PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH TĨNH GIA Năm học 2016 - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử 9 – Bài số 1 Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm): Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ La-tinh? Em hãy trình bày sự phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ La-tinh từ sau sự kiện đó cho đến nay. Câu 2 (4 điểm): Qua công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến 2000: a. Nêu hoàn cảnh, nội dung đường lối cải cách - mở cửa và thành tựu. b. Liên hệ với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985-1991), rút ra điểm khác? Câu 3 (5 điểm): Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ sự phát triển “thần kỳ” ấy của đất nước “Mặt trời mọc”, các quốc gia đang phát triển có thể rút ra những kinh nghiệm gì cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của mình? Câu 4 (5 điểm): a. Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. b. Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đến địa phương em đang sống và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó. Câu 5 (2 điểm): Nêu ngắn gọn một số cải cách: kinh tế, văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Ly và rút ra nhận xét chung về những chính sách đó? Họ tên học sinh: .....................................................................................; Số báo danh: .......................... HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: Lịch sử – Lớp 9 Câu Nội dung Điểm Câu 1 4,0 đ Sù kiÖn lÞch sö nµo ®¸nh dÊu bíc ph¸t triÓn cña phong trµo c¸ch m¹ng ë khu vùc MÜ La-tinh? Em h·y tr×nh bµy sù ph¸t triÓn cña phong trµo c¸ch m¹ng ë khu vùc MÜ La-tinh tõ sau sù kiÖn ®ã cho ®Õn nay. *Sù kiÖn lÞch sö nµo ®¸nh dÊu bíc ph¸t triÓn.... Th¾ng lîi cña c¸ch m¹ng Cuba vµ sù ra ®êi cña níc Céng hoµ Cuba ngµy 1/1/1959 lµ sù kiÖn lÞch sö ®¸nh dÊu bíc ph¸t triÓn cña phong trµo c¸ch m¹ng ë khu vùc MÜ La-tinh. Tõ ®©y, mét cao trµo ®Êu tranh ®· bïng næ ë MÜ La- tinh vµ khu vùc nµy ®îc vÝ nh “Lôc ®Þa bïng ch¸y” cña phong trµo c¸ch m¹ng... 1,0 * Sù ph¸t triÓn cña phong trµo c¸ch m¹ng ë khu vùc MÜ La-tinh tõ sau sù kiÖn ®ã cho ®Õn nay. +Tõ n¨m 1959 ®Õn nh÷ng n¨m 80 cña thÕ kû XX: - §Êu tranh vò trang diÔn ra ë nhiÒu níc nh: B«livia, Vªnªxuªla, C«l«mbia, Nicaraoa...ë nhiÒu níc, chÝnh quyÒn ®éc tµi, ph¶n ®éng bÞ lËt ®æ, c¸c chÝnh phñ d©n téc, d©n chñ ®îc thµnh lËp vµ tiÕn hµnh nhiÒu c¶i c¸ch tiÕn bé, tiªu biÓu lµ Chilª, Nicaraoa.... - Trong c«ng cuéc x©y dùng vµ ph¸t triÓn ®Êt níc, c¸c níc MÜ La-tinh ®· thu ®îc nhiÒu thµnh tùu quan träng: cñng cè ®éc lËp chñ quyÒn, d©n chñ ho¸ sinh ho¹t chÝnh trÞ, tiÕn hµnh c¸c c¶i c¸ch kinh tÕ vµ thµnh lËp c¸c tæ chøc liªn minh khu vùc vÒ hîp t¸c vµ ph¸t triÓn kinh tÕ... 1,0 1,0 - Tõ ®Çu nh÷ng n¨m 90 cña thÕ kû XX ®Õn nay: Do nhiÒu nguyªn nh©n ( nh: nh÷ng biÕn ®éng ë Liªn X« vµ §«ng ¢u, MÜ t¨ng cêng chèng ph¸ c¸ch m¹ng ë MÜ La-tinh....), t×nh h×nh kinh tÕ chÝnh trÞ ë nhiÒu níc MÜ La-tinh l¹i gÆp nhiÒu khã kh¨n, thËm chÝ cã lóc c¨ng th¼ng... 1,0 Câu 2 4,0 đ * Hoàn cảnh: - Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung hoa thành lập, Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chế độ mới, từ năm 1959 trở đi Trung Quốc bước vào thời kì biến động. Tháng 12/1978 Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hội của đất nước. * Nội dung đường lối cải cách - mở cửa - Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc,lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. * Thành tựu: - Kinh tế: Sau 20 năm cải cách, mở cửa, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình 9,6 %/năm, đứng hàng thứ bảy thế giới. Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD ( Gấp 15 lần năm 1978), có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động và đầu tư vào Trung Quốc, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt - Chính trị: Thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam...,mở rộng ,hợp tác với các nước trên thế giới, thu hồi Hồng Công (1997), Ma Cao (1999). * Liên hệ: - Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Kết quả sau hơn 20 năm cải cách-mở cửa. Trung Quốc ngày càng phát triển - Liên Xô đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng chưa thực hiện được gì. những cải tổ về chính trị- xã hội lại được đẩy mạnh. xóa bỏ chế độ một ĐảngKết quả công cuộc cải tổ bị thất bại. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ. 