PHÒNG GD& ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS THANH MAI Năm học : 2014 – 2015 Môn thi : Lịch sử Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 2: (6 điểm) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN ? Tổ chức ASEAN hoạt động dựa trên mục tiêu, nguyên tắc nào? Trình bày mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay ? Câu 3: ( 5 điểm) Hãy nêu xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? Vì sao nói hòa bình hợp tác hữu nghị và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân Việt Nam là gì? Câu 4: ( 4 điểm) Hãy nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với đời sống xã hội. Con người đã có giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại? ====================Hết====================== PHÒNG GD& ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH MAI HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học : 2014 – 2015 Môn thi : Lịch sử Câu 1: (5 điểm) * Giới thiệu khái quát về châu Á - Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú , trước chiến tranh thế giới thứ hai, chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân dân khổ cực: ( 0,5đ) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai , phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kì xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. ( 0,5 điểm) * Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế - Trung Quốc: +Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới ( 1,0 điểm). + Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt : Từ năm 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133, 6 đến 2090 nhân dân tệ ; ở than hf phố từ 343,4 đến 5160,3 nhân dân tệ . (1,0điểm) Một số nước khác: + Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng ở châu Á”. (0,5 điểm). + Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3% (0,5 điểm) + Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4 % (0,5 điểm). Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”. (0,5 điểm). Câu 2: (6 điểm) * Hoàn cảnh ra đời - Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển (0,25 điểm). - Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi. ( 0,25điểm) - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc( Thái Lan) với sự tham gia của năm nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. (0,5 điểm) * Mục tiêu của ASENAN Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1,0 điểm) * Nguyên tắc hoạt động - Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả (1,0 điểm) * Mối quan hệ giữa ASENAN và Việt Nam - Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam , Lào, Cam-phu-chia kết thúc năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập. (0,5 điểm) - 7/1992, Việt Nam gia nhập vào Hiệp ước Ba-li ( 1976) . Đây là bước đi đầu tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. (0,5 điểm) - 26/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy. (0,5 điểm ) -Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trong trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trong như: ( 0,5 điểm) + 12/1998 tổ chức thành công Hôi nghị cáp cao ASEAN 6 tại Hà Nội. (0,25 điểm) + Từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN . (0,25 điểm) + 2010 Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN ( 0,25 điểm) + 4/2010 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà Nội ( 0,25 điểm) Câu 3( 5 điểm) * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: - Một là: xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế, các nước tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau . Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình ( 0,25 điểm) - Hai là : Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta , trật tự thế giới mới được xác lập: trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm ( 0,25 điểm) - Ba là: Từ sau “chiến tranh lạnh”, và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật , các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. ( 0,25 điểm) - Bốn là: Tuy hòa bình, thế giới được củng cố, nhưng nhiều khu vực vẫn còn xung đột quân sự, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ hoặc nội chiến giữa các phe phái ( 0,25 điểm) - Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ( 0,5 điểm) * Thời cơ và thách thức - Thời cơ + Các dân tộc sống trong hòa bình, hợp tác không phải đầu tư lớn vào quân sự, giành toàn bộ những điều kiện tốt nhất cho phát triển kinh tế, xã hội. (0,25 điểm) + Mở rộng hợp tác, thu hút vốn, khoa học kĩ thuật đối với các nước đang phát triển , các nước phát triển đầu tư vốn và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, đôi bên cùng có lợi (0,25 điểm) + Đẩy mạnh liên kết khu vực về thị trường tiền tệ, chính trị thống nhất để tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đất nước phát triển toàn diện vè kinh tế, chính trị, xã hội ( 0,5 điểm) - Thách thức: + Các nước có thuận lợi như nhau, nước nào không nắm bắt được thời cơ sẽ tụt hậu, hàng hóa nước đó sẽ không đủ sức mạnh cạnh tranh với nước ngoài và trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm của thế giới, sản xuất trong nước bị đình trệ, người lao động mất việc làm, dẫn đến sự bất ổn trong xã hội ( 0,25 điểm) + Quá trình toàn cầu hóa tạo nên sức cạnh tranh khốc liệt , tạo nên khoảng cách giàu, nghèo, sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, vì quyền lợi của mỗi dân tộc không đồng đều, dẫn đến những bất đồng nảy sinh. (0,25 điểm) * Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Việt Nam - Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kiên định con đường XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. ( 0,5 điểm) -Tận dụng thời cơ hòa bình để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt nhằm thu hút vốn đầu tư, tập trung phát triển kinh tế song vẫn giữ được bản sắc dân tộc (0,5 điểm) - Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ khoa học-kĩ thuật . ( 0,25 điểm) - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. ( 0,25 điểm) - Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ( 0,5 điểm) Câu 4 ( 4 điểm) - Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.( 1,0 điểm) - Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã và đang có những tác động sau: +Tích cực:Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước vào một nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công-nông nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.(1,0 điểm) +Tiêu cực:Cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật cũng đã đem lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên) . Đó là việc chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, tai nạn lao độngcuộc sống của con người luôn bị đe dọa.(1,0 điểm) - Con người đã có những giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực đó : Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc, kínhcấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại bảo vệ những động vật quý hiếm đẻ bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên. (1,0 điểm)
Tài liệu đính kèm: