Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 cấp tỉnh năm 2010 -2011 môn thi: sinh học

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1414Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 cấp tỉnh năm 2010 -2011 môn thi: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 cấp tỉnh năm 2010 -2011 môn thi: sinh học
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
.
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 10 CẤP TỈNH NĂM 2010 -2011
MÔN THI: SINH HỌC 
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 
a. Nêu nguyên tắc đặt tên loài và cho biết vị trí của loài người trong hệ thống phân loại?
b. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? 
Câu 2
a. Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó?
b. Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột?
Câu 3
a. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích? 
b. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào?
Câu 4	
a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực?
b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ?
Câu 5
a. Nêu các hình thức phôtphorin hóa quang hóa?
b. Trong quá trình hô hấp nội bào có 7 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra?
Câu 6 
a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men? Căn cứ vào nhu cầu O2 cần cho sinh trưởng, nấm men xếp vào nhóm vi sinh vật nào? 
b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2?
Câu 7
a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?
b. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo hình thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra hình thức vận chuyển đó?
Câu 8
a. Nêu các đặc trưng cơ bản của virut? 
b. Chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống?
Câu 9
Các câu sau đây là đúng hay sai? Hãy chỉ ra điểm sai?
a. Tất cả tế bào thực vật đều có màng sinh chất, tế bào chất, trung thể và nhân.
b. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có bộ nhiễm sắc thể là 2n.
c. Sự lên men rượu và lên men lactic đều là các phản ứng oxi hóa khử.
d. Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
Câu 10. 
Một loài 2n = 40, có chu kì tế bào diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3. Một hợp tử tiến hành phân chia liên tiếp nhiều lần tạo các tế bào con. 
a. Xác định thời gian kì trung gian, thời gian nguyên phân và thời gian từng kì của nguyên phân?
b. Xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái tồn tại của nhiễm sắc thể ở các tế bào con tại thời điểm 32 giờ
...................Hết ....................
Họ và tên thí sinh...............................................................SBD......................................
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
..
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HSG 10 NĂM 2010 -2011
MÔN THI: SINH HỌC 
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 
Nội dung
Điểm
1
(1.0đ)
a.
* Nguyên tắc đặt tên loài: Dùng tên kép (theo tiếng latinh), tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ 2 là tên loài (viết thường)...................................................................................
* Vị trí loài người trong hệ thống phân loại: 
Loài người - Chi người (Homo) - Họ người (Homonidae) - Bộ linh trưởng (Primates) - Lớp thú (Mammania) - Ngành động vật có dây sống (Chordata) - Giới động vật (Animalia).......
b. Giải thích:
- Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định..................................................................................................................................
- Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị 
vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả 
chuối sẽ mềm hơn....................................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(1.0đ)
a. 
* Những phân tử có liên kết hiđrô: ADN và prôtêin...........................................................
* Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử:
- ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN
- Protein: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin..............................................................
b. Tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột vì:
- Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozơ tạo áp suất thẩm thấu..........................
- Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucozơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh)..................................
 0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0đ)
a. So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na+:
- Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp phôtpholipit kép.....................................................................................................................
- Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tao không có kênh prôtêin nên không thể đi qua đươc.........................................................................................
b. * Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng.........
* Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng 
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì :
- Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức)..............................................................
- Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước..................................................................
b. Giải thích :	
- Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu...........................................................
- Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. ........................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
a. Các hình thức photphorin hóa quang hóa
- Phôtphorin hóa quang hóa vòng............................................................................................
- Phôtphorin hóa quang hóa không vòng.................................................................................
b. Số NADH và FADH2 tạo ra:
- Số NADH tạo ra: 7 x 10 = 70...............................................................................................
- Sô FADH2 tạo ra: 7 x 2 = 14.....................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0đ)
a.
- Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt là chủ yếu, dị dưỡng .......................................................................................
- Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc.................................................
b. Hoạt động chính của nấm men:
- Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic........................
- Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh..........
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1.0đ)
a.
* Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng........................................................................................................................................
* Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: 
Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ).....................................................
b.
- Phương thức: Bị động (thụ động) (khuếch tán). ................................................................
- Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin (Với các chất cần kênh)...........
0,25
0,25
0,25
0,25
8
(1.0đ)
a. 
* Đặc trưng cơ bản của virut là: 
- Kích thước vô cùng nhỏ bé, cấu tạo gồm 2 thành phần chính là vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic ( là ADN hoặc ARN).................................................................................................
- Sống kí sinh nội bào bắt buộc trong tế bào vật chủ.............................................................
b. Chứng minh:
- Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống 
( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản...)...............................................................................
- Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần là: prôtêin và axit nuclêic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống..............
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1.0đ)
a. Sai. Vì chỉ tế bào thực vật bậc thấp mới có trung thể, tế bào thực vật bậc cao không có trung thể..................................................................................................................................
b. Sai. Vì có tế bào sinh dưỡng có bộ NST là n như tế bào sinh dưỡng ở rêu, cây phát triển từ nuôi cấy hạt phấn........................................................................................................
c. Đúng...................................................................................................................................
d. Sai. Vì tế bào nhân sơ (vi khuẩn) chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân...............................
0,25
0,25
0,25
0,25
10
(1.0đ)
a. 
* Gọi x là thời gian của kì trung gian của một chu kì tế bào, y là thời gian nguyên phân
 Theo bài ra ta có: 
 x + y = 11 
 x – y = 9 
 => x = 10, y = 1
 Vậy kì trung gian diễn ra trong 10 giờ, nguyên phân diễn ra trong 1 giờ...........................
* Thời gian diễn ra từng kì trong nguyên phân:
- Thời gian kì đầu = thời gian kì cuối = (3/10) x 1 giờ = 0,3 giờ = 0,3 x 60 phút = 18 phút
- Thời gian kì giữa = thời gian kì sau = (2/10) x 1giờ = 0,2 giờ = 0,2 x 60 phút = 12 phút...
b. Tại thời điểm 32 giờ: 11 giờ x 2 + 10 giờ => hợp tử nguyên phân hai lần tạo ra 22 = 4 tế bào mới, và 4 tế bào này vừa kết thúc kì trung gian
- Số lượng nhiễm sắc thể: 40 x 4 = 160 ..................................................................................
- Trạng thái nhiễm sắc thể: Trạng thái kép..............................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
..Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc