Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10, năm học: 2009 - 2010 môn: Hóa học - Trường THPT Trần Phú

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10, năm học: 2009 - 2010 môn: Hóa học - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10, năm học: 2009 - 2010 môn: Hóa học - Trường THPT Trần Phú
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
Trường THPT Trần Phú
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Lớp 10, Năm học: 2009-2010
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1.(4 điểm)
1.Nguyên tử X có tổng điện tích trong lớp vỏ là -4,16.10-18 (C). Viết cấu hình electron của X, X2+, X3+ 
2. Trong oxit một nguyên tố có hóa trị không đổi, oxi chiếm 88,89% về khối lượng. Xác định công thức oxit và Giải thích sự tạo thành phân tử oxit trên, viết công thức electron và công thức cấu tạo của oxit đó.
3. Ion X- có tổng electron p bằng 12. Xác định vị trí của X (có giải thích) trong bảng HTTH. Trong hợp chất X có thể có số oxi hóa bằng bao nhiêu?Vì sao? Lấy ví dụ minh họa .
Câu 2 (3 điểm)
1.Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
MxOy + H2SO4(đặc nóng) → M2(SO4)3 + SO2↑ + H2O
Mg + HNO3(loãng) → Mg(NO3)2 + N2O + NO + H2O
Biết hỗn hợp N2O và NO tạo thành có tỉ khối so với hidrro bằng 18,5
2. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi. Oxi hóa hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp A trong oxi dư thu được 28,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Nếu lấy 15,6 gam hỗn hợp A hòa tan trong dung dịch HCl thu được V(l) khí ở đktc. Tính V.
Câu 3 ( 4,5 điểm)
1.Tại sao khi điều chế các khí như SO2, Cl2, H2S người ta thường đậy ống nghiệm thu khí bằng bông tẩm dung dịch kiềm (NaOH). Giải thích và viết phương trình hóa học.
2.Cho 356 gam hỗn hợp X gồm NaI và NaBr tác dụng với 0,4 mol Cl2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 282,8 gam chất rắn. 
a/Chứng tỏ rằng chỉ có NaI phản ứng
b/Cho dung dịch A trên tác dụng với clo. Để dung dịch thu được chứa 2 muối thì lượng clo tối thiểu phải dùng là 35,5 gam. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X
Câu 4( 3,5 điểm)
1.Viết 3 phương trình hóa học khác nhau chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi
2. Cho V lít SO2 ở đktc hấp thụ hoàn toàn vào 100 ml KOH 0,5 M. Dung dịch sau phản ứng chứa 3,72 gam muối. Xác định V
Câu 5(5 điểm)
1. Nêu phương pháp hóa học phân biệt 3 các chất rắn sau: BaCl2, BaCO3, BaSO3,BaSO4
2. Nung m(g) hỗn hợp A gồm Fe và S, sau phản ứng thu được hỗn hợp B. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí C và 0,64 gam chất rắn D không tan
a/ Tính m. Biết tỉ khối của C đối với hidro bằng 7,4.
b/Tính hiệu suất phản ứng ban đầu.
(Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn)
 Hết..
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
Trường THPT Trần Phú
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Lớp 10, Năm học: 2009-2010
Môn: HÓA HỌC
ĐÁP ÁN, MÔN: HÓA HỌC
Câu
Nội dung tóm tắt
Điểm
1
1., Cấu hình:
X: 1s22s22p63s23p63d64s2 ; X2+: 1s22s22p63s23p63d6 ; X3+: 1s22s22p63s23p63d5
2- Đặt công thức A2O, có: vậy A là hidro
Công thức oxit: H2O
- Liên kết trong H2O là LKCHT phân cực, mỗi H có 1 e lớp ngoài cùng => cần 1 cặp e chung; Mỗi O có 6 e lớp ngoài cùng => cần 2 cặp e chung. Vậy CT(e) và CTCT như sau: O (dạng góc)
 H :O: H H H
3- Cấu hình của ion X- là: 1s22s22p63s23p6 (có 12 electron p) 
 Cấu hình của ion X là: 1s22s22p63s23p5 (clo-Cl)
 - ZX = 17 => thuộc ô 17
 Có 3 lớp e => thuộc chu kì 3 (chu kì nhỏ)
 Thuộc nhóm A và có 7 e lớp ngoài cùng => nhóm VIIA
- Trong hợp chất Cl có thể có số oxi hóa +1, +3, +5, +7 vì ở trạng thái cơ bản Cl có 1 e độc thân, ở trạng thái kích thích năng lượng có 3,5 hoặc 7 e độc thân
VD: HClO, HClO2, HClO3, HClO4 số oxi hóa Cl lần lượt +1, +3, +5, +7
1,0
1,5
1,5
2
1.Cân bằng phương trình theo PP thăng bằng electron
Học sinh viết các quá trình oxi hóa , quá trình khử xác định hệ số và đưa ra phương trình:
2MxOy + (9x-4y) H2SO4 à x M2(SO4)3 + (6x-4y) SO2 + (9x-4y) H2O
Áp dụng quy tắc đường chéo:
=> nN2O = nNO
11Mg + 28 HNO3 à 11 Mg(NO3)2 + 2NO + 2N2O + 14H2O
2.PTHH:
4M + aO2 à 2M2Oa 4N + bO2 à 2N2Ob
M + 2aHCl à 2MCla + aH2 N + 2bHCl à 2NClb + bH2
Theo PT, áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
 1,0
 2,0
3
1.Vì các khí này độc hại, nên dùng kiềm hấp thụ theo phương trình hóa học:
 SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O
 Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O
 H2S + 2NaOH à Na2S + 2H2O
2.a/ Vì tính oxi hóa I- > Br-, nên phản ứng theo thứ tự:
Cl2 + 2NaI à 2NaCl + I2 (1)
Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 (2)
Giả sử chỉ có NaI phản ứng, áp dụng tăng giảm khối lượng ta có:
m(chất rắn) = 356 - 0,4(127.2-35,5.2) = 282,8 (g) – đúng theo giả thiết
Vậy chỉ có NaI phản ứng.
b/Để thu được dung dịch chứa 2 muối thì NaI phản vừa hết theo (1)
nNaI = 2 nCl2 = 2.( 35,5: 71) = 1 (mol)
mNaI = 1. 150 = 150 gam => nNaBr = (356 – 150): 103 = 2 (mol)
1,5
1,5
1,5
4
1.PTHH:
O3 + 2KI + H2O à O2 + I2 + 2KOH
2O3 + PbS à PbSO4 + O2
O3 + 2Ag à Ag2O + O2
 Oxi (O2) không có các phản ứng trên
2. nKOH = 0,1.0,5 = 0,05 (mol)
Biện luận:
+ Tạo muối KHSO3:
nKHSO3 = 3,72: 120 = 0,031(mol) < nKOH =0,05(mol) –Vô lí
+ Tạo muối K2SO3:
nK2SO3 = 3,72: 158 = 0,0235(mol)
nKOH(phản ứng) = 2.0,0235 = 0,047(mol) < 0,05 (mol)- Thỏa mãn
nSO2 = nK2SO3 = 0,0235 (mol) => VSO2 = 0,0235 . 22,4 = 0,5264 (l)
1,5
2,0
5
1.Dùng thuốc thử là dung dịch HCl
- Nhận ra BaCl2 tan nhưng không có phản ứng xảy ra
- Nhận ra BaSO4 không tan
- 2 chất còn lại phản ứng với HCl và giải phóng khí, khí làm nhạt màu dung dịch thuốc tím( hoặc dung dịch brom) là SO2 => chất đầu là BaSO3; chất còn lại BaCO3
PTHH: BaCO3 + 2HCl à BaCl2 + CO2↑ + H2O
 BaSO3 + 2HCl à BaCl2 + SO2 ↑+ H2O
 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O à K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
 (SO2 + Br2 + 2H2O à HBr + H2SO4)
2.a/ Nung hỗn hợp A: Fe + S à FeS
B gồm FeS, Fe và S, tác dụng với dung dịch HCl:
 FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S ; Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 ; S không phản ứng 
Hỗn hợp C gồm H2S và H2
Áp dụng bảo toàn nguyên tố:
nFe = nFeS + nFe(còn) = nH2S + nH2 = 0,2 (mol)
nS = nFeS + nS(còn) = nH2S + 0,02 = 0,1 (mol)
m = 0,2.56 + 0,1.32 = 14,4 (gam)
b/ 
2,0
2,0
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2010- Trần Phúc QN.doc