Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Phú Thọ

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Phú Thọ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THCSCẤP TỈNH NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi có: 03trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Câu 1.Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tài nguyên sinh vật nước ta phong phú?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.	B. Nằm ở nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa.
C. Lãnh thổ kéo dài khoảng 15 vĩ độ.	D. Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật.
Câu 2. Nhận định nào sau đây thể hiện sự ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu nước ta?
A. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam.	B. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.	D. Khí hậu phân hóa theo đai cao.
Câu 3.Đặc điểmnào sau đây là tính chất chủ yếu của thiên nhiên nước ta?
A. Tính chất bán đảo.	B. Đa dạng, phức tạp.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.	D. Biến động, nhiều thiên tai.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Hồng (trạm Hà Nội) lớn nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng 6. 	B. Tháng 7. 
C. Tháng 8. 	D. Tháng 9.
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi ở Tây nguyên và Nam Bộ có lưu lượng dòng chảy kiệt nhỏ?
A. Sông ngòi ngắn, độ dốc lớn.	B. Mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao.
C. Nhận ít nước từ bên ngoài lãnh thổ.	D. Lớp phủ thực vật suy giảm nhanh.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.	B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.
C. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa.	D. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. 
Câu 7. Sự phân chia khí hậu thành mùa mưa và mùa khô ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta đặc biệt rõ nét từ vĩ độ
A.160B trở vào. 	B. 160B - 140B.	
C.140B trở vào. 	D. 120B trở vào. 
Câu 8. Địa hình làm cho khí hậu vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa đông lạnh nhất cả nước.	B. Mùa hạ đến sớm và kết thúc muộn.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.	D. Khí hậu có đủ ba đai cao.
Câu 9. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta là vùng
A. rộng 12 hải lí tính từ lãnh hải ra phía biển.
B. rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra biển.
C.nước tiếp giáp đất liền phía trong đường cơ sở.
D. rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.	
Câu 10. Gió mùa mùa hạ chính thức ở nước ta xuất phát từ
A. áp cao chí tuyến bán cầu Bắc.	B. áp cao ở lục địa phương Bắc.
C. áp cao vịnh Ben - gan.	D. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng nào sau đây có nhiều khu kinh tế cửa khẩu nhất cả nước?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.	D.Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Ý nào sau đây là khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Khả năng mở rộng diện tích han chế.	B. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu.
C. Thị trường thế giới có nhiều biến động.	D. Công nghệ chế biến chưa phát triển.
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa quốc gia?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế.	
B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, TP. Hồ Chí Minh,
D. Vinh, Huế, TP. Hồ Chí Minh,Vũng Tàu.
Câu 14. Nguyên liệu chủ yếu nào sau đây được sử dụng làm nước mắm truyền thống ở nước ta?
A. Cá ba sa.	B. Cá biển.
C. Tôm hùm.	D. Tôm sú.
Câu 15. Hoạt động nào sau đây thuộc lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng ở nước ta?
A. Dịch vụ cá nhân, giáo dục và khách sạn.	B. Kinh doanh tài sản, tư vấn và tín dụng.
C. Thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng.	D. Giao thông vận tải, bảo hiểm và đoàn thể.
Câu 16. Ngành nào sau đây là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng Bằng sông Hồng?
A. Luyện kim màu và cơ khí chế tạo.	
B. Hóa chất và sản xuất hàng tiêu dùng. 
C. Khai thác khí đốt và công nghiệp cơ khí.	
D. Sản xuất hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng.	
Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nhiều vũng vịnh sâu, kín gió.
B. Nhiều bãi biển, thắng cảnh đẹp.
C. Sông ngòi dày đặc, tiềm năng thủy điện lớn.
D. Khoáng sản ti tan, cát thủy tinh có trữ lượng lớn.
Câu 18. Sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ đang gặp những khó khăn nào sau đây?
A. Cơ sở năng lượng không đảm bảo.	
B. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu.
C. Cơ cấu ngành sản xuất mất cân đối.
D. Chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho dải đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh trở thành nơi sản xuất lúa chủ yếu của Bắc Trung Bộ?
A. Khai hoang, mở rộng diện tích.	B. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
C. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.	D.Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho thủy sản chết hàng loạt ở ven biển miền Trung nước ta năm 2016? 
A. Đánh bắt hủy diệt. 	B. Chất thải công nghiệp.
C. Biến đổi khí hậu.	D. Thiên tai xảy ra liên tiếp.
II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a). Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Tây nguyên.
b). Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều ở nước ta.
Câu 2 (3,0 điểm)
a). Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công nghiệp nước ta.Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay, ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? 
Vì sao?
b). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Việt Trì và Hải Phòng. 
Câu 3 (3,5 điểm)
a). Phân tích những khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
b). Kể tên một số thương hiệu chè của Trung du và miền núi Bắc Bộđược nhiều nước ưu chuộng. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng trồng nhiều chè nhất nước ta? 
c). Hiện nay, những ngành công nghiệp nào được phát triển mạnh ở Tây Nguyên? Tại sao?
Câu 4 (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2000
14,5
15,6
2005
32,4
36,8
2010
157,0
84,8
2012
228,3
113,8
2014
298,0
150,2
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2010, 2015; Nhà xuất bản Thống kê, 2010 và 2016)
a). Hoàn thiện bảng số liệu thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2014. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2014.
b). Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta.
c). Hiện nay, nước ta nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ quốc gia nào?
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh: ....................
* Ghi chú: Thí sinh được phépsử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản 
Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
PHÚ THỌ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THCS CẤP TỈNH NĂM HỌC 2016 - 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN ĐỊA LÍ 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(8,0 điểm)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
D
11
A
2
A, C
12
C
3
C
13
B
4
C
14
B
5
B
15
C
6
D
16
D
7
C
17
C
8
A, C 
18
B, D
9
A
19
B
10
D
20
B
II. PHẦN TỰ LUẬN(12,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0đ)
a). Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Tây nguyên.
1,5
- Là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta (dẫn chứng). 
Vì điều kiện tự nhiên khó khăn, kinh tế còn kém phát triển
0,25
0,25
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung chủ yếu ở đô thị và ven các trục đường giao thông (dẫn chứng). 
Vì đây là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của các tỉnh.
0,25
0,25
+ Thưa thớt ở các vùng còn lại (50 người/km2). 
Vì đây là những vùng núi cao, kinh tế khó khăn.
0,25
0,25
b). Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều ở nước ta.
0,5
- Dân cư phân bố không đều gây khó khăn cho:
+ Sử dụng lao động;
+ Khai thác tài nguyên.
0,25
0,25
2
(3,0đ)
a). Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công nghiệp nước ta.Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay, ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? Vì sao?
1,5
-Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công nghiệp nước ta.
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
0,25
+ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
0,25
+ Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
0,25
-Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta hiện nay ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
0,25
- Giải thích: 
+ Nguồn nguyên liệu phong phú, lấy từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản;
0,25
+ Vốn đầu tư không lớn; nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
0,25
b). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Việt Trì và Hải Phòng.
1,5
- Giống nhau:
+ Đều là những trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành tương đối đa dạng;
0,25
+ Đều có ngành chuyên môn hóa chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng.
0,25
- Khác nhau:
+ Quy mô: Hải Phòng lớn hơn Việt Trì (dẫn chứng)
0,25
+ Số lượng ngành: Hải Phòng có nhiều ngành hơn Việt Trì (dẫn chứng)
0,25
+ Ngành chuyên môn hóa: Việt Trì có ngành hóa chất, phân bón và sản xuất gỗ giấy, xenlulô; Hải Phòng có ngành luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, điện tử và dệt may. 
0,25
+ Phân bố: Việt Trì thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Hải Phòng thuộc Đồng bằng sông Hồng.
0,25
3
(3,5đ)
a). Phân tích những khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
1,0
- Địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải.
0,25
- Khoáng sản trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.
0,25
- Thời tiết diễn biến thất thường gây khó khăn cho tổ chức sản xuất và đời sống.
0,25
- Thiên tai thường xuyên xảy ra như xói mòn, sạt lở đất, lũ quét làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.
0,25
b). Kể tên một số thương hiệu chè được nhiều nước ưu chuộng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng trồng nhiều chè nhất nước ta?
1,5
- Thương hiệu chè: Mộc Châu, San, Tân Cương.
0,5
- Giải thích:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu lạnh nhất cả nước, đất feralit phân bố trên địa hình đồi và cao nguyên thuận lợi phát triển cây chè.
0,5
+ Tây Nguyên: cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ, đất feralit thích hợp với điều kiện sinh thái của cây chè.
0,5
Chú ý:Nếu có những nhân tố khác phù hợp, cộng thêm 0,25đ nhưng không vượt quá tổng điểm của câu 3b.
c). Hiện nay, những ngành công nghiệp nào được phát triển mạnh ở Tây Nguyên? Tại sao?
1,0
- Các ngành chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh;
Do vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào.
0,25
0,25
- Công nghiệp thủy điện với một số dự án lớn đã và đang được triển khai;
Do vùng có trữ năng thủy điện lớn.
0,25
0,25
4
(3,5đ)
a). Hoàn thiện bảng số liệu thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2014. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2014.
2,25
- Hoàn thiện bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2000
30,1
14,5
15,6
2005
69,2
32,4
36,8
2010
157,0
72,2
84,8
2012
228,3
114,5
113,8
2014
298,0
150,2
147,8
0,25
- Xử lí số liệu: 
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA, 
GIAI ĐOẠN 2000 - 2014. (Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2000
100
48,2
51,8
2005
100
46,8
53,2
2010
100
46,0
54,0
2012
100
50,2
49,8
2014
100
50,4
49,6
0,5
Chú ý:
+ Nếu sai số liệu trừ 0,25đ;
+ Thiếu tên bảng, đơn vị trừ 0,25đ.
- Vẽ biểu đồ miền:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA
1,5
Chú ý: 
+ Vẽ biểu đồ khác không cho điểm;
+ Vẽ sai một giá trị trừ 0,25đ;
+ Thiếu tên biểu đồ, chú giải, số liệu, năm, khoảng cách năm không đúng, trừ 0,25đ/1 lỗi.
b). Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta.
1,0
- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta có thay đổi tích cực:
+ 2000 - 2010: tỉ trọng nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm(dẫn chứng);
nhập siêu (dẫn chứng)
0,25
0,25
+ 2010 - 2014: tỉ trọng nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng (dẫn chứng);
xuất siêu (dẫn chứng)
0,25
0,25
Chú ý:
Nếu diễn đạt cách khác mà vẫn đúng, đủ dẫn chứng vẫn cho điểm tối đa.
c). Hiện nay, nước ta nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ quốc gia nào?
0,25
- Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ Trung Quốc.
0,25
ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + Câu 4 = 12,0 điểm
-------- HẾT --------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_HSG_cap_tinh_mon_Dia_li_20162017co_dap_an.docx