Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học: 2015 - 2016 (vòng I) môn: Ngữ văn; lớp: 9

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3837Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học: 2015 - 2016 (vòng I) môn: Ngữ văn; lớp: 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học: 2015 - 2016 (vòng I) môn: Ngữ văn; lớp: 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS 
---------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015-2016 (VÒNG I)
Môn: NGỮ VĂN; Lớp: 9
Ngày thi: 05/09/2015
Thời gian làm bài: 120 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
Câu thơ sau được trích từ SGK Ngữ văn 8:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
a) Câu thơ trên được trích từ bài thơ nào mà em đã được học? Tác giả bài thơ là ai.
b) Em nhận ra phương thức biểu đạt nào được kết hợp trong văn bản thơ này? Trong đó phương thức nào là chủ đạo.
c) Đối ý và đối thanh được sử dụng trong câu thơ trên như thế nào. Hãy phân tích.
d) Niềm vui trước cái sang của một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của tác giả?
Câu 2 (2,0 điểm)
Vẻ đẹp của buổi chớm thu qua những câu thơ sau:
Thu ơi thu ta biết nói thế nào
Sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
Hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
Lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
(Trích “Bầu trời trên giàn mướp” – Hữu Thỉnh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong câu chuyện sau:
Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, lá xanh quanh năm. Từ phòng viết của mình, qua tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy. Thói quen của anh là thức dậy sớm mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi có một dạo nọ, ngày nào cũng có một con chim tới đâm vào cửa phòng anh. Nhiều ngày liên tục, sáng nào cũng vậy, anh đã có ý nghĩ: Phải chăng con chim đó bị mù? Hay bị một chứng bệnh nào đó?
Sự lí giải không được thoả mãn, lại nhiều ngày tiếp tục trôi qua. Cho tới một hôm, anh quyết định bước ra khỏi cửa phòng mình. Trước mắt anh là một cảnh tượng qúa đẹp đẽ: Một cây si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính, như thể ở một nơi nào đó thật xa, trong một không gian rộng hơn, sâu hơn. Và anh biết con chim nhỏ bé kia đã “chán” cây si quen thuộc mỗi ngày của mình khi nó bất ngờ phất hiện ra một “cây si” khác. Nó đã đâm đầu vào đó để mong tìm tới một nơi đẹp đẽ hơn, lung linh hơn
(Theo Inernet)
Câu 4 (10,0 điểm)
Vẻ đẹp của những vầng thơ sau:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(Trích “Quê hương” – Tế Hanh, SGK Ngữ văn 8, tập hai)
--- HẾT ---
Họ và tên thí sinh: .
Chữ kí giám thị 1:
Số báo danh: 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS 
---------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015-2016 (VÒNG II)
Môn: NGỮ VĂN; Lớp: 9
Ngày thi: 19/09/2015
Thời gian làm bài: 120 phút 
(không kể thời gian phát đề)
I . PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thánh thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường Thói quen này thành tệ nạn Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
(Theo Băng Sơn, “Giao tiếp đời thường”)
Câu 1. Bài văn trên nghị luận về vấn đề gì? Hãy tìm câu chủ đề nêu bật nội dung của văn bản.
Câu 2. Nêu một thói quen tốt và một thói quen xấu mà tác giả đã đề cập trong bài văn của mình. 
Câu 3. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về thói quen tốt và xấu của con người ngày nay.
Câu 4. Em có suy nghĩ như thế nào khi có những người ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường hay có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
(Theo Anh Thơ, “Trưa hè”)
Câu 5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 6. Bức tranh làng quê buổi trưa hè được gợi tả bằng những hình ảnh nào trong đoạn thơ trên.
Câu 7. Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trong câu thơ: “Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.”
Câu 8. Đoạn thơ trên gợi cho em những tình cảm gì thiên nhiên làng quê Việt Nam. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
II . PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Chùm ảnh sau là một bài học đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một bài văn ngắn (không quá 1 trang giấy thi).
Câu 2 (4,0 điểm)
Một số tác phẩm giai đoạn đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau của những kiếp lầm than. Đó là những cuộc đời đau thương và cùng khổ. Cuộc đời ấy là xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ở nước ta, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà “hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở.” 
Dựa vào những tác phẩm đã học và đọc thêm trong giai đoạn văn học này, em hãy làm rõ nhận xét trên.
--- HẾT ---
*Chú ý:
· Đề thi có 02 trang
· Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .
Chữ kí giám thị 1:
Số báo danh: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_chon_HSG_Ngu_van_9_cap_truong_20152016.doc