Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS thị xã Ba Đồn môn: Hóa học

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1633Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS thị xã Ba Đồn môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS thị xã Ba Đồn môn: Hóa học
PHÒNG GD-ĐT BA ĐỒN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 Môn: Hóa học
	 Khóa ngày .- 10 – 2014	
Số BD:.. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3.0 điểm): Tìm 6 chất rắn khác nhau để khi cho từng chất rắn đó tác dụng với dung dịch HCl ta thu được 6 chất khí khác nhau. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2 (1,0 điểm):	
 	A và B là hai oxit của Nitơ, cùng có thành phần khối lượng của oxi bằng 69,55%.
 	Xác định công thức phân tử của A và B, biết tỷ khối hơi của A so với hidro bằng 23; tỷ khối hơi của B so với A bằng 2.
Câu 3 (4 điểm): Có 1,5 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe, Al, Cu. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau.
	Phần1: Cho tác dụng với HCl dư, phản ứng xong còn lại 0,2 gam chất rắn không tan và thu được 448 ml khí ở (đktc). Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
	Phần 2: Cho tác dụng với 400 ml dung dịch có chứa hai muối AgNO3 0,8M và Cu(NO3)2 0,5M. Phản ứng xong thu được chất rắn A và dung dịch B.
	a/ Xác định thành phần định tính và định lượng của chất rắn A.
	b/ Tính CM của các chất có trong dung dịch B. Biết rằng Al phản ứng hết mới đến Fe phản ứng và AgNO3 phản ứng trước mới đến Cu(NO3), thể tích dung dịch coi như không đổi trong quá trinh phản ứng.
Câu 4 (2 điểm): Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 ở (đktc).
	a. Xác định công thức phân tử của oxit kim loại trên.
	b. Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được khí SO2 bay ra và dung dịch X. Hãy xác định CM của muối trong dung dịch X; biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình phản ứng.
 Biết: Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; 0 = 16; S = 32; C = 12; H = 1; Cl = 35,5
------------------ Hết ------------------
TT
 ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
3,0đ
1. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
2. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3. BaS + 2HCl → BaCl2 + H2S↑
4. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2O
5. CaSO3+ 2HCl → CaCl2 + SO2↑+ H2O
6. CaC2 + 2HCl → CaCl2 + C2H2↑
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
1,0đ
Gọi oxit Nitơ A là : NxOy.
 da/b= = 23 → MA = 46 (đvC).
Theo đề : 14x + 16y = 46 (1) và 69,55 = . 100 (2)
Từ (2) y = 2 thế vào (1): 14x + 16y = 46 x = 1
công thức A: NO2 tương ứng 
công thức B: N2O4
0,5
0,5
Câu 3
4,0đ
Gọi a, b, c lần lượt là số mol của Fe , Al , Cu trong mỗi phần.
Phần 1: 
Phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
 Mol: a a
 2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2↑
 Mol: b 
Ta có: nH2 = = 0,02(mol)
Sau phản ứng còn 0,2 gam chất rắn, đây chính là khối lượng của Cu mCu = 0,2 g.
Theo đề ra ta có hệ phương trình:
Giải hệ ta có:
Vậy khối lương của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu:
mCu = 0,2. 2 = 0,4g 
mFe = 0,005. 2 . 56 = 0,56g
mAl = 0,01. 2. 27 = 0,54g
Phần 2: PTHH các phản ứng có thể xảy ra
 Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓ (1)
mol: 0,01 0,03 0,01 0,03 
 2Al + 3Cu(NO3)2 → 2 Al(NO3)3 + 3Cu↓ (2)
 Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓ (3)
mol: 0,001 0,002 0,001 0,002
 Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓ (4)
mol: 0,004 0,004 0,004 0,004
 Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ (5)
a/ Xác định thành phần định tính và định lượng của chất rắn A:
Hỗn hợp A gồm: Ag và Cu.
 n AgNO3 = CM AgNO3 . V = 0,08 . 0,4 = 0,032 (mol)
 n CuNO3 = CM CuNO3 . V = 0,5 x 0,4 = 0,2 (mol)
Từ (1): Số mol AgNO3 dư : 0,032 - 0,03 = 0,002 mol. Al hết, không có (2)
Từ (3): Số mol Fe phản ứng: 0,001 mol. AgNO3 hết, không có (5) 
Từ (4): Số mol CuNO3 phản ứng: 0,004 mol
 Số mol CuNO3 còn dư là: 0,2 - 0,004 = 0,196 mol
 Số mol Cu sinh ra là: 0,004 mol
 mCu thu được = 0,004 . 64 + 0,2 = 0,456 gam.
 Số mol của Ag sinh ra: 0,03 + 0,002= 0,032 mol
 mAg= 0,32 . 108 = 3,456 gam
b/ Tính CM các chất trong dung dịch B:
Từ (1) n Al(NO3)3 = 0,01 mol
 Vậy: CM Al(NO3)3 = = 0,025(M)
Từ (3),(4): n Fe(NO3)3 = 0,001 + 0,004 = 0,005 mol
 CM Fe(NO3)3 = = 0,0125(M)
Số mol Cu(NO3)2 dư: 0,196 mol
 CM Cu(NO3)2 = = 0,49(M)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
Câu 4
2,0đ
Gọi oxit kim loại cần tìm là: AxOy, khối lượng mol của A là M.
Ta có PTHH: AxOy + y CO → xA + y CO2↑ (1)
 a mol ya mol xa mol ay mol
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O (2)
 n CaCO3 = = 0,07 (mol)
Từ phương trình (1) Và (2) ta có: nCO2 = nCO = 0,07 
 hay ay = 0,07 mol (*) 
Theo định luật BTKL được áp dung cho phản ứng (1)
 4,06 + 28 . 0,07 = mA + 44 . 0,07 
 mA = 2,94 gam hay M . ax = 2,94 gam (**)
Phương trình phản ứng của A với dung dịch HCl :
 2A + 2n HCl → 2ACln + n H2 ↑ (3)
 a.x 
 nH2 = = 0,0525 = hay a.x = (***)
Từ (*),(**),(***) ta tính được M= 28.n
Phù hợp với cặp nghiệm khi n = 2 và M = 56 tương ứng A là Fe.
 Thay n = 2 vào (***) ta có : a.x = 0,0525 (****)
 Từ (*) và (****) ta lập biểu thức: = = 
Vậy công thức của oxit là: Fe3O4
b/ Phương trình hoá học:
 2Fe3O4 + 10 H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O
 = 0,0175 mol 0,02625 mol
CM Fe2(SO4)3 = = 0,0525 (M). 
0,5
0,5
0,5
0,5
 Lưu ý:
Thí sinh có thể giải nhiều cách, nếu đúng vẫn được điểm tối đa.
Nếu bài toán giải hợp lí mà thiếu phương trình hóa học thì thí sinh vẫn được tính kết quả chỉ mất điểm viết phương trình
Thí sinh viết đúng phương trình hóa học nhưng không ghi trạng thái kết tủa hay bay hơi cũng không bị trừ điểm.
Nếu thí sinh giải đúng trọn kết quả của 1 ý theo yêu cầu đề ra thì cho điểm trọn ý mà không cần tính điểm từng bước nhỏ; nếu từng ý giải không hoàn chỉnh, có thể cho một phần của tổng điểm tối đa dành cho ý đó; điểm chiết phải được tổ thống nhất; Điểm toàn bài chính xác đến 0,25đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA 2014.doc