Đề thi chọn học sinh giỏi khu vực mở rộng năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học lớp 10

doc 13 trang Người đăng tranhong Lượt xem 8403Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khu vực mở rộng năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi khu vực mở rộng năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học lớp 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
LÊ HỒNG PHONG-NAM ĐỊNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài 180 phút
Bài 1: Cấu tạo nguyên tử và hạt nhân:
1.Cấu hình electron của nguyên tố X có electron ngoài cùng ứng với 4 số lượng tử sau:
n = 6; l = 0; m = 0; 
Năng lượng ion hóa (I) của nguyên tử X có các giá trị như sau (tính theo kJ/mol):
I1
I2
I3
I4
I5
I6
890
1980
2900
4200
5600
7000
Viết cấu hình electron của X. Cho biết X có thể có những số oxi hóa nào?
2.Nguyên tố X trên có đồng vị phóng xạ là 198X (xảy ra phân rã β tạo thành hạt nhân Y) được ứng dụng trong y học để chuẩn đoán và điều trị một số bệnh ác tính. Đồng vị 198X được tổng hợp bằng cách cho đồng vị 197X hấp thụ một hạt nơtron.
Viết phương trình tổng hợp và phân rã 198X.
Tính năng lượng giải phóng ra (theo MeV, lấy 3 số sau dấu phẩy) khi thực hiện phản ứng tổng hợp 198X từ 197X.
Cho biết: 1uc2 = 931,5 MeV. Khối lượng của các hạt như sau:
197X
198X
196,9665687 u
197,9682423 u
1,0086649 u
Bài 2: Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử:
1.So sánh nhiệt độ sôi của H2O và HF. Giải thích.
2.So sánh góc liên kết trong các phân tử sau đây: PF3; PCl3; PBr3; PI3. Giải thích.
3.Lực bazơ của NH3 lớn hơn so với PH3, trong khi đó NF3 lại kém hơn so với PF3. Giải thích.
4.Giải thích tạo sao phân tử BeF2 có thể phản ứng với 2 ion F- tạo ra sản phẩm BeF42-. Viết công thức Lewis, cấu trúc hình học của BeF42-.
Bài 3: Nhiệt động lực học:
1.Cho cân bằng phân hủy khí amoniac: 2NH3(k) N2(k) + 3H2(k)
Cho biết: Các dữ kiện nhiệt động (coi không phụ thuộc vào nhiệt độ):
N2
H2
NH3
∆H0298 (kJ/mol)
- 46,19
∆S0298 (J/mol.K)
191,49
130,59
192,51
a.Tính KP của phản ứng tại nhiệt độ 250C và 4500C.
b. Để phản ứng tự xảy ra thì nhiệt độ tối thiểu cần dùng là bao nhiêu?
2. Sử dụng các dữ kiện sau, tính sinh nhiệt hình thành axit nitrơ (HNO2(dd)) trong dung dịch nước trong điều kiện đẳng áp và đẳng tích:
a.NH4NO2(r) ® N2(k) + 2H2O(l)	DH1 = -300,4 kJ	
b.2H2(k) + O2(k) ® 2H2O(l)	DH2 = -569,2 kJ
c.N2(k) + 3H2(k) ® 2NH3(dd)	DH3 = -170,8 kJ
d.NH3(dd) + HNO2(dd) ® NH4NO2(dd)	DH4 = - 38,08 kJ
e.NH4NO2(r) + H2O(l) ® NH4NO2(dd)	DH5 = +19,88 kJ
Bài 4: Động lực học:
Amoxicilin là thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường tiết niệu Nồng độ tối thiểu có thể kháng khuẩn là 0,04 mg/1kg thể trọng. Khi kê đơn cho một bệnh nhân nặng 50kg, bác sĩ kê đơn mỗi lần uống 1 viên thuốc (có hàm lượng Amoxicilin 500 mg/1 viên). Bệnh nhân cần uống các viên thuốc tiếp theo cách lần đầu bao nhiêu lâu? Biết rằng chu kì bán hủy của Amoxicilin trong cơ thể người là 61 phút. Giả thiết quá trình đào thải thuốc là phản ứng bậc 1. 
Bài 5: Cân bằng hóa học:
Thực hiện phản ứng: 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k)
1.Ban đầu cho vào bình phản ứng NOCl(k) và giữ bình ở 3000C. Khi hệ đạt trạng thái cân bằng thấy áp suất trong bình là 1,5 atm. Hiệu suất của phản ứng là 30%. Tính hằng số cân bằng của phản ứng. 
2.Ở nhiệt độ 3000C, phản ứng có thể tự xảy ra được không? Vì sao?
3.Thực hiện phản ứng và duy trì áp suất của hệ phản ứng không đổi ở 5 atm. Tính phần trăm số mol của các khí ở trạng thái cân bằng?
4.Cho cẩn thận 2,00 gam NOCl vào bình chân không có thể tích 2,00 lít. Tính áp suất trong bình lúc cân bằng ở 3000C.
Bài 6: Cân bằng trong dung dịch axit-bazơ:
1.Tính pH của dung dịch gồm HCl 0,01M; H2SO4 0,012M; NH4Cl 0,01M.
2.Một dung dịch chứa hỗn hợp K2S và K2HPO4 có pH = 12,25. Tính độ điện ly của S2-.
Cho biết: HSO4-có pKa = 1,99; NH4+ có pKa = 9,24; H2S có pKa1 = 7,00; pKa2 = 12,90; H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21 và pKa3 = 12,32; H2O có pKW = 14.
Bài 7: Cân bằng hòa tan:
Cho một dung dịch Fe2+ 0,010M được giữ ở pH cố định nhờ hệ đệm. Cho H2S lội chậm qua dung dịch này đến bão hòa.
1. Tính pH nhỏ nhất của dung dịch cần có để có thể xuất hiện kết tủa FeS.
2. Tính pH nhỏ nhất của dung dịch cần có để có thể kết tủa hoàn toàn FeS. Coi rằng kết tủa hoàn toàn là khi nồng độ của Fe2+ nhỏ hơn 10-6 M.
Cho: H2S có pKa1 = 7,02 và pKa2 = 12,09; tổng nồng độ H2S trong dung dịch bão hòa là 0,10M (tức là tổng nồng độ của cả H2S, HS-, S2-). và pKs (FeS) = 17,2
Bài 8: Phản ứng oxi hóa khử-Thế điện cực-pin điện:
1.Cho phản ứng: 2Cu2+(dd) + 4I-(dd) 2CuI(r) + I2(r).
Tính Kcb của phản ứng. Cho biết Ks(CuI) = 10-12; và .
Phản ứng oxi hóa – khử trên có tự xảy ra hay không?
2.Cho hai điện cực:
Điện cực 1 gồm một tấm Zn nhúng vào 100 ml dung dịch Zn(NO3)2 0,1M.
Điện cực 2 gồm một tấm Ag nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,04M.
Ghép hai điện cực thành một pin điện. Viết sơ đồ của pin điện. Viết các phản ứng xảy ra tại các điện cực, phản ứng chung của pin. Tính sức điện động của pin tại 250C.
Cho và 
Bài 9: Tinh thể:
Graphit là một dạng thù hình khác của cacbon. Graphit có cấu trúc sáu phương, đặc trưng bằng tỉ số c/a = 2,72 với ô mạng cơ sở được biểu diễn ở hình dưới.
1. Cho biết giá trị của các thông số góc của ô mạng. 
2. Khối lượng riêng thực tế của graphit là 2,22 g/cm3. Tính bán kính của nguyên tử cacbon trong graphit.
Cho: MC = 12,01 và Vhình hộp = Sđáy × chiều cao
Bài 10: Bài toán về phần Halogen-Oxi lưu huỳnh:
1.Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng giữa dung dịch HCl đặc và MnO2 đun nóng. Khí clo thoát ra thường lẫn hơi nước và HCl. Đề xuất phương pháp làm tinh khiết Cl2 và giải thích cách làm đó.
