Đề và đáp án kiểm tra chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2014-2015

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2014-2015
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HSG
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: LỊCH SỬ 9 (LẦN 3)
(Thời gian làm bài: 150 phút)
LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm) 
Vì sao đến năm 1989, Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt “chiến tranh lạnh” ? Sau “chiến tranh lạnh”, thế giới phát triển theo các xu hướng nào? Những xu hướng đó đặt ra thời cơ và thách thức gì cho dân tộc ta ?
Câu 2: (3 điểm)
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ giữa thế kỉ XX có ý nghĩa, tác động như thế nào đối với nhân loại? Theo em, chúng ta cần có biện pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực ?
LỊCH SỬ VIỆT NAM (13 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
Tháng 5/ 1941, Đảng cộng sản Đông Dương đã thành lập một tổ chức liên minh chính trị - xã hội rộng lớn, đó là tổ chức nào? Vì sao Đảng ta quyết định thành lập tổ chức đó? Nêu những hoạt động của tổ chức trên phạm vi cả nước và ở Hà Nam.
Câu 4: (4 điểm) 
Phân tích thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945. Trước thời cơ đó, Đảng ta đã có những quyết sách quan trọng gì ? 
Câu 5: (3 điểm)
So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào cách mạng 1936 – 1939 theo mẫu sau:
Tiêu chí
Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Phong trào cách mạng 1936 – 1939
Kẻ thù
Nhiệm vụ
Khẩu hiệu
Mặt trận
Phương pháp, hình thức đấu tranh
Ý nghĩa
---------------- Hết---------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
LỊCH SỬ THẾ GIỚI 
7 điểm
Câu 1
Vì sao đến năm 1989, Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt “chiến tranh lạnh” ? Sau “chiến tranh lạnh”, thế giới phát triển theo các xu hướng nào? Những xu hướng đó đặt ra thời cơ và thách thức gì cho dân tộc ta ?
4 điểm
* Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt “chiến tranh lạnh” vì:
 - Cuộc chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm đã làm cho nai nước Xô – Mĩ đều suy giảm mạnh về nhiều mặt so với các nước đế quốc khác, nhất là Nhật Bản và Tây Âu.
	- Xô – Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện để vươn lên đối phó với Đức, Nhật Bản và khối thị trường chúng châu Âu.
	- Hai nước Xô – Mĩ cần hợp tác để góp phần quyết định những vấn đề bức thiết của toàn cầu.
=> Năm 1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus và Bí thư đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp có cuộc gặp gỡ tại Man - Ta(Địa Trung hải), hai bên cùng bàn và đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh.
* Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay:
- Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 
- Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Tuy vậy Mĩ tìm mọi cách duy trì thế một cực nhưng thất bại.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Thế giới luôn xảy ra các cuộc xung đột, khủng bố và li khai.
=> Xu thế chung: Hoà bình, hợp tác cùng phát triển. đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX, trong đó có Việt Nam.
* Thời cơ và thách thức gì cho dân tộc ta:
- Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT vào sản xuất...
- Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ dễ bị hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 2
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ giữa thế kỉ XX có ý nghĩa, tác động như thế nào đối với nhân loại? Theo em, chúng ta cần có biện pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực ?
3 điểm
* Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
	- Tích cực:
	+ Cách mạng khoa học-kĩ thuật đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
	+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động.
	+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
	+ Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở.
	+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật...ngày càng quốc tế hoá cao.
	- Tiêu cực:
	+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống.
	+ Nạn ô nhiễm môi trường :ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...
	+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...
* Biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực:
- Các nước cần tăng cường xu thế đối thoại, hòa bình tránh xung đột, chạy đua vũ trang, tiến tới cắt giảm, ngừng sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, các nước cần chung tay giải quyết những vấn đề toàn cầu
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng bệnh, chữa bệnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
LỊCH SỬ VIỆT NAM 
13 điểm
Câu 3
Tháng 5/ 1941, Đảng cộng sản Đông Dương đã thành lập một tổ chức chính trị rộng lớn, đó là tổ chức nào? Vì sao Đảng ta quyết định thành lập tổ chức đó? Nêu những hoạt động của tổ chức trên phạm vi cả nước và ở Hà Nam.
6 điểm
* Đó là Mặt trận Việt Minh (19/5/1941)
* Vì:
	+ Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba. Tháng 6-1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô. Thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô dẫn đầu, một bên là khối phát xít Đức, Ý, Nhật.. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một phần trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ.
	+ Trong nước: Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để gây áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết.
