Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 3

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 472Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 3
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN CẤP TỈNH
ĐỀ SỐ 3
( Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1( 2,0đ): 
Dựa vào hình dưới đây và kiến thức đã học . Hãy trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất?
Câu 2 ( 3,0 đ):
Giải thích vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ? Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta?
 2. Nêu những khó khăn của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa?
Câu 3 ( 3,0đ):
Trình bày đặc điểm dân số nước ta ? 
Dân số Thanh Hóa tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ?
Câu 4( 2,5đ):Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng nước ta năm 2000 ( Đơn vị: Nghìn ha)
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442,5
11573,0
 1.Nêu nhận xét về cơ cấu các loại rừng của nước ta?
 2.Nêu ý nghĩa của từng loại rừng theo mục đích sử dụng?
Câu 5( 3,5 đ)
 1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về dân cư – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng?
 2. Tại sao đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước. Các biện pháp chính để giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng?
Câu 6 ( 6,0):Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990
1995
2000
2007
2010
 Cây công nghiệp hàng năm
542,0
716,7
778,1
864,0
797,6
 Cây công nghiệp lâu năm
657,3
902,3
1.451,3
1.821,0
2.010,5
 Tổng số
1.199,3
1.619,0
2.229,4
2.685,0
2.808,1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triến diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.
Nhận xét tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 và giải thích tại sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng.
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 3
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất:
 Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc chúc nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
+ Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau, do trục Trái đất và đường phân chia sáng tối luôn gặp nhau ở Xích đạo.
+ Càng xa xích đạo đi về phía hai cực, hiện tượng ngày đêm dài ngắn càng biểu hiện rõ rệt:
	Vào các ngày 22/6 và 22/12: Các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam (vòng cực bắc và nam) có 1 ngày hoặc 1 đêm dài suốt 24 giờ.
	Các địa điểm từ 66033’ Bắc và Nam đến hai cực (Vùng cực Bắc và Nam): Có số ngày, đêm dài suốt 24 giờ giao động từ 1 ngày đến 6 tháng.
	Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.
2,0
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
II
1
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:
Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến
Ảnh hưởng sâu sắc của biển đông.
 - Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.
Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta:
Tính chất nhiệt đới :
+ Lượng bức xạ mặt trời lớn (d/c).
+ Nhiệt độ TB năm trên toàn quốc đều lớn: Trên 210C(Trừ vùng những vùng núi cao)
+ Nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400- 3000 giờ/năm.
Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa TB năm 1500 mm- 2000mm
 + Độ ẩm của không khí trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương
0,75
0,25
0,25
0,25
1,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
2
Những khó khăn của khí hậu đến sản xuất và đời sống của người dân tỉnh Thanh Hóa:
Nhiều thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, rét đậm,....
Dịch bệnh, sâu bệnh gây hại đến cây trồng vật nuôi...
1,0đ
0,5đ
0,5đ
III
2
Đặc điểm dân số nước ta
2,0
1
- Đông dân:
+ Năm 2006 số dân nước ta trên 84 triệu người (thứ 3 Đông Nam Á và 13 thế giới).
+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
- Nhiều thành phần dân tộc:
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Người Kinh chiếm tới 86,2% dân số, các dân tộc ít người chỉ chiếm 13,8% (2006). 
- Tăng nhanh:
+ Bùng nổ dân số đã xảy ra vào nửa sau thế kỉ XX.
+ Gần đây, do thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số có giảm nhưng mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Cơ cấu dân số trẻ:
+ Nhóm 0 - 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao, nhóm trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (năm 2005, lần lượt hai nhóm trên là 27,0% và 9,0%).
+ Xu hướng thay đổi: giảm tỉ lệ nhóm 0 – 14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm trên 60 tuổi và cơ cấu theo giới tính đang có sự thay đổi.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Hậu quả:
- Khó khăn cho việc mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân, phúc lợi xã hội,....
- Tạo sức ép đối với vấn đề việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng.
- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.
- Ô nhiễm môi trường do rác thải và nước thải đổ ra...
0,25
0,25
0,25
0,25
IV
1
Nhận xét về cơ cấu các loại rừng:
- Cơ cấu các loại rừng năm 2000 ở nước ta có sự chênh lệch :
+ Rừng phòng hộ chiếm nhiều nhất với 46,6% diện tích.Rừng sản xuất đứng thứ 2 với 40,9% diện tích.Rừng đặc dụng thấp nhất với 12,5% diện tích
+ Rừng phòng hộ gấp 1,13lần sản xuất và gấp 3,7 lần rừng đặc dụng.
1,0
0,25
0,5
0,25
2
 ý nghĩa của từng loại rừng theo mục đích sử dụng:
-Rừng sản xuât: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân dụng và xuât khẩu.
-Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
-Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quí hiếm.
1,5đ
0,5
0,5
0,5
V
1
Những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng:
 - Thuận lợi
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất , có chuyên môn kỹ thuật.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời ( Hà nội và Hải Phòng)
+Có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
 - Khó khăn:
+ Kinh tế chậm phát triển, tích lũy kém. Sản xuất lương thực, thực phẩm ( bình quân đất canh tác trên đầu người thấp)
+ Sức ép giải quyết việc làm, y tế , giáo dục, bất ổn về an ninh trật tự xã hôi...
+ Cạn kiệt tài nguyên , ô nhiễm môi trường
1,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
 Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước vì:
-Là vùng đông dân, mật độ dân số đông nhất cả nước. Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước,... thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú.
- Lich sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.
- Điều kiện dân cư – xã hội: Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và đô thị dày đặc, CSVS – CSHT hoàn thiện nhất cá nước,....
- Các nguyên nhân khác (d/c).
1,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
Biện pháp giải quyết:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỉ lệ tăng dân số.
- Cùng cả nước phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (Di dân đến Tây Nguyên, Đông nam bộ)
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
1,0đ
0,25đ
 0,5đ
 0,25
VI
1
a, Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.
- Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
- Lưu ý:
+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu.
3,0đ
2
b, Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta liên tục tăng.
* Nhận xét
Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. Trong đó:
- Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên 2.808,1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng gấp 2,34 lần. 
 + Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên 2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp 3,1 lần.
 + Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên 797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5 lần.
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
+ Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%.
+ Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%.
* Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do:
- Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất , khí hậu...) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp.
- Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu.
- Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước.
- Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật chất...
3,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
 0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docNHÓM 3.doc