Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 môn: Hóa học - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Năm học 2014 - 2015

docx 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3066Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 môn: Hóa học - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 môn: Hóa học - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Năm học 2014 - 2015
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế
Trường THCS Nguyễn Tri Phương
Năm học: 2014 - 2015
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
MÔN : HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 : (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:
Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 BaSO4 + Al(OH)3
FexOy + CO 	FeO + CO2
CnH2n-2 O2+ ? CO2 + H2O.
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Câu 2: (1 điểm) Có 4 phương pháp vật lý thường dùng để tách các chất ra khỏi nhau
- Phương pháp bay hơi - Phương pháp chưng cất 
- Phương pháp lọc	 	 - Phương pháp chiết 
Với mỗi phương pháp em hãy nêu 1 ví dụ cụ thể để minh họa.
Câu 3: (1,5 điểm) Có 3 lọ đựng 3 chất lỏng trong suốt, không màu sau: nước cất, nước muối, nước đường. Hãy nêu phương pháp phân biệt 3 lọ trên (không dùng phương pháp nếm).
Câu 4: (1 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 24 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y nhẹ hơn nguyên tử X 0,75 lần.
a. Viết công thức hóa học của các đơn chất tạo bởi nguyên tố X.
b. Chất A được tạo bởi nguyên tố X và Y. Xác định công thức hóa học của A.
Câu 5: (2 điểm) Một hỗn hợp khí gồm: NO, NO2; NxOy . Biết thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp là: %VNO = 50% ; . Thành phần phần trăm về khối lượng NO có trong hỗn hợp là 40%. Xác định công thức hóa học của khí NxOy. 
Câu 6: (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một một lượng hợp chất A, cần dùng hết 3,36 lít O2 (đktc). Sau khi kết thúc phản phản ứng, chỉ thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam nước.
a. Chất A có chứa những nguyên tố hóa học nào?
b. Lập công thức hóa học của A biết rằng nếu lấy những khối lượng bằng nhau của chất A và khí oxi thì thể tích của chất A bằng 16/17 thể tích khí oxi trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
 c. Viết phương trình phản ứng cháy của A trong oxi.
(Cho: H =1; N = 14; O = 16; S = 32)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_cho_HSG8.docx