	+ Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941), Hội nghị đã chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh nhằm tập hợp mọi giai cấp, tầng lớp cùng đứng lên giải phóng dân tộc. 
* Hoạt động của Mặt trận Việt Minh trên cả nước:
	- Xây dựng lực lượng chính trị:
	+ Mục tiêu là xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tập trung nhân dân vào các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm chủ trương này, đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc. Tiếp đó Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Năm 1943, Uỷ ban thành lập ra 19 ban xung phong "Nam tiến", liên lạc với Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và mở rộng lực lượng cách mạng xuống miền xuôi.
	+ Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu quốc.
	+ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản một số tờ báo để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng.
	- Xây dựng lực lượng vũ trang:
	+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được duy trì và phát triển lên thành đội Cứu quốc quân. Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích, sau đó phân tán vào trong quần chúng để chấn chỉnh lực lượng và tuyên truyền vũ trang.
	+ Ở Cao Bằng, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngay khi mới ra đời, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) mở đầu cho truyền thống bách chiến, bách thắng của quân đội nhân dân Việt Nam.
	+ Ở Thái Nguyên, đội cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích. Chính quyền nhân dân được thành lập một vùng rộng lớn xuống tận tỉnh lị Thái Nguyên và Vĩnh Yên.
* Ở Hà Nam :
 - Cán bộ Đảng, Mặt trận tổ chức các cuộc mít tinh biểu tình, rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đánh đuổi Pháp, Nhật, giành chính quyền.
 - Các huyện đều xây dựng các căn cứ cách mạng, thành lập các đội tự vệ cứu quốc.
 - Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói diễn ra khắp nơi : Ngô Khê, An Thư ( Bình Lục), Thạch Tổ ( Thanh Liêm), Phú Cốc ( Lý Nhân)...
0,5
0,5
0,25
0,75
0,75
0,25
0,25
0,5
0,75
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 4
Phân tích thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945. Trước thời cơ đó, Đảng ta đã có những quyết sách quan trọng gì ? 
4 điểm
* Phân tích thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945
 - Thế giới (Khách quan): Chiến tranh thế giới thứ hai đang tới những ngày cuối. Ở Châu Âu, tháng 5/1945 phát xít Đức đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. Ở Châu Á –Thái Bỡnh Dương, tháng 8/1945 Nhật cũng đầu hàng vô điều kiện. Khi đó, các nước đồng minh chưa kịp vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.
 - Trong nước (Chủ quan): quân Nhật và bè lũ tay sai của chúng hoang mang đến cực độ, lính Nhật mất hết tinh thần chiến đấu. Trong khi đó, lực lượng cách mạng của ta lớn mạnh, nhân dân đó sẵn sàng, Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.
=> Như vậy, Cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện khách quan và chủ quan hoàn toàn chín muồi. Đó là thời cơ ngàn năm có một (vì nó rất hiếm và rất quý nếu bỏ qua thì thời cơ không bao giờ trở lại nữa). Nhận thức từ thời cơ có một không hai này, Hồ Chí Minh đó chỉ rõ: “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy.Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”.
* Trước thời cơ đó, Đảng ta đã có những quyết sách:
- Ngày 14 -> 15/8/1945 hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Uỷ ban khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1.
- Ngày 16/8/1945 Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân. Lập uỷ ban dân tộc giải phóng VN, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch.
-Chủ tịch HCM gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính
0,75
0,75
0,5
0,5
0,75
0,75
0,5
Câu 5
So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào cách mạng 1936 – 1939 theo mẫu sau:
3 điểm
Nội dung
Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Phong trào cách mạng 1936 – 1939
Kẻ thù
Đế quốc và phong kiến
(0,25 điểm)
Phản động Pháp và bè lũ tay sai (0,25 điểm)
Nhiệm vụ cách mạng
Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
(0,25 điểm)
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
 (0,25 điểm)
Mặt trận
Chưa có
(0,25 điểm)
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi tành Mặt trận dân chủ Đông Dương .(0,25 điểm)
Hình thức 
Bí mật, bất hợp pháp.
(0,25 điểm)
Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. 
 (0,25 điểm)
Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền và năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý... (0,25 điểm) 
- Qua phong trào, khối liên minh công – nông hình thành, công nhân và nông dân đoàn kết nhau trong đấu tranh cách mạng... (0,25 điểm)
- Qua phong trào, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và thấm sâu trong nhân dân, tổ chức của Đảng được củng cố và phát triển. Cán bộ và đảng viên được rèn luyện... 
 (0,25 điểm)
- Qua phong trào, đội quân chính trị quần chúng được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục... (0,25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_khao_sat_HSG_su_9.doc