Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Hóa học lớp 8

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1324Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Hóa học lớp 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 
 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1(3 điểm). Cho các nguyên tố: Na, O, H, S. Viết công thức hoá học và gọi tên các hợp chất: oxit, axit, bazơ và muối tạo thành từ các nguyên tố trên?
Câu 2 (2 điểm). Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a. Điphotpho petaoxit + nước axit photphoric.
b. Sắt (III) hidroxit + axit sunfuric Sắt(III) sunfat + nước.
c. Kẽm sunfua + khí oxi kẽm oxit + lưu huỳnh đioxxit.
d. Nhôm + axit nitric nhôm nitrat + khí nitơ + nước.
Câu 3 (3 điểm). Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
Đốt photpho trong bình chứa khí oxi.
Cho một mẩu nhỏ canxi oxit vào cốc nước rồi nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào.
Cho kẽm vào dung dịch axit clohidric.
Dẫn khí hidro qua bột đồng (II) oxit nung nóng.
Câu 4 (2 điểm). Hãy giải thích: 
a. Hỗn hợp khí oxi và khí hidro khi cháy gây nổ.
b. Đốt một miếng đồng trong không khí thì khối lượng chất rắn tăng lên.
c. Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước.
d. Không dùng nước để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy. 
Câu 5 (2 điểm). Có bốn bình khí riêng biệt bị mất nhãn đựng các khí: O2, H2, N2, CO2. Trình bày phương pháp hoá học xác định chất khí trong mỗi bình.
Câu 6 (2,5 điểm). A là một loại quặng sắt chứa 60% Fe2O3; B là một loại quặng sắt khác chứa 69,6% Fe3O4. 
 a. Hỏi trong 1 tấn quặng A hoặc B có chứa bao nhiêu kg sắt?
 b. Trộn quặng A với quặng B theo tỉ lệ khối lượng mA: mB = 2 : 3 ta được quặng C. Hỏi trong 1 tấn quặng C có bao nhiêu kg sắt?
Câu 7 (2,5 điểm). Hỗn hợp khí X gồm 2 chất vô cơ là CO2 và A. Trong X nếu theo khối lượng thì A chiếm 17,5%; nếu theo thể tích thì A chiếm 25%.
 a. Tìm khối lượng mol của A.
 b. Tính tỉ khối của X so với H2 ?
Câu 8 (3 điểm). Hoà tan hoàn toàn 26 gam một kim loại hoá trị (II) vào 300 gam dung dịch HCl 14,6% đến khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).
Xác định kim loại đã phản ứng?
Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Dẫn toàn bộ lượng khí trên qua 40 gam CuO nung nóng thu được 35,2 gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng?
 (Cho biết Fe: 56; O: 16; C: 12; Cu: 64; Zn: 65; Mg: 24; Cl: 35,5; H: 1)
--------------Hết-------------
Họ và tên thí sinh:.. Họ, tên chữ ký GT1:
Số báo danh:.... Họ, tên chữ ký GT2:....
HƯỚNG DẪN CHẤM.
.
Nội dung
Điểm
Câu 1
Viết đúng CTHH và tên gọi của 1 chất được 0,25đ x14
Na2O; H2O; SO2; SO3; H2S; H2SO3; H2SO4; Na2S; NaHS; Na2SO3; NaHSO3; Na2SO4; NaHSO4
3, 5đ
Câu 2
Viết đúng mỗi PTHH được 0,5đ x 4 
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O
2ZnS + 3O2 2ZnO + 2SO2
10Al + 36HNO3 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
2đ
Câu 3
P cháy với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng bám vào thành lọ
4P + 5 O2 2P2O5
CaO tan trong nước, Quỳ tím chuyển sang màu xanh
CaO + H2O Ca(OH)2
Zn tan dần, sủi bọt khí H2
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Chất rắn màu đen chuyển thành chất rắn màu đỏ
CuO + H2 Cu + H2O
Mỗi ý 0,75đ x 4 ( hiện tượng: 0,25đ, PTHH: 0,5đ).
3đ
Câu 4
Mỗi ý 0,5đ x 4 
a. Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ khí cháy vì hỗn hợp này cháy rất nhanh và tỏa ra rất nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần do đó làm chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ. 
 2H2 + O2 2H2O
b. Vì chất rắn sau phản ứng gồm tổng khối lượng của Cu ban đầu và oxi phản ứng
 2Cu + O2 2CuO
c.Vì oxi ít tan trong nước.Vì xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi đổ nước vào đám cháy sẽ làm cho đám cháy lan rộng hơn
2đ
Câu 5
Nhận biết mỗi khí 0,5đ x 4 
2đ
Câu 6
a.- Trong 1 tấn quặng A có 600 kg Fe2O3 
 è mFe = 2.56.600/160= 420 (kg)
 - Trong 1 tấn quặng B có 696 kg Fe3O4 
 è mFe = 3.56.696/232= 504 (kg)
0,75đ
0,75đ
b. Giả sử trộn 2 tấn A với 3 tấn B è 5 tấn C
è mFe = 420.2 + 504 . 3 = 2352 (kg)
Vậy trong 1 tấn C có : 2352/5 = 470,4 (kg)
1đ
Câu 7
a. Giả sử có 1 mol X è MA = 28
1,5đ
b. dA/H2 = 20
1đ
Câu 8
a. MA= 65 . Kim loại phản ứng là Zn
1đ
b. mHCl ban đầu= 43,8g.
 mHCl phản ứng = 29,2g è mHCl dư = 14,6g
 mZnCl2 = 54,4g
 mdd = 325,2g.
è C%(HCl) = 4,49%
 Và C% (ZnCl2) = 16,73%
1đ
c. So sánh è H tính theo H2.
H= 75%
1đ
Tổng
20đ
 Chú ý: Các cách giải khác mà đúng được điểm tương đương.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_8_nam_hoc_1415.doc