Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm: 2016 – 2017 môn: Hóa Học

doc 7 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1070Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm: 2016 – 2017 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm: 2016 – 2017 môn: Hóa Học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2016 – 2017
Đề chính thức
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm)
Câu 1. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, SO2, H2, N2, CO, NO2 đi qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là:
 A. CO2, SO2, H2 B. O2, NO2, N2 C. CO2, SO2, NO2 D. CO, NO2, H2
Câu 2. Để làm sạch được Ag có lẫn Al, Zn. Có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây:
 A. NaOH B. HCl C. AgNO3 D. H2SO4 (đặc, nóng)
Câu 3. Cho 98 gam dung dịch H2SO4 20% vào dung dịch BaCl2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là: 
 A. 40g B. 46g C. 46,6g D. 40,6g
Câu 4. Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau:
A. Dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4 B. Fe(OH)2 và dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH và dung dịch Ba(NO3) D. CO2 và dung dịch NaAlO2
Câu 5. Hòa tan 15,5 gam natrioxit vào nước dư để thu được 500ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch này là:
 A. 2M B. 1,5M C. 1M D. 0,5M
Câu 6. Từ các chất KMnO4, BaCl2, H2SO4 và Fe có thể điều chế tối đa được mấy khí:
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 7. Để biến đổi sắt(II) oxit thành sắt(III) hiđroxit có thể dùng lần lượt các hóa chất là:
 A. HCl, NaOH, Không khí ẩm B. H2SO4(loãng), KOH, Không khí ẩm
 C. NaOH, nước, không khí ẩm D. KOH, HCl, không khí khô.
Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng sau:
 BaCO3 	X 	Ba(OH)2 	Y 	BaCO3
X, Y có thể là:
 A. BaO và Ba(HCO3)2 B. BaSO4 và BaCl2
 C. BaO và BaCl2 D. CO2 và BaCl2
Câu 9. Có 4 dung dịch KOH, AgNO3, NaNO3, NaCl. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào cho dưới đây để nhận biết các dung dịch trên:
 A. Quỳ tím B. HCl C. H2SO4 D. Phenolphtalein
Câu 10. Có thể dùng NaOH(rắn) để làm khô các khí:
 A. NH3, SO2, CO, Cl2 B. N2, NO2, CO2, CH4, H2
 C. NH3, O2, N2, CH4, H2 D. N2, Cl2, O2, CO2, NO2
Câu 11. Người ta dùng NH3 dư để phun vào không khí bị nhiễm clo vì sau phản ứng thu được sản phẩm không độc đối với môi trường. Đâu là sản phẩm của quá trình trên:
 A. N2, HCl. B. N2, HCl, NH4Cl C. HCl, NH4Cl D. NH4Cl, N2
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
 A. 9,25g B. 7,25g C. 8,98g D. 10,27g
Câu 13. Cho luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Thu được chất rắn Y. Cho Y vào dng dịch NaOH (dư) khuấy kỹ, thấy còn lại một phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
 A. Mg, Fe, Cu B. Mg, Al, Fe, Cu C. MgO, Fe, Cu D. MgO, Al2O3, Cu
Câu 14. Cho dãy các chất rắn: Al2O3, NaHCO3, Zn, NH4Cl, NaCl, CuO, Al(OH)3, Fe(OH)3. Số chất vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với HCl:
 A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 15. Hòa tan 17,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu, Zn vào 400ml dung dịch HCl 1M vừa đủ được dung dịch A. Cho dần dần NaOH vào A để thu được kết tủa tối đa. Lọc rửa kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
 A. 20,7g B. 24g C. 23,8g D. 23,9g
Câu 16. Ngâm 1 đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4 nồng độ x(M). Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Giá trị của x là:
 A. 0,2M B. 0,5M C. 1M D. 1,2M
Câu 17. Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị 2 và 3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0,672 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được lượng muối khan:
 A. 10,33g B. 11,21g C. 12,33g D.12,45g
Câu 18. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự hoạt động tăng dần:
 A. Na, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag B. Al, Na, Zn, Fe, Sn, Ag, Cu.
 C. Ag, Cu, Pb, Sn, Fe, Zn, Al, Na. C. Ag, Cu, Sn, Pb, Fe, Zn, Al, Na.
Câu 19. Cho Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: NaOH, KHSO4, HCl, KHCO3, K2CO3, H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng có kết tủa là
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 20. Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa keo. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổi thì được 1,02 gam chất rắn.Thể tích dung dịch NaOH có thể là:
 A. 0,8 lit B. 2,0 lit C. 1,0 lit D. 0,2 lit
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm):
Câu 1: (1,5 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học để giải thích cho các thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm 1: Cho Na dư vào dung dịch Al(NO3)3. Sau đó lại sục CO2 vào dung dịch thu được.
 Thí nghiệm 2: Đốt cháy quặng pirit sắt trong oxi dư sau đó hấp thụ sản phẩm khí vào dung dịch brom.