0,5 0,5 1,0 1.0 0,5 0,5 Câu 3 5.0 đ * Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản - Sau khi phục hồi lại nền kinh tế, từ đầu thập niên 50 –thế kỷ XX, nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và sau đó là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội phát triển “Thần kỳ”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới TBCN. + Tổng sản phẩm quốc dân : Năm 1950 chỉ mới đạt 20 tỉ USD bằng 1/17 của Mỹ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD + Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD. + Công nghiệp: trong những năm 1950-1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%... + Nông nghiệp: trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước - Ngành đánh cá rất phát triển...đứng thứ hai thế giới sau Pê-ru... - Từ những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.. * Từ sự phát triển “ thần kỳ” ấy của đất nướccác quốc gia đang phát triển có thể rút ra những kinh nghiệm gì - Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, nhất là những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại - Biết nắm bắt thời cơ, xem vai trò của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển là hết sức quan trọng - Coi trọng yếu tố con người ( ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỷ luật) là nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển đất nước 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 5.0 đ a. Những thành tựu tiêu biểu.... (HS nêu được 7 thành tựu cơ bản)) - Trong lĩnh vực khoa học cơ bản : toán học, vật lý, hóa học, sinh học đều có những thành tựu, những phát minh hết sức quan trọng đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có... - Những phát minh về công cụ sản xuất mới.quan trọng và có ý nghĩa nhất là : máy tính máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy (robot) ngày càng được sử dụng rộng rãi ... - Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận : năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều - Sáng chế ra vật liệu mới trong tình hình nguồn vật liệu tự nhiên cạn kiệt, như chất polyme (chất dẻo) thực phẩm nhân tạo... - Thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó con người có phương hướng khắc phục vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, công nghệ sinh học đang là ngành mũi nhọn và trọng điểm nhất. .. - Đạt được những tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu siêu tốc ,phát sóng qua vệ tinh - Thành tựu kỳ diệu trong chinh phục vũ trụ: thám hiểm mặt trăng và một số hành tinh trong hệ mặt trời, ngành khoa học nghiên cứu không gian ra đời... b. Liên hệ, tác động, đề xuất giải pháp (Đây chỉ là gợi ý, Giám khảo không máy móc khi chấm bài. Đảm bảo thang điểm cho từng nội dung lớn) - Tác động tích cực: (Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên; Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao được đưa vào sản xuất; Thuốc trừ sâu bệnh, phân bón,... năng suất cao, chất lượng tốt; Phương tiện giao thông, vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến....) - Tác động tiêu cực: (Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải công nghiệp, xe ô tô, xe máy... nguồn nước, bầu không khí, đất bị ô nhiễm; Tai nạn giao thông xảy ra nhiều; Trẻ em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, ti vi, điện thoại thông minh...) - Giải pháp: (Các cơ sở sản xuất: cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường...; Các hộ trồng trọt: sử dụng an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tránh lạm dụng...; Mở mang đường xá, tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương;... ) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 2.0 đ * Một số cải cách: Kinh tế, văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Ly... - Về kinh tế. + Tháng 4 năm ất Hợi (1396) bắt đầu phát hành tiền giấy. Trong lịch sử tiền tệ, đây là lần đầu tiên nước ta dùng tiền giấy thay cho tiền đồng ..việc phát hành tiền giấy vừa thuận tiện lưu hành lại vừa đáp ứng nhu cầu dùng đồng đúc vũ khí... + Xuống chiếu hạn chế doanh điền: Giảm bớt số ruộng đất sở hữu của quý tộc và địa chủ, tăng số ruộng đất công của nhà nước giao cho các làng xã quản lý, tiến hành công khai đo đạc lại ruộng đất... - Về văn hoá, giáo dục. + Tiến hành định lại phép thi cử, nâng cao việc học và hành. Đặc biệt, Hồ Quý Ly đã dùng chữ Nôm dịch các sách kinh, truyện làm tài liệu dạy học cho vua + Đặt thêm trường thi viết chữ và làm toán. Đặt kỳ thi Hương ở địa phương, thi Hội ở kinh đô. Nhà nước cấp ruộng công cho các địa phương để sử dụng vào việc học... 0,25 0,25 0,25 0,25 * Nhận xét về chính sách trên của Hồ Quý Ly - Tất cả chính sách cải cách trên đều nhằm mục đích đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, ít nhiều hạn chế việc tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Đặc biệt, những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ... - Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng do điều kiện lịch sử bấy giờ nên tác dụng của nhữngcải cách trên không nhiều... 0,75 0,25
Tài liệu đính kèm: