Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn: sinh học 10 thời gian làm bài: 150 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5840Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn: sinh học 10 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn: sinh học 10 thời gian làm bài: 150 phút
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 03/4/2013
Câu 1: (2 điểm)
a. Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo màng sinh chất ở tế bào nhân thực?
b. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì rễ hành vào trong các dung dịch sau:
- Dung dịch ưu trương
- Dung dịch nhược trương
Dự đoán điều gì sẽ xảy ra? Giải thích?
Câu 2: (2điểm)
Phân biệt Axit đêôxiribônuclêic (ADN) và Axit ribônuclêic (ARN) về cấu tạo và chức năng?
Câu 3: (2điểm)
Nêu cấu tạo của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng? Nêu đặc điểm chung của ADN của ti thể và lục lạp?
Câu 4: (2điểm)
a. Nêu cơ chế tác động của enzim? 
b. Nếu một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì gây hậu quả gì đối với sinh vật?
Câu 5: (2điểm)
Nêu điểm khác nhau giữa quá trình hô hấp và quang hợp về các đặc điểm sau: phương trình tổng quát, bào quan thực hiện, năng lượng và sắc tố? 
Câu 6: (2điểm)
Trình bày diễn biến hoạt động của NST trong giảm phân I? Thực chất của giảm phân là ở lần phân bào nào?
Câu 7: (2điểm)
Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha lũy thừa (log) có diễn ra không? Giải thích? Vì sao nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát (lag) còn nuôi cấy liên tục thì không có?
Câu 8: (2điểm)
 NO, CO2, O2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O vận chuyển qua màng sinh chất bằng những con đường nào? Phân biệt khuyếch tán của NO và Na+?
Câu 9: (3 điểm)
Ở chuột bộ NST 2n = 40
a. Nếu có 1 nhóm tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân, người ta đếm được 400 NST ở dạng sợi. Xác định số tế bào của nhóm?
b. Giả sử có 1 nhóm tế bào ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của chuột đực giảm phân người ta đếm được có 1100 NST kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Trong đó, số NST kép xếp thành 2 hàng nhiều hơn số NST kép xếp thành 1 hàng là 600 NST.
Xác định các tế bào của nhóm và số tế bào con tạo ra khi kết thúc giảm phân nói trên.
Câu 10: (1 điểm)
Giả sử có 3 lá cây trên một cây đặt trong bóng tối 3 ngày, sau đó đem chiếu sáng 2 giờ bằng các tia sáng đơn sắc khác nhau và có cùng cường độ: Lá thứ nhất chiếu ánh sáng đỏ. Lá thứ 2 chiếu ánh sáng vàng. Lá thứ 3 chiếu ánh sáng xanh tím. Không cần làm thí nghiệm, hãy giải thích và sắp xếp 3 lá trên theo thứ tự giảm dần hàm lượng tinh bột?
.............. HẾT ..............
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
ĐÁP ÁN THI CHỌN HSG LỚP 10
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 03/4/2013
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
Chức năng của các thành phần:
- Lớp phôtpholipit kép: Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính “động” cho màng và cho một số chất khuyếch tán qua.
- Prôtêin màng: Tạo tính bán thấm của màng sinh chất (tạo kênh vận chuyển các chất, tạo các chất mang vận chuyển các chất), tạo các thụ thể thu nhận thông tin, ghép nối các tế bào trong mô.
- Colesterôn: có ở tế bào động vật và người, hạn chế sự dịch chuyển của lớp photpholipit kép ổn định cấu trúc màng tế bào.
- Glicôprôtêin: Tạo các dấu chuẩn đặc trưng cho từng loại tế bào giúp tế bào nhận biết nhau và nhân biết các tế bào lạ.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b
Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì rễ hành vào trong các dung dịch sau: Dung dịch ưu trương; Dung dịch nhược trương
- Hiện tượng: 
+ Tế bào hồng cầu: Môi trường ưu trương: tế bào co lại, nhăn nheo
 Môi trường nhược trương: tế bào trương lên → vỡ
+ Tế bào biểu bì rễ hành: Môi trường ưu trương: Co nguyên sinh, tế bào không thay đổi hình dạng.
 Môi trường nhược trương: Màng tế bào áp sát thành tế bào, tế bào không thay đổi hình dạng.
- Giải thích:
+ Do hiện tượng co nguyên sinh trong môi trường ưu trương, hiện tượng phản co nguyên sinh trong môi trường nhược trương.
+ Tế bào hồng cầu không có thành tế bào nên thay đổi hình dạng, tế bào biểu bì rễ hành có thành tế bào nên không bị thay đổi hình dạng chỉ biến dạng nguyên sinh chất.
0,5đ
0,5đ
2
Phân biệt ADN và ARN:
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
Đặc điểm
ADN
ARN
Số mạch
2 mạch
1 mạch
Đơn phân nuclêôtit
3 thành phần: 1 H3PO4, 1 C5H10O4, 1 trong 4 loại bazơ nitric A, T, G, X
3 thành phần: 1 H3PO4, 1 C5H10O5, 1 trong 4 loại bazơ nitric A, U, G, X
Nguyên tắc bổ sung
Hình thành giữa các nuclêôtit đứng đối diện trên 2 mạch đơn: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
Hình thành ở một số vùng cuộn gấp của ARN vận chuyển và ARN ribôxôm giữa các nuclêôtit đứng đối diện: A liên kết với U bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
Chức năng
- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- ARN là bản sao từ mạch gốc của ADN:
+ mARN: truyền thông tin từ trong nhân đến Ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
+ rARN: cùng với prô têin cấu tạo ribôxôm.
+ tARN: Vận chuyển axitamin đến Ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
3
*Cấu tạo của ti thể phù hợp với chức năng:
- Màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên các mào có chứa nhiều loại enzim hô hấp, chất chuyển điện tử nơi xảy ra chuỗi chuyền 
elêctrôn hô hấp
- Chất nền: chứa nhiều ezim của chu trình Crep
*Cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng:
- Hai lớp màng trơn nhẵn: ánh sáng có thể xuyên qua.
- Các hạt grana bao gồm nhiều túi dẹt tilacôit, chứa hệ sắc tố quang hợp và ezim quang hợp - nơi xảy ra pha sáng của quang hợp.
- Chất nên có chứa các ezim cácbôxihóa nơi xảy ra các phản ứng pha tối quang hợp.
* Đặc điểm chung của ADN ti thể và ADN lục lạp: mỗi cấu trúc chứa 1 phân tử ADN vòng, trần (không liên kết với prôtêin histôn), có quá trình nhân lên và tổng hợp prôtêin độc lập với ADN trong nhân.
0,75đ
0,75đ
0,5đ
4
a
Cơ chế tác động của enzim:
- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất.
- Sau đó enzim tương tác với cơ chất tạo thành sản phẩm, giải phóng enzim nguyên vẹn.
- Enzim được giải phóng sẽ xúc tác cho phản ứng với cơ chất cùng loại.
- Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù nên mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho 1 phản ứng
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b
Nếu một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì hậu quả với sinh vật:
- Phản ứng mà enzim đó xúc tác không xảy ra hoặc xảy ra với tốc độ chậm, sản phẩm không hình thành, cơ chất của enzim đó bị tích lũy.
- Các chất tích lũy đó gây độc cho tế bào hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc gây triệu chứng bệnh lí. Các bệnh này ở người gọi là bệnh này ở người gọi là dối loạn chuyển hóa.
0,5đ
0,5đ
5
Điểm khác nhau giữa quá trình hô hấp và quang hợp về các đặc điểm sau: phương trình tổng quát, bào quan thực hiện, năng lượng và sắc tố
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Đặc điểm
Hô hấp
Quang hợp
PTTQ
C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + năng lượng (ATP + Nhiệt năng)
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2
Bào quan
Ti thể
Lạp thể
Năng lượng
Giải phóng năng lượng
Tích lũy năng lượng
Sắc tố
Không có sắc tố
Có sắc tố quang hợp
6
a
Trình bày diễn biến hoạt động của NST trong giảm phân:
* Phân bào I: 
- Kì đầu I: NST dạng sợi mảnh đã nhân đôi ở kì trung gian tạo thành các NST kép
 + Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn.
 +Trong quá trình bắt cặp, các NST kép trong cặp tương đồng có thể diễn ra trao đổi chéo giữa hai trong 4 crômatit không chị em → sự hoán vị của các gen tương ứng.
- Kì giữa I: Các NST co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào.
- Kì cuối I: NST kép dãn xoắn, hai tế bào tạo thành có bộ NST giảm một nửa
* Thực chất của giảm phân là giảm phân I vì kết thúc giảm phân I đã tạo ra 2 tế bào n kép giảm một nửa so với tế bào mẹ.
7
*Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha log không diễn ra.
Giải thích: 
- Trong điều kiện tự nhiên có những điều kiện không thích hợp: thiếu chất dinh dưỡng, cạnh tranh dinh dưỡng, nhiệt độ, pH...không phù hợp
* Nuôi cấy không liên tục có pha lag còn nuôi cấy liên tục thì không có vì:
Nuôi cấy liên tục môi trường ổn định, đã có enzim cảm ứng 
1đ
1đ
8
NO, CO2, O2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O vận chuyển qua màng sinh chất bằng các con đường:
* NO, CO2, O2: Có kích thước nhỏ, khuyếch tán qua lớp kép phôtpholipit
* Na+, Ca2+, C6H12O6: Khuyếch tán qua màng nhờ kênh prôtêin 
* H2O: được thẩm thấu qua tế bào nhờ kênh prôtêin đặc hiệu là aquaporin
* ngoài ra khi tế bào cần Na+, Ca2+, C6H12O6, có thể được vận chuyển chủ động nhờ các bơm prôtêin tốn Q ATP
Phân biệt khuyếch tán NO và Na+:
NO: vận chuyển trực tiếp qua lớp photpholipit nên không mang tính chọn lọc
Na+: vận chuyển qua kênh prôtêin, có chọn lọc, tốc độ nhanh hơn, đặc hiệu với chất mang vận chuyển.
1đ
1 đ
9
a
*Số tế bào của nhóm:
- Trường hợp 1: Nếu NST dạng sợi đang ở kì trung gian( khi chưa nhân đôi) thì số tế bào của nhóm: 400: 40 = 10 tế bào
- Trường hợp 2: Nếu NST dạng sợi đang ở kì cuối nguyên phân trước khi phân chia tế bào chất kêt thúc thì số tế bào của nhóm là: 400: 80= 5 tế bào.
1đ
b
Gọi số tế bào có NST kép xếp thành 2 hàng là x (đang ở kì giữa I)
Gọi số tế bào có NST kép xếp thành 1 hàng là y (đang ở kì giữa II)
 Ta có: tổng số NST kép: 40.x + 20.y = 1100
 Hiệu số NST kép là: 40.x – 20.y = 600
 Þ x = 20, y = 10
- Vậy có 20 tế bào ở kì giữa I và 10 tế bào ở kì giữa II. Nên tổng số tế bào của nhóm là: 20 + 10/2 = 25 tế bào
- Số tế bào con tạo ra khi kết thúc giảm phân nói trên: 25.4 = 100 tế bào
1đ
1đ
10
- Cùng một cường độ ánh sáng thì năng lượng tương ứng với các bước sóng sắp xếp theo thứ tự sau: E xanh tím > E vàng > E đỏ
- Số lượng poton ánh sáng tính bằng công thức: A/E với A: Mức năng lượng, E: năng lượng ứng với các bước sóng
Þ Nên số poton được sắp xếp theo thứ tự sau: A/E đỏ > A/E vàng > A/E xanh tím. Vậy khi quang hợp thì thứ tự hàm lượng tinh bột là:
Lá 1 (đỏ) > lá 3 (xanh tím) > lá 2 (vàng)
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_CHON_HSG_TRUONG_THPT_HAM_RONG_NAM_2013.doc