 Thí nghiệm 3: Cho Sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.
Câu 2: (2,0 điểm) 
 1. Có 4 lọ chứa 4 dung dịch không màu gồm: HCl, MgSO4, Ba(NO3)2, K2CO3. Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy phân biệt bốn dung dịch trên.
 2. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp bột gồm: CaCO3, NaCl và BaSO4. Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Câu 3 (3 điểm)
 1. Để m gam bột sắt A ngoài không khí. Sau một thời gian thu được hỗn hợp B có khối lượng 12 gam gồm sắt và các oxit sắt. Cho B tác dụng hoàn toàn với HNO3 dư thấy giải phóng ra 2,24 lit (ở đktc) khí NO duy nhất. Tính giá trị của m.
 2. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp X gồm 2 oxit của hai kim loại thu được chất rắn A và khí B.
Cho toàn bộ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 1,5 gam kết tủa.
Cho toàn bộ chất rắn A vào dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thì thu được dung dịch muối có nồng độ 11,234% không có khí thoát ra, và còn lại 0,96 gam chất rắn không tan.
 Xác định công thức của 2 oxit, biết các phản ứng xảy ra đều hoàn toàn.
Câu 4 (1,5 điểm): Ngâm 5,12 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 trong dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thúc lọc lấy chất rắn không tan. Để hòa tan chất rắn này cần 80ml dung dịch HCl 1M. Phản ứng xong thấy vẫn còn 3,2 gam chất rắn màu đỏ không tác dụng với axit. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Câu 5 (2,0 điểm)
 Cho hơi nước đi qua than nóng thu được 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm CO, CO2, H2 có tỉ khối so với H2 là 7,8 .
 Dẫn A qua ống sứ đựng 23,2 gam một ôxit kim loại nung nóng để phản ứng xảy ra vừa đủ. Hoà tan kim loại thu được vào dung dịch HCl dư thì có 6,72 lít khí bay ra. Biết thể tích khí ở ĐKTC, các phản ứng xẩy ra hoàn toàn .
 Tìm công thức phân tử của oxit kim loại.
---------Hết---------
Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Họ và tên thí sinh.Số báo danh.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Môn: Hóa học
I. Phần trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.
Lưu ý: Với câu hỏi có nhiều đáp án đúng thì chỉ cho điểm khi thí sinh chọn đủ các đáp án.
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
C
A,B,C
C
A,B,D
C
B
A,B
A,C
A,B,D
C
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
D
C
C
C
A
C
A
C
C
C,D
II. Phần tự luận:
Câu
Ý
Đáp án
Điểm
1
1,5
Thí nghiệm 1: Có khí không màu thoát ra, Na tan dần
 2Na +2H2O 2NaOH + H2
- Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan.
 3NaOH + Al(NO3)3 Al(OH)3 + 3NaNO3
 NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
- Xuât hiện kết tủa keo trăng trở lại:
 NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3
Thí nghiệm 2: Có khí mùi hắc thoát ra
 4FeS2 + 11O2 2 Fe2O3 + 8SO2
- Mất màu dung dịch Brom
SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4
Thí nghiệm 3: Có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, màu xanh nhạt dần
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
0,1
0,1
0,1
0,1
0,15
0,1
0,15
0,1
0,15
0,1
0,15
0,1
0,1
2
2,0
1
1,25
Trích mỗi dung dịch một ít làm chất thử:
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thuốc thử trên:
- Mẫu thử cho kết tủa trắng là Ba(NO3)2
H2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 + 2HNO3
- Mẫu thử có khí không màu bay ra là K2CO3
H2SO4 + K2CO3 K2SO4 + CO2 + H2O
Sau đó cho ít dung dịch K2CO3 vào 2 mẫu thử còn lại:
- Mẫu thử có kết tủa trắng là MgSO4
MgSO4 + K2CO3 MgCO3 + K2SO4
- Mẫu thử có khí không màu bay ra là HCl
K2CO3 + 2HCl 2KCl + CO2 + H2O
0,1
0,15
0,1
0,15
0,1
0,15
0,15
0,1
0,15
0,1
2
0,75
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp vào nước, lọc tách phần không tan được BaCO3, BaSO4. Phần nước lọc là dung dịch NaCl
Cô cạn dung dịch thu được NaCl
Phần chất rắn không tan cho vào dung dịch HCl dư, lọc chất rắn không tan thu được BaSO4. 
Phần nước lọc cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư. Lọc kết tủa thu được BaCO3.
 BaCO3 + 2HCl -> BaCl2 + H2O + CO2
 Na2CO3 + BaCl2 -> BaCO3 + 2NaCl
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
3
3,0
1
1,0
mO2 phản ứng = 12 – m (gam). Số mol oxi = (12 - m): 32 (mol)
Sơ đồ phản ứng: 
 Fe + O2 (Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3) 
(Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3) + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O
Từ sơ đồ phản ứng ta thấy có sự nhường và nhận e
Qúa trình cho electron: 
Fe +3e → Fe3+
m/56 → 3m/56 
 Qúa trình nhận electron:
 02 + 4e → 2O-2
(12-m):32 (12-m):8 nhận= (12-m): 8 + 0,3
N5+ + 3e → N2+
 0,3 0,1
Áp dụng dịnh luật bảo toàn elec tron ta có: 
tổng số mol e nhường = tổng số mol e nhận. Hay
3m/56 = (12-m): 8 + 0,3
Giải ra ta được m= 10,08 gam
0,25
0,25
0,25
0,25
2
 2,0
Vì A tác dụng với dd H2SO4 10% không có khí thoát ra, có 0,96 gam chất rắn nên A chứa kim loại không tác dụng với dd H2SO4 để tạo ra khí H2, được sinh ra khi oxit của nó bị Co khử. Mặt khác A phải chứa oxit không bị khử bởi CO, Oxit đó hòa tan được trong dd H2SO4 tạo ra dung dịch muối.
Gọi oxit tác dụng với CO là R2On , Oxit không bi CO khử M2Oa
PTHH: R2On + nCO 2R + nCO2 (1)
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2) 
Ta có: nCO2 = nCaCO3 = 0,015 (mol)
Từ PTPU (1) ta có nR = 0,03/n (mol)
Tính được MR = 32n . Lần lượt thử các giá trị n = 1,2,3.
Giá trị phù hợp: n= 2, MR = 64. Kim loại là Cu. Công thức hóa học của oxit là: CuO
Khi cho A tác dụng với dung dịch H2SO4:
M2Oa + a H2SO4 M2(SO4)a + aH2O (3)
Gọi x là số mol M2Oa trong A. Ta có:
 (2.MM + 96 a) x 11,243
 = 
 (2.MM + 16 a).x + 980ax 100
 Suy ra: MM = 9.a => Thử các giá trị của a= 1,2,3.
Giá trị phù hợp: a = 3, M = 27 ; kim loại Al => CTHH: Al2O3
0,5
 0,1
0,15
0,15
0,1
0,1
0,15
0,15
0,1
0,1
0,2
0,1
0,1
4
1,5
Vì CuSO4 dư nên Fe phản ứng hết:
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (1)
Sau phản ứng thu được chất rắn gồm: Cu, FeO, Fe2O3. cho phản ứng với HCl
 FeO + 2HCl FeCl2 + H2O (2)
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O`(3)
Sau phản ứng chất rắn không tan là Cu.
 Theo (1) ta có nFe = nCu = 0,05 (mol) => mFe = 56.0,05= 2,8 (g)
- Khối lương FeO, Fe2O3 = 5,12 – 2,8 = 2,32 (gam)
Gọi nFeO = x (mol), nFe2O3 = y (mol). Với khối lượng hỗn hợp ta có phương trình: 72x + 160y = 2,32 (I)
- Theo ptpu (2) ta có: nHCl = 2nFeO = 2x (mol)
- Theo ptpu (3) ta có: nHCl = 6nFe2O3 = 6y (mol)
Theo bài ta có pt: 2x + 6y = 0,08 (II)
Giải hệ phương trình (I), (II) ta được x= 0,01, y= 0,01.
mFeO = 72.0,01 = 0,72 (g), mFe2O3 = 160.0,01 = 1,6(g)
 0,1
 0,1
 0,15
 0,15
 0,15
 0,15
 0,1
 0,1
 0,1
 0,2
 0,2
5
2,0
C + H2O CO + H2 (1)
C + 2H2O CO2+ 2H2 (2) 
Gäi sè mol CO vµ CO2 lµ a vµ b mol 
Tõ (1) , (2) : = a +2b 
Þ = 7,8 × 2 = 15,6
 Gi¶i ®­îc : a = b = 0,1 Þ 
RxOy + yH2® xR + y H2O 	(3)
RxOy + y CO ® xR + y CO2 	(4)
§Æt ho¸ trÞ cña R trong muèi Clorua lµ n ( 1 n 3 )
2R + 2n HCl ® 2 RCln + nH2 (5)
Ta có : 
 Þ MA= 16,8 : = 28n 
BiÖn luËn t×m ®­îc n= 2 ; M = 56 (Fe) Þ 0,3 (mol) 
 Suy ra ta có : Þ C«ng thøc «xit lµ Fe3O4 
0,1
0,1
0,1
0,1
0,25
0,15
0.15
0,15
0,1
0,25
0,1
0,2
0,1
0,15
Chú ý: 
 - Nếu thiếu điều kiện hoặc thiếu cân bằng trừ một nửa số điểm của phương trình.
 - Nếu thiếu cả điều kiện và cân bằng thì phản ứng đó không tính điểm.
 - Giải bài toán theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
 ---- Hết ----

Tài liệu đính kèm:

  • docClo_va_hop_chat.doc