Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh lớp 12 năm học 2014 – 2015 môn: Giáo dục công dân

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1826Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh lớp 12 năm học 2014 – 2015 môn: Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh lớp 12 năm học 2014 – 2015 môn: Giáo dục công dân
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: GDCD
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 02/4/2015
Câu 1. (5,0 điểm)
Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý? Cho một ví dụ minh họa về chính sách đối với giáo dục để làm rõ sự khác biệt giữa bình đẳng với bình quân.
Câu 2. (5,0 điểm)
Nối mỗi cụm từ ở cột I với mỗi cụm từ ở cột II sao cho đúng với các quy định của pháp luật:
 I
 II
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự 
1. về mọi tội phạm.
B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
2. về hành vi vi phạm hành chính do cố ý.
C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính
3. về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
D. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính
4. về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 3. (4,0 điểm) Bài tập tình huống	
Hiển cùng Vinh nói chuyện với nhau về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Hiển : Vinh này, cậu nghĩ sao về tệ nạn ma tuý tràn lan hiện nay ? Sao Nhà nước đã có pháp luật rồi mà tệ nạn này vẫn diễn ra nhiều thế nhỉ ?
- Vinh : Tớ nghĩ, mình không thể nào dập được tệ nạn ma tuý đâu nên cứ để cho nó phát triển thôi, ngăn cản sao được.
- Hiển : Cần phải phòng, chống chứ! Cần phải có pháp luật; có pháp luật rồi thì cần phải kiểm tra, cần phải xử bọn buôn lậu, tàng trữ ma tuý thật mạnh vào mới được.
- Vinh : Pháp luật thì có vai trò gì trong chuyện này đâu !
Câu hỏi : Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện giữa Hiển và Vinh? Theo em, pháp luật có vai trò gì trong việc phòng, chống ma tuý ? Em đã tham gia những hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong nhà trường như thế nào ?
Câu 4. (6,0 điểm)
Em hãy kể tên và làm rõ nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân mà em đã được học? Hãy lấy ví dụ liên hệ bản thân trong việc thực hiện một trong số các quyền đó ở trường, lớp em.
-----------HẾT----------
Họ và tên thí sinh :....................................................................... Số báo danh .................................
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2014 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Môn: GDCD-Lớp 12
Ngày thi: 02/4/2015
Câu
Nội dung
Điểm
1
Câu 1
* Nêu được các nội dung sau: 
– Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
	Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Bất kì công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân. Ngoài việc hưởng quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ một cách bình đẳng (như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,...) theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội. 
– Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
 Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật), không bị phân biệt đối xử.
* Nêu được ví dụ minh họa đáp ứng với yêu cầu câu hỏi.
5.0
2.0
2.0
1.0
2
Câu 2
Nối A với 4 ; nối B với 1 ; nối C với 2 ; nối D với 3
5.0
3
Câu 3
Đáp án mở theo hướng:
- Phát biểu và làm rõ được vai trò của pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy.
- Có thái độ tích cực về việc học sinh phải rèn luyện từ trong nhà trường, đấu tranh với bản thân, đề cao cảnh giác để không rơi vào tệ nạn ma túy.
- Nêu được các hoạt động bản thân đã tham gia trong trường, lớp đáp ứng với yêu cầu câu hỏi.
4.0
2.0
1.0
1.0
4
Câu 4 (HS kể tên 5 quyền, mỗi quyền 0.5 điểm; nêu được nội dung mỗi quyền 0.5 điểm; lấy ví dụ 1.0 điểm)
* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Nội dung:
+ Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người chỉ vì do nghi ngờ không có căn cứ pháp luật. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
+ Theo quy định của pháp luật, chỉ được bắt người trong ba trường sau đây, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định :	Trường hợp 1 : Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. 
Trường hợp 2 : Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi thuộc một trong ba căn cứ theo quy định của pháp luật và chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt. 
Trường hợp 3 : Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. 
Đối với người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. 
* Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Nội dung:
+ Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác.
Xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khoẻ của người khác.
Pháp luật nước ta quy định :
• Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe doạ giết người, làm chết người.
• Nghiêm cấm những hành vi đánh người, đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác. 
+ Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Nội dung:
+ Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. 
+ Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám xét chỗ ở của công dân trong hai trường hợp, nhưng việc khám không được tiến hành tuỳ tiện mà phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định :
Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện, tài liệu liên quan đến vụ án.
Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó. 
+ Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định : chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự mới có quyền ra lệnh khám ; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng thể thức mà pháp luật quy định.
* Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 
-Nội dung:
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Quyền tự do ngôn luận
– Nội dung: 
Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng các hình thức khác nhau và ở phạm vi khác nhau : 
+ Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. 
+ Công dân có thể viết bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
+ Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm. 
	* Lấy được 01 ví dụ minh họa theo yêu cầu câu hỏi.
6.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
 0.5
0.5
0.5
	1.0

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề và đáp án lớp 12.doc