Đề thi chọn học sinh giỏi Môn : Lịch sử ( thời gian: 150 phút)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1129Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Môn : Lịch sử ( thời gian: 150 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Môn : Lịch sử ( thời gian: 150 phút)
PHÒNG GD&đT THANH OAI
TRƯỜNG THCS DÂN HOÀ Đề thi chọn học sinh giỏi
 Môn : Lịch sử
 ( thời gian: 150 phút)
Câu 1:(6 điểm)
 Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó , biến đổi nào là quan trọng nhất ? Tại sao?
Câu 2: (6,5 điểm)
 Thế giới sau “chiến tranh lạnh” phát triển theo những xu thế nào? Tại sao nói:”Hòa bình hợp tác hữu nghị và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? Nhiệm vụ lớn nhất của nhân dân Việt Nam hiện nay là gì?
Câu 3: (3 điểm)
 Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế , xã hội của các nước Châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Câu 4: (4,5 điểm)
 Trình bày mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? Tại sao Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Từ nguyên tắc này hãy liên hệ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay?
 ..........Hết............
Người duyệt đề Người ra đề
Nguyễn Thị Hà Vũ Thị Bình
 Sau” chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó , các nước đang phát trieenrcos thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước (1đ)
- Đây cũng là thách thức :
 Vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình đọ dân trí và nguồn nhân lực còn hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới ; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài ; việc giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại (1đ)
 Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế , xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn , phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc . (0,5đ)
 Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. (0,5đ)
 Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách đường lối phù hợp. Nhờ đó đất nước từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. (0,5đ)
* Nhiệm vụ lớn nhất của nhân dân Việt Nam hiện nay:
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. ( 0,25đ)
- Mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt, nhất là về kinh tế. Song vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. (0,25đ)
- Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật. (0,25đ)
- Công nghiệp hóa , hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu(kém phát triển) phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. (0,25đ)
 Câu 3: (3 điểm) Trình bày những nét chính về kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi 
Về kinh tế: 
 - Sau khi giành độc lập các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội và thu được nhiều thành tích nhưng vẫn chưa làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của Châu Phi (0,25đ)
Nhiều nước Châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo lạc hậu (0,25đ)
Liên hợp quốc xếp 32 trong 57 nước Châu Phi vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới. ¼ dân số Châu Phi thuộc vào diện đói ăn kinh niên (0,25đ)
Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước Châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các liên minh khu vực như: Liên minh Châu Phi(AU) (0,25đ)
 Về xã hội: 
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nối, nổ ra xớm nhất ở Bắc Phi (0,25đ)
+ 18-6-1953 cộng hòa Ai cập ra đời (0,25đ) 
+ 1954-1962 Angieri giành được độc lập (0,25đ)
+ 1960: 17 nước Châu Phi giành độc lập được gọi là: “ Năm châu Phi” (0,25đ)
 Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX tình hình Châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định: nhiều cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành. (1đ)
 Câu 4: (4,5điểm): Trình bày mục đích và nhưng nguyên tắc hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc? Tại sao Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Từ nguyên tắc này hãy liên hệ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
* Mục đích:
 - Duy trì hòa bình an ninh thế giới (0,25đ)
 - Thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết và quyền bình đẳng giữa các quốc gia (0,25đ)
*  Những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. (0,25đ)
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. (0,25đ)
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. (0,25đ)
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. (0,25đ)
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) (0,25đ)
* Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình vì:  
- Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hoà bình và an ninh thế  giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 
 (0, 5đ)
- Chỉ có đấu tranh hoà bình mới tạo ra môi trường ổn định, bền vững cho tất cả các quốc gia. (0,25đ)
* Liên hệ Việt Nam: Học sinh có thể liên hệ với tình hình thực tế hiện nay và đưa ra các ý kiến cá nhân 
- Trước những biến động hiện nay đặc biệt là khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 là vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam cần phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử và luật pháp quốc tế là giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình được đưa trong Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. (1,5đ)
- Phải giữ vững quan điểm đấu tranh hoà bình và có biện pháp đấu tranh bằng pháp lí trên cơ sở giữ vững lập trường kiên quyết bảo vệ chủ quyền  biển, đảo của Tổ quốc. (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • dochsg_dan_hoa.doc