2. Dung dịch A gồm hai muối: Na2SO3 và Na2S2O3.
- Lấy 100ml dung dịch A trộn với lượng dư khí Cl2 rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 4,66 gam kết tủa.
- Lấy 100ml dung dịch trên nhỏ vài giọt hồ tinh bột rồi đem chuẩn độ bằng iot thì đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh chàm thấy tốn hết 30ml I2 0,05M (I2 tan trong dung dịch KI).
a. Tính CM của các chất trong dung dịch A.
b. Cho 100ml dung dịch A tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
LÊ HỒNG PHONG-NAM ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN 
HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG 
NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài 180 phút
Bài 1: Cấu tạo nguyên tử và hạt nhân:
1.Cấu hình electron của nguyên tố X có electron ngoài cùng ứng với 4 số lượng tử sau:
n = 6; l = 0; m = 0; 
Năng lượng ion hóa (I) của nguyên tử X có các giá trị như sau (tính theo kJ/mol):
I1
I2
I3
I4
I5
I6
890
1980
2900
4200
5600
7000
Viết cấu hình electron của X. Cho biết X có thể có những số oxi hóa nào?
2.Nguyên tố X trên có đồng vị phóng xạ là 198X (xảy ra phân rã β tạo thành hạt nhân Y) được ứng dụng trong y học để chuẩn đoán và điều trị một số bệnh ác tính. Đồng vị 198X được tổng hợp bằng cách cho đồng vị 197X hấp thụ một hạt nơtron.
Viết phương trình tổng hợp và phân rã 198X.
Tính năng lượng giải phóng ra (theo MeV) khi thực hiện phản ứng tổng hợp 198X từ 197X.
Cho biết: 1uc2 = 931,5 MeV. Khối lượng của các hạt như sau:
197X
198X
196,9665687 u
197,9682423 u
1,0086649 u
Hướng dẫn chấm:
1.Hoàn chỉnh ý 1 được 1 điểm: 
+Xác định được nhóm I được 0,25 điểm.
+Xác định được nhóm B được 0,25 điểm.
+Viết đúng cấu hình electron được 0,25 điểm.
+Xác định đúng các số oxi hóa có thể có được 0,25 điểm.
Từ 4 số lượng tử của X suy ra cấu hình e cuối cùng của X là: 6s1. X có thể thuộc nhóm IA hoặc IB. 
Vì năng lượng ion hóa của X biến đổi đều đặn nên các electron trong X có năng lượng chênh lệch nhau không nhiều. Từ dữ kiện trên suy ra X thuộc nhóm IB
Vậy cấu hình electron của X là [Xe] 4f14 5d10 6s1. Số oxi hóa có thể có của X là +1; +2; +3.
2.Hoàn chỉnh ý 2 được 1 điểm: 
+Viết được phương trình tổng hợp và phân rã được 2 x 0,25 = 0,5 điểm.
+Tính được nhiệt lượng giải phóng ra được 0,5 điểm.
Phản ứng tổng hợp 198X:
+ → 
Phản ứng phân rã 198X:
→ + 
Năng lượng giải phóng ra khi thực hiện phản ứng tổng hợp 198X
Dm = - 6,991.10-3 u.
DE = - 6,512 MeV.
Bài 2: Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử:
1.So sánh nhiệt độ sôi của H2O và HF. Giải thích.
2.So sánh góc liên kết trong các phân tử sau đây: PF3; PCl3; PBr3; PI3. Giải thích.
3.Lực bazơ của NH3 lớn hơn so với PH3, trong khi đó NF3 lại kém hơn so với PF3. Giải thích.
4.Giải thích tạo sao phân tử BeF2 có thể phản ứng với 2 ion F- tạo ra sản phẩm BeF42-. Viết công thức Lewis, cấu trúc hình học của BeF42-.
Hướng dẫn chấm:
1.So sánh + giải thích đúng được 0,25 x 2 = 0,5 điểm.
2.So sánh + giải thích đúng được 0,25 x 2 = 0,5 điểm.
3. Giải thích đúng mỗi ý được 0,25 x 2 = 0,5 điểm.
4.Giải thích đúng + viết được công thức Lewis, cấu trúc hình học: 0,25 x 2 = 0,5 điểm.
1.Nhiệt độ sôi của H2O > HF do H2O tạo được liên kết H kiểu không gian ba chiều trong khi HF chỉ tạo được liên kết H kiểu mạch thẳng (2 chiều).
2.Góc liên kết trong phân tử PF3 Cl > Br > I nên cặp e dùng chung lệch về phía nguyên tử P càng nhiều dẫn đến lực đẩy giữa các cặp e liên kết càng nhiều.
3.Lực bazơ của NH3 lớn hơn PH3 do độ âm điện của nguyên tử N > P dẫn đến mật độ electron trên nguyên tử N cao hơn so với P.
 Tính bazơ NF3 lại kém hơn so với PF3 do trên nguyên tử N mật độ electron giảm mạnh do F có độ âm điện lớn hút cặp e liên kết về phía F. Nguyên tử P trong phân tử PF3 mật độ electron tăng lên do có liên kết p giữa AO p của F cho vào AO d của P.
4. BeF2 có thể phản ứng với 2 ion F- tạo ra sản phẩm BeF42- do trong nguyên tử Be còn 2AO trống có thể nhận được cặp e tự do của F-.
Công thức Lewis của BeF42- như sau:
Nguyên tử Be lai hóa sp3, phân tử dạng hình tứ diện đều.
Bài 3: Nhiệt động lực học:
1.Cho cân bằng phân hủy khí amoniac: 2NH3(k) N2(k) + 3H2(k)
Cho biết: Các dữ kiện nhiệt động (coi không phụ thuộc vào nhiệt độ):
N2
H2
NH3
∆H0298 (kJ/mol)
- 46,19
∆S0298 (J/mol.K)
191,49
130,59
192,51
a.Tính KP của phản ứng tại nhiệt độ 250C và 4500C.
b. Để phản ứng tự xảy ra thì nhiệt độ tối thiểu cần dùng là bao nhiêu?
2. Sử dụng các dữ kiện sau, tính sinh nhiệt hình thành axit nitrơ (HNO2(dd)) trong dung dịch nước trong điều kiện đẳng áp và đẳng tích:
a.NH4NO2(r) ® N2(k) + 2H2O(l)	DH1 = -300,4 kJ	
b.2H2(k) + O2(k) ® 2H2O(l)	DH2 = -569,2 kJ
c.N2(k) + 3H2(k) ® 2NH3(dd)	DH3 = -170,8 kJ
d.NH3(dd) + HNO2(dd) ® NH4NO2(dd)	DH4 = - 38,08 kJ
e.NH4NO2(r) + H2O(l) ® NH4NO2(dd)	DH5 = +19,88 kJ
Hướng dẫn chấm:
1.Hoàn chỉnh ý 1 được 1 điểm: 
+Tính được ∆H0,∆S0 được 0,25 điểm.
+ Tính được KP của phản ứng tại 2 nhiệt độ 0,25 x 2 = 0,5 điểm.
+Tính đúng được nhiệt độ 0,25 điểm.
Ta có: ∆H0298K(p/u) = 92,38 kJ/mol và ∆S0298K(p/u) = 198,24 J/mol.
Tại nhiệt độ 250C có ∆G0298K(p/u) = 33,304 kJ/mol.K suy ra Kp = 1,45.10-6.
Tại nhiệt độ 4500C có ∆G0723K(p/u) = -50,947 kJ/mol.K suy ra Kp = 103,68.
Nhiệt độ cần để phản ứng tự xảy ra là: 466 K hay 1930C
2.Hoàn chỉnh ý 2 được 1 điểm: 
Phản ứng: 1/2N2(k) + 1/2H2(k) + O2(k) → HNO2(dd)
∆H0sinh (HNO2(dd)) 	= - DH1 + DH2 – 1/2 DH3 - DH4 + DH5.
	= - (-300,4) + (-569,2) – ½(-170,8) – (-38,08) + 19,88
	= - 125,44 kJ/mol.
Bài 4: Động lực học:
Amoxicilin là thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường tiết niệu Nồng độ tối thiểu có thể kháng khuẩn là 0,04 mg/1kg thể trọng. Khi kê đơn cho một bệnh nhân nặng 50kg, bác sĩ kê đơn mỗi lần uống 1 viên thuốc (có hàm lượng Amoxicilin 500 mg/1 viên). Bệnh nhân cần uống các viên thuốc tiếp theo cách lần đầu bao nhiêu lâu? Biết rằng chu kì bán hủy của Amoxicilin trong cơ thể người là 61 phút. Giả thiết quá trình đào thải thuốc là phản ứng bậc 1. 
Hướng dẫn chấm:
Tính được khoảng cách thời gian uống viên thuốc thứ 2: 1 điểm.
Tính được khoảng cách thời gian uống viên thuốc thứ 3 trở đi: 1 điểm.
Lượng thuốc tối thiểu cần duy trì trong cơ thể bệnh nhân là 50.0,04 = 2 mg.
Hằng số tốc độ quá trình đào thải thuốc là 
Sau khi uống viên thuốc đầu tiên, thời gian để thuốc đào thải còn 2 mg là:
Vậy sau khi uống viên thuốc đầu tiên, sau 485,9 phút (khoảng 8h) cần uống tiếp viên thứ hai.
Sau khi uống viên thứ 2, lượng thuốc trong cơ thể lúc này là 502 mg.
Sau khi uống viên thuốc thứ 2, thời gian để thuốc đào thải còn 2 mg là:
Bài 5: Cân bằng hóa học:
Thực hiện phản ứng: 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k)
1.Ban đầu cho vào bình phản ứng NOCl, thực hiện phản ứng ở 3000C. Khi hệ đạt trạng thái cân bằng thấy áp suất trong bình là 1,5 atm. Hiệu suất của phản ứng là 30%. Tính hằng số cân bằng của phản ứng. 
2.Ở nhiệt độ 3000C, phản ứng có thể tự xảy ra được không? Vì sao?
3.Thực hiện phản ứng và duy trì áp suất của hệ phản ứng ở điều kiện đẳng áp: 5 atm. Tính phần trăm số mol của các khí ở trạng thái cân bằng?
4.Một cách cẩn thận, cho 2,00 gam NOCl vào bình chân không có thể tích 2,00 lít. Tính áp suất trong bình lúc cân bằng ở 3000C.
Hướng dẫn chấm:
Tính được mỗi ý: 0,5 x 4 = 2 điểm.
1.Phản ứng: 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k)
	x
	x-2a	2a	 a
suy ra tổng áp suất của hệ: x + a = 1,5 và H = 2a/x = 0,3.
Ta có : a = 0,196 và x = 1,304 Þ KP = 0,036.
2. Ta có K 0. Vậy phản ứng không tự xảy ra.
3. Ta có KP = 0,036 suy ra KC = 7,661.10-4. ( vì KP = KC.(RT)∆n)
Cbđ = P/RT = 5/0,082.573= 0,106
Phản ứng: 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k)
	 	 0,106
	 	 0,106 - 2a	 2a	 a
Suy ra 	Vậy a = 0,011.
Phần trăm NOCl: 71,8%;	Cl2: 9,4%; 	NO: 18,8%.
4.Phản ứng: 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k)
	 	0,717
	 	 0,717 - 2a	 2a	 a
Suy ra 	Vậy a = 0,125.
Áp suất trong bình khi hệ đạt trạng thái cân bằng là 0,842 atm.
Bài 6: Cân bằng trong dung dịch axit-bazơ:
1.Tính pH của dung dịch gồm HCl 0,01M; H2SO4 0,012M; NH4Cl 0,01M.
2.Một dung dịch chứa hỗn hợp K2S và K2HPO4 có pH = 12,25. Tính độ điện ly của S2-.
Cho biết: HSO4-có pKa = 1,99; NH4+ có pKa = 9,24; H2S có pKa1 = 7,00; pKa2 = 12,90; H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21 và pKa3 = 12,32; H2O có pKW = 14.
Hướng dẫn chấm:
Tính được mỗi ý: 1 x 2 = 2 điểm.
1.Cân bằng chính: HSO4- (dd) H+(dd) + SO42-(dd)
	C	 0,012	 0,022	
	DC	x	x	x
	[C] 0,012 – x	 0,022 + x	x
 Þ x = 3,44.10-3
Þ pH = -lg (0,022 + 3,44.10-3) = 1,59
2.Tại pH = 12,25 Þ Môi trường kiềm mạnh bỏ qua sự phân ly của nước.
	 = 4,47
Độ điện ly của S2- là a = 4,47. 100%/(4,47 + 1) = 81,72%.
Bài 7: Cân bằng hòa tan:
Cho một dung dịch Fe2+ 0,010M được giữ ở pH cố định nhờ hệ đệm. Cho H2S lội chậm qua dung dịch này đến bão hòa.
1. Tính pH nhỏ nhất của dung dịch cần có để có thể xuất hiện kết tủa FeS.
2. Tính pH nhỏ nhất của dung dịch cần có để có thể kết tủa hoàn toàn FeS. Coi rằng kết tủa hoàn toàn là khi nồng độ của Fe2+ nhỏ hơn 10-6 M.
Cho: H2S có pKa1 = 7,02 và pKa2 = 12,09; tổng nồng độ H2S trong dung dịch bão hòa là 0,10M (tức là tổng nồng độ của cả H2S, HS-, S2-). và pKs (FeS) = 17,2
Hướng dẫn chấm:
Tính được mỗi ý: 1 x 2 = 2 điểm.
1. Điều kiện để bắt đầu xuất hiện kết tủa:
CFe2+ . [S2-] > Ks (FeS)
Hay [S2-] > 10-17,2/10-2 = 10-15,2
Trong dung dịch bão hòa H2S thì
S2-=CH2SKa1Ka2h2+Ka1h+Ka1Ka2
Từ đó để có kết tủa thì 
h2+Ka1h+Ka1Ka2<CH2SKa1Ka210-15,2(=10-5,72)
Hay h < 1,37×10-3
pH > 2,9
2. Để có thể kết tủa hoàn toàn Fe2+ thì [Fe2+] 10-17,2/10-6 = 10-11,2
Từ đó
h2+Ka1h+Ka1Ka2<CH2SKa1Ka210-11,2(=10-9,72)
pH > 4,9.
Bài 8: Phản ứng oxi hóa khử-Thế điện cực-pin điện:
1.Cho phản ứng: 2Cu2+(dd) + 4I-(dd) 2CuI(r) + I2(r).
Tính Kcb của phản ứng. Cho biết Ks(CuI) = 10-12; và .
Phản ứng oxi hóa – khử trên có tự xảy ra hay không?
2.Cho hai điện cực:
Điện cực 1 gồm một tấm Zn nhúng vào 100 ml dung dịch Zn(NO3)2 0,1M.
Điện cực 2 gồm một tấm Ag nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,04M.
Ghép hai điện cực thành một pin điện. Viết sơ đồ của pin điện. Viết các phản ứng xảy ra tại các điện cực, phản ứng chung của pin. Tính sức điện động của pin tại 250C.
Hướng dẫn chấm:
1.Tính được Kcb được: 1 điểm.
Ta có: 	Cu+(dd) + I-+(dd) CuI(r) 	Ks-1 = 1012.
Cu2+(dd) + e Cu+(dd)	
2I-(dd) I2(r) + 2e	 
2Cu2+(dd) + 4I-(dd) 2CuI(r) + I2(r)	Kcb = K22 . K3.(Ks-1)2 = 1011,16
2.Hoàn chỉnh ý 2 được 1 điểm:
Tính được thế hai điện cực được 0,25 điểm.
Viết đúng sơ đồ pin được 0,25 điểm.
Viết đúng các quá trình được 0,25 điểm.
Tính được sức điện động của pin được 0,25 điểm.
2.Cho hai điện cực:
Điện cực 1 gồm một tấm Zn nhúng vào 100 ml dung dịch Zn(NO3)2 0,1M.
Điện cực 2 gồm một tấm Ag nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,04M.
Điện cực 1: Zn2+ + 2e Zn
V
Điện cực 2: Ag+ + 1e Ag
Điện cực 2: V.
Sức điện động của pin Epin = 1,509V
Sơ đồ pin: (-) Zn | Zn2+ (0,1M) || Ag+ (0,04M) | Ag (+)
Bài 9: Tinh thể:
Graphit là một dạng thù hình khác của cacbon. Graphit có cấu trúc sáu phương, đặc trưng bằng tỉ số c/a = 2,72 với ô mạng cơ sở được biểu diễn ở hình dưới.
1. Cho biết giá trị của các thông số góc của ô mạng. 
2. Khối lượng riêng thực tế của graphit là 2,22 g/cm3. Tính bán kính của nguyên tử cacbon trong graphit.
Cho: MC = 12,01 và Vhình hộp = Sđáy × chiều cao
Hướng dẫn chấm:
Cho biết thông số góc đúng được 0,75 điểm.
Tính được bán kính nguyên tử C được 1,25 điểm.
1. α=β=60o ; γ=120o
2.
2R=ag33
Thể tích:
Vg=3a22c=4,53×10-23cm3
Số mắt: 4
Thể tích ô mạng graphit thực Vg = 3,59×10-23 cm3
Mặt khác
Vg=3a22c=2,723a32
Vậy a = 248 pm
Bán kính nguyên tử cacbon trong graphit Rg = 71,6 pm
Bài 10: Bài toán về phần Halogen-Oxi lưu huỳnh:
1.Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng giữa dung dịch HCl đặc và MnO2 đun nóng. Khí clo thoát ra thường lẫn hơi nước và HCl. Đề xuất phương pháp làm tinh khiết Cl2 và giải thích cách làm đó.
2. Dung dịch A gồm hai muối: Na2SO3 và Na2S2O3.
- Lấy 100ml dung dịch A trộn với lượng dư khí Cl2 rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 4,66 gam kết tủa.
- Lấy 100ml dung dịch trên nhỏ vài giọt hồ tinh bột rồi đem chuẩn độ bằng iot thì đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh chàm thấy tốn hết 30ml I2 0,05M (I2 tan trong dung dịch KI).
1. Tính CM của các chất trong dung dịch A.
2. Cho 100ml dung dịch A tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Hướng dẫn chấm:
Đề xuất được phương pháp tinh chế Cl2 được 0,75 điểm.
Dẫn khí Cl2 lẫn hơi H2O và HCl qua dung dịch NaCl bão hòa rồi dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc.
Dung dịch NaCl bão hòa để hấp thụ HCl do HCl tan tốt trong nước, hòa tan NaCl vào để giảm độ tan của Cl2 trong nước do có cân bằng:
Cl2 + H2O H+ + Cl- + HClO
NaCl → Na+ + Cl-.
Thêm Cl- cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch để giảm độ tan của Cl2.
Tính được nồng độ A được 1 điểm.
Tính được khối lượng chất rắn được 0,25 điểm.
Phản ứng: Na2S2O3 + 4Cl2 + 5H2O → 2NaHSO4 + 8HCl
Na2SO3 + Cl2 + H2O → Na2SO4 + 2HCl
NaHSO4 + BaCl2 → NaCl + HCl + BaSO4.
Na2SO4 + BaCl2 → NaCl + BaSO4.
Gọi số mol Na2SO3 và Na2S2O3 là x và y
Ta có khối lượng kết tủa m = 233(x + 2y) = 4,66
I2 + 2Na2S2O3 → Na2S2O6 + 2NaI
Có nI2 = 0,03.0,05 =1,5.10-3 = y/2.
Ta có x = 0,014 mol và y = 3.10-3mol
Vậy nồng độ các chất trong dung dịch A: Na2SO3 là 0,14M và Na2S2O3 là 0,03M
b. 
Phản ứng: Na2S2O3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + S + H2O
Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: mS = 3.10-3.32 = 0,096 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2014- CHUYÊN Le Hong Phong Nam Dinh OLP.doc