana
Câu 6. Phi-đen Cax-tơ-rô tuyên bố Cuba tiến lên CNXH trong hoàn cảnh nào?
 A. Đất nước Cu ba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta
 B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mỹ tại bãi biển Hi-rôn
 C. Mỹ bao vây cấm vận 
 D. Mất nguồn viện trợ to lớn khi Liên Xô tan rã 
Câu 7. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
 A. Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến
 B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
 C. Áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
 D. Tập trung sản xuất và tư bản cao
Câu 8. Từ sau năm 1945 đến nay, về khoa học cơ bản con người đã đạt được những phát minh nổi bật trong các lĩnh vực:
A. Lịch sử, Văn học, Toán học, Vật lý.
B. Toán học, Hóa học, Địa lý, Văn học.
C. Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
D. Văn học, Nghệ thuật, Lịch sử, Sinh học.
Câu 9. Năm 1997, cừu Đô-li đã được sinh ra bằng phương pháp:
A. Sinh sản vô tính.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Sinh sản hữu tính.
D. Sinh sản lưỡng tính. 
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật?
A. Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
B. Nạn ô nhiễm môi trường.
C. Tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng cao.
D. Xuất hiện những tai nạn lao động và giao thông, bệnh dịch.
Câu 11. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật?
A. Do nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
B. Do sự bùng nổ dân số thế giới.
C. Các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật?
A. Là một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh nhân loại.
B. Mang lại những tiến bộ phi thường về kĩ thuật, năng suất lao động.
C. Đạt những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.
D. Đưa tới sự đối đầu căng thẳng trên thế giới.
II. PHẦN TỰ LUẬN CHUYÊN SÂU
Câu 1. ( 6 điểm )
Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 thế kỷ XX? Nguyên nhân của sự phát triển “thần kỳ” đó?
Câu 2. (6 điểm) : 
Trình bày sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của Mĩ từ 1945 đến 1973 . Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Hãy cho biết Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm phát triển của các nước tư bản. 
Câu 3. (5 điểm) 
	Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Vì sao nói: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các quốc gia, dân tộc”? Nhiệm vụ của nhân dân ta trong xu thế mới của thế giới?
------ HẾT------
Họ và tên thí sinh.Chữ kí của giám thị số 1
Số báo danh..Chữ kí của giám thị số 2
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trả lời nhanh
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
C
A
B
B
C
C
A
C
A
D
II. PHẦN TỰ LUẬN CHUYÊN SÂU
Câu 1: ( 6 điểm )
Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh: Sự phát triển “ thần kỳ “ nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX? Nguyên nhân của sự phát triển thần kì đó?
Câu 1
(6 điểm )
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950) nền kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ, nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.
- Nhưng nhờ vào sự đầu tư, giúo đỡ của Mĩ nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi và những năm 1950 đến năm 1951 trở đi khi .... kinh tế Nhật phát triển đứng hàng thứ hai (sau Mĩ) trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Chứng minh sự phát triển:
- Từ những năm 60 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” vượt qua Tây Âu vươn lên đứng thứ hai thế giới
- Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (830tỷ USD). 
- Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ (29850 USD) 
- Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %. 
- Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước. 
- Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Đó là hiện tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản 
Nguyên nhân phát triển:
* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển: 
 - Khách quan:
+ Điều kiện quốc tế thuận lợi sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới dẫn đến Nhật Bản biết lợi dụng vốn của Mĩ và các nước Tư bản khác để tập trung vào những ngành CN then chốt như cơ khí, luyện kim, hóa chất... qua đó phục hồi phát triển tiềm lực kinh tế của mình.	
+ Ngoài ra Nhật Bản ít phải chi tiêu về quân sự (do Mĩ gánh vác) và phí tổn cho bộ máy Nhà nước càng thấp do đó có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào các ngành kinh tế.
- Chủ quan:
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.	
+ Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.
+ Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. 
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm.	
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 (6 điểm) : Trình bày sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của Mĩ từ 1945-1973. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Hãy cho biết Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm phát triển của các nước tư bản. 
Kinh tế : 
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ .
Biểu hiện:
+ SLCN: Nửa sau những năm 40: chiếm hơn ½ SLCN thế giới(56%)
+ SLNN: gấp đôi SL của A, P, CHLB Đức, Italia, NB cộng lại (1949).
+ Nắm trên 50 % tàu bè trên mặt biển; ¾ dự trữ vàng của thế giới.
+ Nền Kinh tế Mỹ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
 -> Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới .
2,0
* Nguyên nhân phát triển : 
 + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ KHKT cao, năng động, sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.
+ Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất
+ Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty độc , các tập đoàn tư bản lũng đọan Mĩ có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả.
+ Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
2,5
* Về khoa học kĩ thuật : 
 - Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại 
 - Thành tựu: Mỹ đi đầu trong các lĩnh vực : công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động,hệ thống máy tự động), năng lượng mới(nguyên tử, nhiệt hạch), vật liệu mới(Pôlime, vật liệu tổng hợp), chinh phục vũ trụ(năm 1969 đưa người lên mặt trăng), “CM xanh” trong nông nghiệp....
0,75
* Bài học đối với Việt Nam: 
Học sinh có thể nêu nhiều bài học nhưng cần hướng vào một trong các bài học sau: bài học về đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chú ý đến giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, chính sách đãi ngộ đối với người lao động.....
0,75
Câu 3. (5 điểm) 
	Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Vì sao nói: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các quốc gia, dân tộc”? Nhiệm vụ của nhân dân ta trong xu thế mới của thế giới?
2
*.Các xu hướng phát triển của thế giới:
-Một là: Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
-Hai là: Thế giới đang tiến tới thiết lập một trật tự đa cực,, nhiều trung tâm.
-Ba là: Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược lấy kinh tế làm trọng tâm.
-Bốn là: Tuy hoà bình thế giới được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến giữa các phe phái.
*.“Hoà bình, ổn định , hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các quốc gia, dân tộc” vì: 
-Kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hoá cao, sẽ hình thành thị trường thế giới, hang hoá sẽ vào cc nước với chất lượng cao và giá cả hợp lí.
 -Các nước nếu không có chính sách đầu tư phát triển tốt sẽ bị hang nhập khẩu làm cho sản xuất trong nước khó khăn, công nghiệp cổ truyền không thể phát triển được.
*. Nhiệm vụ của nhân dân ta:
- Chủ động để hội nhập 
- Đào tạo nguồn nhân lực 
- Đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học kĩ thuật 
- Mở cửa hội nhập, thu hút đầu tư của nước ngoài.
 0,5
0,5
0,5
0,5
 0,5
0,5
 0,5
0,5
0,5
0,5
Ghi chú:
- Yêu cầu chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc mới cho điểm tối đa.
- Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng với nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài không làm tròn số.

Tài liệu đính kèm:

  • docLich_Su_9_nam_hoc_1415.doc