Đề thi chọn học sinh giỏi hóa học lớp 12 thời gian: 180 phút (không kể giao đề)

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1124Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi hóa học lớp 12 thời gian: 180 phút (không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi hóa học lớp 12 thời gian: 180 phút (không kể giao đề)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC LỚP 12
Thời gian: 180 phút (không kể giao đề)
Câu 1 (5đ)
	1. Viết công thức cấu tạo của CO2, SO2, trên cơ sở đó so sánh nhiệt độ sôi, khả năng hòa tan của mỗi chất trong dung môi nước. Nêu phương pháp hóa học nhận biết ba chất khí riêng biệt: CO2, SO3 và SO2. 
	2. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm NaCl, CaCl2, CaO (khối lượng các chất ban đầu không thay đổi; các chất sử dụng để tách phải dùng dư). 
	3. Hiđrocacbon X có phân tử khối bằng 128, không làm nhạt màu dung dịch Br2. X tác dụng với H2 (Ni, to) tạo các sản phẩm Y và Z. Oxi hóa mãnh liệt Y tạo sản phẩm là axit o-phtalic (o-C6H4(COOH)2). Xác định cấu tạo và viết tên X, Y, Z. 
Câu 2. (5đ)
	1. Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D, E thích hợp thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau: 
	2. Các chất freon gây ra hiện tượng thủng tầng ozon. Hãy chọn CF2Cl2 làm ví dụ, giải thích tại sao một phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon. 
	3. Anetol (phân tử khối 118) có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 81,08%; 8,11%; 10,81%. Biết anetol làm mất màu nước brom; anetol có hai đồng phân hình học; sự oxi hóa anetol tạo ra axit metoxibenzoic (X) và sự nitro hóa X chỉ cho duy nhất axit metoxinitro benzoic. Xác định CTCT của anetol. 
Câu 3.(4đ)
	Hợp chất hữu cơ A không tác dụng với Na. Thủy phân A trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một muối của axit α-amino axit (có mạch cacbon không phân nhánh, có một nhóm amino, hai nhóm cacboxyl) và một ancol đơn chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất A trong 100ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,84 gam ancol B và 6,22 gam chất rắn C. Đun nóng lượng ancol B trên với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được 0,672 lít anken (đktc) với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn C tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn D (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). 
	a. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A?
	b. Tính khối lượng chất rắn D. 
Câu 4. (4đ)
	Phèn là muối sunfat kép của một cation hóa trị I (như K+ hay NH4+) và một cation hóa trị ba (như Al3+, Fe3+ hay Cr3+). Phèn sắt amoni có công thức (NH4)aFe(SO4)b.nH2O. Hòa tan 1 gam mẫu phèn sắt vào 100cm3 H2O, rồi chia dung dịch thu được thành hai phần bằng nhau. Thêm dung dịch NaOH dư vào phần một và đun sôi dung dịch, lượng NH3 thoát ra phản ứng vừa đủ với 10,37 cm3 dung dịch HCl 0,1M. Dùng kẽm kim loại khử hết Fe3+ ở phần hai thành Fe2+; để oxi hóa ion Fe2+ thành ion Fe3+ trở lại cần 20,74 cm3 dung dịch KMnO4 0,01 M trong môi trường axit. 
	a. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn và xác định các giá trị a, b, n. 
	b. Tại sao khi các phèn tan trong nước đều tạo môi trường axit?
Câu 5 (2đ)
	Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư được hỗn hợp khí A gồm H2 và CO2. Nếu cũng m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2, tỉ khối hơi của B đối với A là 3,6785. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. 
----------------------------Hết---------------------------- 
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_CHON_HOC_SINH_GIOI_HOA_HOC_LOP_12.doc