PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi có 2 trang ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC LỚP 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (3,5 điểm) D: Động mạch E. Mao mạch F: Tĩnh mạch a, Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường kính chung hệ mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao? b, So sánh động mạch và tĩnh mạch? Vì sao tĩnh mạch có van còn động mạch không có van? Câu 2. (2,0 điểm) a) Có hai bạn học sinh tranh luận với nhau về hiệu quả hô hấp: Bạn Hoa cho rằng mình có hiệu quả hô hấp tốt vì nhịp hô hấp của Hoa là 18 và mỗi cử động hô hấp trao đổi được 400ml khí. Bạn Lan lại cho rằng hiệu quả hô hấp của mình cao hơn vì nhịp hô hấp của bạn Lan là 12 và mỗi cử động hô hấp trao đổi được 750 ml khí. Em hãy phân giải giúp hai bạn đó. b) Khói thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ? Câu 3. (3,5 điểm) a) Cho các sơ đồ chuyển hóa sau. a- Tinh bột à Mantôzơ b- Mantôzơ à Glucôzơ c- Prôtêin chuỗi dài à Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit à Glyxêrin và axit béo. Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa . b) Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn? Câu 4. (1,5 điểm) Khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ôxi. Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên? b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên? Biết để ôxi hóa hoàn toàn: + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal + 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal + 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal Câu 5. (2,5 điểm) a) Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Mỗi quá trình diễn ra ở đâu? b) Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở điểm nào? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở những điểm nào? Câu 6. (1,0 điểm) Đặc điểm nào giúp da thực hiện chức năng bảo vệ? Câu 7. (4,0 điểm) a) Trên đường đi học về, bạn Khánh đã vô tình chạm vào lá cây trinh nữ làm cho một số chiếc bị cụp lại. Hôm sau, bạn đến trường kể lại cho bạn Phong nghe và bạn cho rằng lá cây trinh nữ đã có phản xạ. - Phản xạ là gì? Cho ví dụ minh họa. - Bằng kiến thức của mình, em hãy giúp bạn Phong phân tích và giải đáp ý kiến của bạn Khánh. b) Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Dũng đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất? Hãy giải thích cơ sở đó? c) Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Câu 8. (2,0 điểm) a) Phân biệt tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết. b) Chức năng của hooc môn tuyến tụy ? Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường? Hết Họ và tên thí sinh:Họ, tên chữ ký GT1:.. Số báo danh: Họ, tên chữ ký GT2:.. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC Câu Ý Nội dung trình bày Điểm Câu 1. (3,5 điểm) a. 1,0 đ Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường kính chung hệ mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao? - Đồ thị A: Huyết áp Vì huyÕt ¸p hao hôt suèt chiÒu dµi hÖ m¹ch nghÜa lµ gi¶m dÇn tõ ĐM à MM à TM. 0,25 - Đồ thị B: Đường kính chung Vì đêng kÝnh c¸c MM lµ hÑp nhÊt, nhng sè lîng MM rÊt nhiÒu ph©n nh¸nh ®Õn tËn c¸c tÕ bµo v× thÕ ®êng kÝnh chung cña MM lµ lín nh©t. - Đồ thị C: Vận tốc máu Vì vËn tèc m¸u gi¶m dÇn tõ ĐM àMM, sau ®ã l¹i t¨ng dÇn trong TM. 0,5 0,25 b. 2,5đ So sánh động mạch và tĩnh mạch ? * Giống nhau: - Về cấu tạo: + Động mạch và tĩnh mạch đều có cấu tạo dạng rỗng. + Thành đều gồm có ba lớp là lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu bì. - Về chức năng : đều có chức năng dẫn máu. * Khác nhau : Động mạch Tĩnh mạch - Về cấu tạo : + Thành động mạch có lớp mô liên kết và mô cơ trơn dày hơn. Trong lớp mô cơ trơn có các sợi đàn hồi. + Lòng mạch hẹp hơn. - Về chức năng: dẫn máu