Kỳ sơ tuyển chọn đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học: 2013-2014 môn: lịch sử

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1043Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ sơ tuyển chọn đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học: 2013-2014 môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ sơ tuyển chọn đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học: 2013-2014 môn: lịch sử
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI	 KỲ SƠ TUYỂN CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG TỈNH LỚP 9
 NĂM HỌC: 2013-2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: LỊCH SỬ
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
 (Đề thi gồm 01 trang) 	 
 Câu 1. ( 8.0 điểm)
Cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang chống thực dân Pháp bùng nổ khắp cả nước, tiêu biểu là phong trào “Cần Vương”. Bằng những kiến thức đã học, hãy làm rõ:
Thế nào là phong trào Cần Vương ?
Nêu diễn biến của phong trào “Cần Vương” ?
c. Nhận xét về phong trào Cần Vương ?
Câu 2. ( 4,0 điểm) 
Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX. So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
Câu 3. (8,0 điểm)
Công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào ? 
Trình bày những thành tựu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Em có suy nghĩ gì về những thành tựu đó?
-------HẾT-------
Họ và tên thí sinh..SBD
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD&ĐT TX HOÀNG MAI
KỲ SƠ TUYỂN CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: LỊCH SỬ.
Câu 1: (7 đ)
a. Phong trào Cần Vương là: Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ một nhà vua ở Việt Nam. Phong trào Cần Vương vào cuối thế kỉ XIX của các sĩ phu yêu nước Việt Nam dấy lên theo lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi nhằm chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Về thực chất, đó là phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước.(1.0)
b. Phong trào có thể chia thành hai giai đoạn:
- Gai đoạn 1: Từ 1885 – 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.( 1.0)
- Giai đoạn 2: Từ 1889 – 1896, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.(1,0)
c. Nhận xét về phong trào Cần Vương:
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.(0,5)
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớpnhất là nông dân.(0,5)
- Mục tiêu: đánh thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chế động phong kiến.(0,5)
- Tính chất: mang tính dân tộc, yêu nước.(0,5)
- Nguyên nhân thất bại: 
+ Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiếnkhông đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội(0,5)
+ Hạn chế của những người lãnh đạo: chiến đấu mạo hiểm, phưu lưu chưa tính đến kết quả lâu dài, chiến lược, chiến thuật sai lầm(0,5)
+ So sách lực lượng ta – địch chênh lệch(0,5)
- Ý nghĩa: đây là phong trào lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dàođể lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.(0,5)
Câu 2: ( 5đ )
* Bối cảnh lịch sử :
- Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương đã thất bại hoàn toànVì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới(0,5)
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới ( tư sản, tiểu tư sản, công nhân ). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nêu đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng(0,5)
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam. Tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản(1,0)
- Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản(1,0)
* Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX:
- Mặc dầu phong trào vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới- xu hướng dân chủ tư sản(1,0)
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú : vũ trang bạo động, vận động duy tân, mở trường dạy học quy mô rộng lớn thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.(1,0)
Câu 3: (8đ)
Công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô :
- Hoàn cảnh: thiệt hại nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phốbị tàn phá.(0,5)
+ Lãnh thổ đất nước phần Châu Âu hầu như hoang tàn, đổ nátđã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.(0,5)
- Biện pháp: đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra và thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 5 năm lần thứ tư ( 1946 – 1950) (0,5)
- Kết quả: 
+ Kế hoạch 5 năm lần thứ tư được hoàn thành thắng lợi, vượt mức trước thời hạn 9 tháng. Các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự định.(0,5)
+ Tới năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%( kế hoạch dự định tăng 48%). Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng mới đã đi vào hoạt động.(0,5)
+ Nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.(0,5)
+ Khoa học – kĩ thuạt Xô Viết đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.(0,5)
- Ý nghĩa:
+ Chứng minh sức mạnh ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhân dân Liên Xô.(0,5)
+ Tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.(0,5)
* Thành tựu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Về kinh tế: Trong 2 thập niên 50 và 60 của thế kĩ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 9,6%. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.(1,0)
- Về khoa học – kĩ thuât: vẫn trên đà phát triển mạnh với những thành tựu vang dội, kì diệu. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của xã hội loài người. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông, lần đầu tiên đưa con người vào vũ trụ, bay vòng quanh Trái Đất; đồng thời cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.(1,0)
* Suy nghĩ về những thành tựu nói trên.
- Có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử phát triển của Liên Xô nói riêng và nhân loại nói chung
 0,5)
 - Làm đảo lộn “ Chiến lược toàn cầu” của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ(0,5)
- Chính những thành tựu đó là điều kiện để Liên Xô trở thành nước đứng đầu hệ thống chủ nghĩa xã hội và là thành trì vững chắc của cách mạng thế giới, củng cố hòa bình, tăng thêm sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Những thành tựu mà Liên Xô đạt được là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận được.(0,5)
 Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docstt2.doc