Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lạc Thủy B

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 700Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lạc Thủy B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lạc Thủy B
 SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH 
TRƯỜNG THPT LẠC THỦY B NĂM HỌC: 2016 - 2017
	 MÔN THI: SINH HỌC 
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề )
 (Đề thi gồm 02 trang)	
Câu 1: (3 điểm) 
	Trả lời ngắn gọn những câu hỏi sau:
1. Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
2. Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
3. Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
4. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
5. Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
6. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
Câu 2: (4 điểm)
	Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người. 
Câu 3 (2 điểm):
Hãy nêu những điểm khác nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN với cơ chế tổng hợp ARN.
Câu 4 (2 điểm): 
	1. Trình bày những cơ chế để một tế bào (không phải là tế bào đơn bội) có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
	2. Loại đột biến gen nào chỉ ảnh hưởng đến thành phần của một bộ ba mã hóa? Đột biến đó xảy ra ở vị trí nào trong gen cấu trúc sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình dịch mã? Trình bày hai cơ chế phát sinh dạng đột biến này.
Câu 5 (2 điểm)
Lai 2 cá thể F1 có kiểu gen khác nhau đều có kiểu hình thân cao, quả tròn được F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 0,49% cây thân thấp, quả dài. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử ở noãn và hạt phấn là như nhau. Biện luận và xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?
Câu 6 (3 điểm): Tại vùng sinh sản, xét 16 tế bào sinh dục sơ khai đều trải qua nguyên phân liên tiếp số lần bằng nhau cần môi trường cung cấp 2976 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, qua giảm phân cần được môi trường cung cấp 3072 NST đơn.
 1. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào tại vùng sinh sản.
 2.Quá trình thụ tinh của số tinh trùng nói trên đã hình thành 32 hợp tử.Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng. Biết mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng, tạo được một hợp tử.
 3.Cho rằng kí hiệu bộ NST của tế bào sinh tinh là AaBbXY. Một nhóm tế bào sinh tinh trải qua giảm phân, cặp NST giới tính không phân li ở kì sau I. Hãy viết thành phần NST của các tinh trùng bị đột biến.
Câu 7(2 điểm): 
Một gen có khối lượng 9.105 đvC, có tỉ lệ A > G và có tích số giữa A.G =6%. Mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ nuclêôtit loại X chiếm 10% số nuclêôtit của mạch và có 300 nuclêôtit loại T. Khi gen sao mã cần được môi trường cung cấp 900 nuclêôtit loại U. Cho biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300 đvC. Xác định:
 1. Chiều dài của gen.
 2. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của mỗi mạch đơn.
 3. Số lần sao mã (phiên mã) của gen.
Câu 8 (2 điểm):
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một người phụ nữ bình thường có em gái bị máu khó đông, người phụ nữ này lấy một người chồng bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra 2 đứa con, một con gái bình thường và một con trai bệnh là bao nhiêu?
 	..HẾT.
 SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM 
TRƯỜNG THPT LẠC THỦY B NĂM HỌC: 2016 - 2017
	 MÔN THI: SINH HỌC 
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3đ)
1. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
2. Rễ.	
3. Chiếu sáng từ nhiều hướng.
4.Tác nhân kích thích không định hướng.
5. Mọc vống lên và có màu vàng úa.
6. Hướng tiếp xúc.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(4đ)
Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh di truyền ở người
a/ Tác động của môi trường và ô nhiễm của môi trường sống :
Đây là nguyên nhân quan trọng và phổ biến. Có rất nhiều nguồn ô nhiễm gây tác hại. Song, có thể khái quát các yếu tố sau:
Các chất phóng xạ tạo ra từ các vụ nổ do thử vụ khí hạt nhân. Các chất này đi vào khí quyển rồi phát tán qua môi trường sống.
Các chất thải hóa học do hoạt động công nghiệp và do con người gây ra như chạy máy nổ, đốt cháy..
Các chất thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đặc biệt là chất độc hóa học mà Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta gây hậu quả lâu dài.
Các chất trên phát tán ra môi trường rồi xâm nhập vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực phẩmtrở thành các tác nhân gây đột biến và tạo ra các bệnh di truyền.
b/ Hiện tượng hôn phối gần:
Sự kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc, làm cho các gen đột biến lặn có hại được có điều kiện tổ hợp lại thành các kiểu gen đồng hợp lặn gây bệnh di truyền ở đời sau.
c/ Sinh con ở tuổi quá lớn:
Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao, con dễ mắc bệnh di truyền hơn bình thường là do các yếu tố gây đột biến trong cơ thể bố, mẹ trong một thời gian dài trước đó bây giờ có điều kiện tác động với nhau để tạo kiểu gen gây hại ở con.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
3
(2đ)
 Khác nhau:
Dấu hiệu so sánh
Nhân đôi ADN
Tổng hợp ARN
Thời điểm
- Pha S kì trung gian.
- Trước khi tổng hợp prôtêin.
Cơ chế:
+ ADN tách
- Từ đầu đến cuối.
- Một đoạn tương ứng 1 gen cấu trúc.
+ Số mạch khuôn
- Cả hai
- Chỉ 1 trong 2.
+ Nguyên liệu
- Các nuclêôtit tự do
- Các nuclêôtit tự do
+ Số lượng nuclêôtit cần
- Lớn
- Bé
+ NTBS
- A hợp T
- A hợp U
Kết quả:
- Từ 1 ADN khuôn, qua 1 lần nhân đôi tạo 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt với ADN ban đầu
- Từ 1 ADN khuôn có thể tổng hợp nhiều ARN giống nhau (nếu phiên mã nhiều lần từ cùng 1 gen) hay nhiều ARN khác nhau (nếu phiên mã từ nhiều gen khác nhau)
Thời gian tồn tại
- Sau khi ADN con được hình thành theo nguyên tắc bán bảo toàn, chúng đều tham gia vào việc tạo cấu trúc của nhân tế bào mới.
- Sau khi được tổng hợp xong, các ARN tham gia quá trình dịch mã và bị tan rã sau khi tổng hợp vài chục phân tử prôtêin.
0,25
0,75
0,5
0,5
4
(2đ)
1.- Tế bào đơn bội có số NST lẻ được đa bội hóa. VD: n = 3, 3n = 9
 Cơ chế: giao tử n kết hợp giao tử 2n tạo hợp tử 3n
- Tế bào lưỡng bội đột biến khuyết 1 NST. VD: 2n = 6, (2n-1) = 5
 Cơ chế: giao tử (n-1) kết hợp giao tử n tạo hợp tử 2n-1
- Tế bào lưỡng bội đột biến dị bội hóa thừa ở một NST nào đó.
VD: 2n = 6, (2n+1)=7
 Cơ chế: giao tử (n+1) kết hợp giao tử n tạo hợp tử 2n+1
- Cơ chế xác định giới tính ở một số loài. VD: ở châu chấu đực có NST giới tính là XO.
 Cơ chế: giao tử X kết hợp với giai tử không chứa NST giới tính tạo hợp tử XO
- Lai xa.
 Cơ chế: Giao tử n kết hợp giao tử 2n tạo hợp tử 3n.
2.- Đột biến gen dạng thay thế.
- Đột biến xảy ra ở mã mở đầu. Vì vậy quá trình dịch mã sẽ không xảy ra.
- Cơ chế phát sinh:
+ Sự kết cặp không đúng trong tự nhân đôi của AND: Các bazơ nitơ luôn tồn tại ở hai dạng thường và hiếm (hỗ biến). Các bazơ nitơ dạng hiếm thường có những vị trí liên kết hidrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp ko đúng trong quá trình nhân đôi → dẫn đến phát sinh ĐBG
+ Tác động của các tác nhân gây đột biến: Hoá chất 5 BU gây thay thế cặp AT bằng cặp GX
0,2
0,2
0,2
0,2
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(2đ)
- Mỗi gen quy định một tính trạng, F1 thân cao, quả tròn lai với nhau F2 xuất hiện thân thấp, quả dài => tính trạng thân cao, quả tròn là các tính trạng trội.
 Quy ước A: Thân cao, a: Thân thấp. B: Quả tròn, b: Quả dài.
- F2 có 4 kiểu hình và thân thấp, quả dài chiếm 0,49% (≠ 6,25%) => có hiện tượng hoán vị gen
- F2 có cây thân thấp, quả dài => 2 cá thể F1 đều cho giao tử có ab => F1 thân cao, quả tròn dị hợp 2 cặp gen, nhưng có kiểu gen khác nhau => Một cá thể có kiểu gen , Cá thể kia có kiểu gen 
- F1 có kiểu gen khác nhau, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái là như nhau => F2 có 0,49% = 49% ab x 1% ab => Tần số hoán vị = 2%
* Kiểu hình F2:
 F1: (Cây cao, quả tròn) x (Cây cao, quả tròn)
 GF1: AB = ab = 49% AB = ab = 1% 
 Ab = aB = 1% Ab = aB = 49% 
 F2: Lập bảng ta có kết quả
 Tỉ lệ kiểu hình: 50,49% cây cao, quả tròn : 24,51% cây cao, quả dài
 24,51% cây thấp, quả tròn : 0,49% cây thấp, quả dài
0,5
0,5
0,5
0,5
6
(3đ)
1. Gọi 2n : Bộ NST lưỡng bội của loài.
 k: Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai (n,k đều nguyên dương)
Ta có: 
16.2k .2n = 3072 (1)
16.(2k -1). 2n=2976 (2)
Giải hệ à 2n= 6 và k=5 
 2. + Số tinh trùng được sinh ra qua giảm phân :
 16. 25 .4= 2048 (tinh trùng)
 + Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng :
 32 : 2048 = 0,015625 = 1,5625% 
 3. + Cặp NST XY nhân đôi và không phân li kì sau I sẽ tạo ra giao tử bất thường là XY và O 	 
 +Vậy, có 8 loại giao tử đột biến: ABXY, AB, AbXY, Ab, aBXY, aB, abXY và ab 
1,0
1,0
1,0
7
(2đ)
1. + Số nuclêôtit của gen : 9.105 : 300 = 3000 (Nu)
 + Chiều dài của gen : (3000 : 2) . 3,4 A0 = 5100 (A0) 
 2. A.G = 6% = 0,06 (1)
 A + G = 50% = 0,5 (2) => A và G là nghiệm số của phương trình :
 X2 - 0,5 X + 0,06 = 0. Giải ra: A= T = 30% ; G =X =20%
 A =T=3000.30% =900 (Nu)
 G=X= (3000:2)- 900=600 (Nu)	
 T1 =300 => T2 =900-300=600 (Nu)
 X1 =(3000:2).10% =150(Nu)=> X2 =600- 150=450 (Nu)
 Vậy: Mạch 1 Mạch 2
 A1 = T2 = 600 (Nu)
 T1 = A2 = 300 (Nu)
 G1 = X2 = 450 (Nu)
 X1 = G2 = 150 (Nu) 
 3. U = 900 = 300 . 3 => gen sao mã 3 lần	 
(Thí sinh có thể làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5
1,0
0,5
8
(2đ)
- Biện luận và xác định được kiểu gen của người phụ nữ bình thường có em gái bị máu khó đông => KG: XAXa
- Xác định kiểu gen của người chồng XAY và viết được sơ đồ lai
P: XAXa x XAY
F1: 3/4 A-; 1/4aa
- Xác suất sinh con là: 2.1/2.3/4.1/2.1/4 =9,375%
0,5
0,5
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_vong_1_ltB.doc