Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Góa học – Lớp 9

doc 26 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Góa học – Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Góa học – Lớp 9
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
namninh87@gmail.com
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút.
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
2. Hãy tự chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các muối sau: NH4Cl; (NH4)2SO4; NaNO3; MgCl2; FeCl2; FeCl3; Al(NO3)3. Viết các phương trình phản ứng 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Hỗn hợp A gồm Al2O3 , MgO, Fe3O4 ,CuO, cho luồng khí H2 dư đi qua A nung nóng được chất rắn B. Hoà tan B vào dd NaOH dư được dd C và chất rắn D. Sục khí CO2 dư vào dd C và hoà tan D vào dd HNO3 loãng, dư có khí NO duy nhất bay ra.Viết phương trình hoá học xảy ra.
2. Trộn 50 ml d HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dd Ba(OH)2 0,2 M thu được dung dịch A . Cho quỳ tím vào dung dịch A thấy quỳ tím có màu xanh. Thêm từ từ 100ml dd HCl 0,1 M vào dung dịch A thấy quỳ tím trở lại màu tím . Tính nồng độ x?
Câu 3 (4 điểm) 
1. Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 48 gam X thành ba phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa .
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa .
- Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Tính V và xác định tên nguyên tố R.
2. Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Tính m và hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 4 (4 điểm)
1. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 0,3 lít dung dịch H2SO4 1,5M từ dung dịch H2SO4 98% có khối lượng riêng D = 1,84 (g/ml).
2. Có 1 oxit sắt chưa rõ công thức. Chia a (g) oxit này làm 2 phần bằng nhau.
- Cho 1 luồng H2 dư đi qua phần 1 nung nóng sau phản ứng thu được 1,96 (g) Fe.
- Để hoà tan phần 2 cần 105 ml dd HCl 1M. 
Xác định công thức oxit trên?
Câu 5 (4 điểm)
1. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Tính m.
2. Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tính tỉ lệ a : b.
-------HẾT------
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
0912 819 238 – 0988 980 238
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành các phản ứng sau:
Fe + ? A + B	A + NaOH C + NaCl
C + O2 + H2O D	D E + H2O 
E + B Fe + ?
2. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất sau đây đựng trong các lọ riêng biệt :
a) Na2O, CaO, Al2O3, MgO (chỉ dùng thêm một hoá chất).
b) Dung dịch không màu sau: NaCl, Na2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3 , BaCl2 chỉ dùng 1 oxit rắn.
Câu 2 (4 điểm) 
1. Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn màu trắng là: Na2CO3, KHCO3, Na2SO3, CaCO3, BaSO4.
Một học sinh đã lấy một trong những chất trên bàn để làm thí nghiệm, kết quả như sau:
Thí nghiệm 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl thấy thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong.
Thí nghiệm 2: Nung nóng cũng thấy khí thoát ra làm đục nước vôi trong.
Thí nghiệm 3: Lấy chất rắn còn lại sau khi nung ở thí nghiệm 2 cho tác dụng với dung dịch HCl cũng thoát ra khí làm đục nước vôi trong.
Em hãy cho biết học sinh trên đã lấy chất nào trên bàn để làm thí nghiệm? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
2. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một kim loại hóa trị II vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, lượng khí sinh ra được hấp thụ hết bởi 450 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch có chứa 6,08 gam muối. Xác định kim loại trên?
Câu 3 (4 điểm) 
1. Bằng thực nghiệm người ta đo được nước thải của một nhà máy có pH < 2.
a) Với giá trị pH đó cho em biết điều gì?
b) Biết rằng cứ 5 lit nước thải cần dùng 1 gam Ca(OH)2 để trung hòa. Một giờ nhà máy thải ra 100 000 lít nước. Hãy tính khối lượng vôi sống cần dùng để trung hòa nước thải trong mỗi ngày.
2. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho mảnh Cu vào dung dịch H2SO4 loãng có sục khí oxi liên tục và cho mảnh Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.
b) Đốt một lượng P đỏ trong bình đựng khí oxi, sau đó hòa tan sản phẩm vào nước thu được dung dịch A.
- Nhỏ một giọt dung dịch phenolphtalein vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch NaOH được dung dịch B.
- Nhỏ từ từ đến dư dung dịch A vào dung dịch B.
Câu 4 (4 điểm)
1. Cho 200 ml dd AlCl3 1M tác dụng với dd NaOH 0,5M, ta thu được một kết tủa keo. Đem sấy khô cân được 7,8g. Hãy tính VNaOH 0,5M đã dùng và CM các chất tan trong dd sau phản ứng.
2. Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Tính m.
Câu 5 (4 điểm)
1. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính V.
2. Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol của HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Tính m.
-------HẾT------
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
0912 819 238 – 0988 980 238
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
ABCDBEFB
Biết A là thành phần chính của quặng pirit
2. Viết các PTPƯ ghi rõ điều kiện nếu có để điều chế: FeSO4; Fe(NO3)3 từ các nguyên liệu chính là FeS2, không khí và nước.
Câu 2 (4 điểm) 
1. Fe lẫn Fe3O4; Al lẫn Al2O3; Mg lẫn MgO, Cu, Ag trong một hỗn hợp vụn. Dung phương pháp hóa học hãy tách riêng Fe, Al, Mg, Cu, Ag ra khỏi hỗn hợp ở dạng đơn chất.
2. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, và (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Xác định tên kim loại
Câu 3 (4 điểm) 
1. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol và 0,05 mol . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Tính m. 
2. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính m.
Câu 4 (4 điểm)
1. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Tính m.
2. Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?
Câu 5 (4 điểm)
1. Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% , cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Tính x.
2. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
-------HẾT------
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
0912 819 238 – 0988 980 238
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
2. Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2 (4 điểm) 
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xẩy ra.
a) Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1-2ml dung dịch HCl vào, lắc nhẹ.
b) Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat.
c) Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ vào 3 – 4 giọt dung dịch BaCl2.
d) Nhỏ vài giọt dung dịch muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH.
2. Tổng số proton, notron và electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn nguyên tử B là 12. 
Xác định 2 kim loại A và B. Biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Na (Z=11), Mg (Z=12); Al (Z = 13), K (Z = 19), Ca (Z = 20), Fe (Z = 26), Cu (Z = 29), Zn (Z = 30).
Viết các phương trình điều chế A từ muối cacbonat của A và B từ một oxit của B.
Câu 3 (4 điểm) 
1. Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Tính khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.
2. Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Tính m.
Câu 4 (4 điểm)
1. Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính V.
2. Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Xác định tỉ lệ x : y.
Câu 5 (4 điểm)
1. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Tính x.
2. Tính độ tan của Na2SO4 ở 100C và nồng độ phần trăm của dung dịch bão hoà Na2SO4 ở nhiệt độ này. Biết rằng ở 100C khi hoà tan 7,2g Na2SO4 vào 80g H2O thì được dung dịch bão hoà Na2SO4.
-------HẾT------
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
0912 819 238 – 0988 980 238
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau đây: NH4HSO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl; H2SO4.
Câu 2 (4 điểm) 
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra.
a) Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong. Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư.
b) Cho KOH dư tác dụng với dung dịch FeCl2. Lấy kết tủa thu được để lâu trong không khí.
2. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe và của Au ở 200C, biết ở nhiệt độ đó khối lượng riêng của sắt là 7,87 g/cm3 và của Au là 19,32 g/cm3 với giả thiết trong tinh thể Fe hay Au là những hình cầu chỉ chiếm 75% thể tích, phần còn lại là các khe trống giữa các quả cầu. Cho biết khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 đvC và Au là 196,97 đvC.
Câu 3 (4 điểm) 
1. Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Tính m.
2. Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Tính m.
Câu 4 (4 điểm)
1. Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng bằng bao nhiêu?
2. ở 120C có 1335g dung dịch CuSO4 bão hoà. Đun nóng dung dịch lên đến 900C. Hỏi phải thêm vào dung dịch bao nhiêu gam CuSO4 để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ này.
Biết ở 120C, độ tan của CuSO4 là 33,5 và ở 900C là 80.
Câu 5 (4 điểm)
Hoà tan hết 4,68gam hỗn hợp 2 muối ACO3, BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lít khí CO2 (đktc).
1. Tính tổng khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch X.
2. Tìm các kim loại A, B và tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Biết tỉ lệ số mol , tỉ lệ khối lượng mol MA : MB= 3:5.
3. Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 200ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 để thu được 1,97g kết tủa
-------HẾT------
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
0912 819 238 – 0988 980 238
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ SỐ 6
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
2. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dụng dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa hoc? Viết các phương trình hóa học.
Câu 2 (4 điểm) 
1. Trong số các chất sau đây, những chất nào có thể phản ứng được với nhau? Viết phương trình phản ứng: NaOH, Fe2O3, K2SO4, CuCl2, CO2, Al, NH4Cl.
2. Hợp chất A có công thức MXx , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, X là phi kim ở chu kỳ 3. Trong hạt nhân của M có số notron nhiều hơn số proton là 4; của X có số notron bằng số proton. Tổng số proton trong MXx là 58.
Xác định tên, số khối của M.
Viết cấu hình e của X. Nêu vị trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 3 (4 điểm) 
Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm: R, FeO, CuO (R là kim loại chỉ có hóa trị II, hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa một kim loại) và 6,72 lít H2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit.
1. Tìm R.
2. Cho 12 gam kim loại R ở trên vào 1 lít dung dịch MSO4, NSO4 (M, N là kim loại) có cùng nồng độ là 0,1M (Biết R đứng trước M, M đứng trước N trong dãy hoạt động hóa học) thu được chất rắn C có khối lượng 19,2 gam. Cho C tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì còn lại một kim loại không tan có khối lượng 6,4 gam. Xác định 2 kim loại M và N.
Câu 4 (4 điểm)
1. Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Tính m.
2. Ở 850C có 1877g dung dịch bão hoà CuSO4. Làm lạnh dung dịch xuống còn 250C. Hỏi có bao nhiêu gam CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 850C là 87,7 và ở 250C là 40.
Câu 5 (4 điểm)
1. Cho hỗn hợp A gồm Na, Al, Mg.
+ Cho m gam hỗn hợp A vào nước dư thì thu được 8,96 lít H2.
+ Cho m gam hỗn hợp A vào NaOH dư thì thu được 15,68 lít H2.
+ Cho m gam hỗn hợp A vào HCl dư thì thu được 26,88 lít H2.
Tìm m và % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2. Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định công thức oxit kim loại.
-------HẾT------
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
0912 819 238 – 0988 980 238
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ SỐ 7
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
2. Chỉ có nước và khí cacbonic làm thế nào để nhận biết được các chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaCl2. Trình bày cách nhận biết mỗi chất và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Câu 2 (4 điểm) 
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng: 
FeS + HCl khí A + 
KClO3khí B + 
Na2SO3 + HClkhí C + 
Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau đôi một. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có).
2. Cho V lít CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 7,88 gam kết tủa. Tính V. 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.
Câu 4 (4 điểm)
1. Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm.
2. Phải hòa tan thêm bao nhiêu gam KOH nguyên chất vào 1200gam dung dịch KOH 12 % để có dung dịch 20%?
Câu 5 (4 điểm)
Có một hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al nặng 10 gam.
+ Cho hỗn hợp này tác dụng với dd HCl dư, lọc lấy phần không tan, đem đun nóng hoàn toàn thu được chất rắn nặng 8 gam.
+ Mặc khác cho dung dịch nước lọc tác dụng với dd NaOH dư thu được kết tủa. Đun nóng kết tủa thu được 4 gam chất rắn.
Tìm % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp.
Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thu được chất rắn A, muốn hòa tan hoàn toàn A thì dùng bao nhiêu gam H2SO4 49%
-------HẾT------
GV: Ths Hoàng Nam Ninh
0912 819 238 – 0988 980 238
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ SỐ 8
Câu 1 (4 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm CuO, Cu, Fe, Al. Bằng các phương pháp hóa học, hãy chứng tỏ sự có mặt của các chất trong hỗn hợp trên.
Câu 2 (4 điểm) 
1. Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
b) Cho từ từ từng giọt dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
Nếu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
2. Hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua A nung nóng được chất rắn B. Hòa tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C. Hòa tan chất rắn D vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Câu 3 (4 điểm) 
Cho hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 63% 
(d =1,44 g/ml ) theo các phản ứng sau:
	FeCO3 + HNO3 muối X + CO2 + NO2 + H2O (1)
	FeS2 + HNO3 muối X + H2SO4 + NO2 + H2O (2)
được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Cho . Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 7,568 gam chất rắn ( BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
X là muối gì? Hoàn thành các phương trình phản ứng 1 và 2
Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp X?
Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng 
Câu 4 (4 điểm)
Nung mA gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 ta thu được chất rắn A1và khí O2. Biết KClO3 bị phân hủy hoàn toàn theo phản ứng 2KClO3 ®2KCl + 3O2 còn KMnO4 phân hủy một phần theo phản ứng 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2.
Trong A1 có 0,894 gam KCl chiếm 8,132 % khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí theo tỷ lệ thể tích VO2 : VKK = 1:3 trong một bình kín ta được hỗn hợp khí A2. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Biết không khí chứa 80% N2 và 20% O2 về thể tích.
1) Tính khối lượng mA.
2) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Câu 5 (4 điểm)
Hòa tan 55 gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 bằng 500 ml dung dịch H2SO4 1M (vừa đủ) ta thu được hỗn hợp khí A và dung dịch chứa một muối trung hòa duy nhất.
1) Cho hỗn hợp khí A vào bình kín có một ít bột xúc tác V2O5. Bơm tiếp oxi vào bình ta thu được hỗn

Tài liệu đính kèm:

  • doc20_DE_THI_HOC_SINH_GIOI_HOA_9.doc