từ tâm thất của tim đến các cơ quan. - Về cấu tạo: + Thành tĩnh mạch mỏng hơn. Trong lớp mô cơ trơn không có các sợi đàn hồi. + Lòng mạch rộng hơn. + Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. - Về chức năng: dẫn máu từ các cơ quan trở về tâm nhĩ của tim. Vì sao tĩnh mạch có van còn động mạch lại không có van ? - Tĩnh mạch có van vì: Máu chảy trong tĩnh mạch thường ngược chiều trọng lực nên phải chịu tác dụng của trọng lực; áp lực máu trong tĩnh mạch thấp nên rất khó cho việc đưa máu về tim, Tĩnh mạch có van để khi các cơ quanh thành mạch co ép đẩy máu qua van đi lên, khi cơ dãn van đóng lại làm máu không chảy ngược trở lại. - Động mạch không có van vì: Máu chảy trong động mạch có áp lực cao và thường theo chiều trọng lực, nếu có van sẽ làm cản trở dòng chảy của máu và có thể làm vỡ thành mạch gây nguy hiểm cho cơ thể. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2. (2,0 điểm) a. 1,0đ * Bạn Đức có hiệu quả hô hấp cao hơn vì: - Bạn Đức có nhịp hô hấp thấp và lượng khí trao đổi trong một cử động hô hấp lớn -> lượng khí trao đổi trong một phút sẽ nhiều hơn: 12 x 750 = 9000(ml) - Bạn Nhân có nhịp hô hấp cao, lượng khí trao đổi trong một cử động hô hấp lại ít -> lượng khí trao đổi trong một phút sẽ ít hơn: 18 x 400 = 7200(ml) 0,5 0,5 b. 1,0đ b) Khói thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? * Khói thuốc lá có chứa nicôtin, nitrôzamin là các chất độc hại đối với hệ hô hấp: - Làm tê liệt lớp lông rung phế quản -> làm giảm hiệu quả lọc sạch không khí. - Có thể gây ung thư phổi. - Khói thuốc là chiếm chỗ của O2 trong máu làm giảm hiệu quả hô hấp. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (3,5 điểm) a. 1.5đ Cho các sơ đồ chuyển hóa sau. a- Tinh bột à Mantôzơ b- Mantôzơ à Glucôzơ c- Prôtêin chuỗi dài à Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit à Glyxêrin và axit béo. Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa? a- Xẩy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non b- Xẩy ra ở ruột non c- Xẩy ra ở dạ dày d- Xẩy ra ở ruột non 0,75 0,25 0,25 0,25 b.2đ Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ? - Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m à Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 m2). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc). - Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào. - Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài) - Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4. (1,5điểm) a. 1,0đ Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng. Theo bài ra: Lipit: Prôtêin : Gluxit = 1: 3 : 6 Þ Pr =3.Li ; G = 6.Li (1) Ta có phương trình: 0,83. G + 0,97. Pr + 2,03. Li = 595,2 ( 2) Thay (1) vào( 2) ta được: 0,83.6Li + 0,97. 3Li + 2,03 .Li = 595,2 (3) Giải (3) được: Li = 60 => Pr = 3.60 = 180 gam; G = 6.60 = 360 gam 0,25 0,25 0,25 0,25 b. 0.5đ Tính năng lượng sinh ra khi ôxi hóa hoàn toàn lượng thức ăn trên: Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn ở đề bài: => năng lượng = 4,3 . 360 + 4,1 . 180 + 9,3 . 60 = 2844 kcal 0,5 Câu 5. (2,5điểm) a. 0,75đ Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Mỗi quá trình diễn ra ở đâu? - Quá trình lọc máu để tạo nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận - Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O,các ion cần thiết... diễn ra ở ống thận. - Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa diễn ra ở ống thận. 0,25 0,25 0,25 b. 1,25đ - Thành phần nước tiểu đầu không có tế bào máu và protein còn trong thành phần của máu có các tế bào máu và protein Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Chứa nhiều chất dinh dưỡng. Gần như không còn các chất dinh dưỡng. Nồng độ các chất hòa tan loãng. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc Chứa ít các chất cặn bã, chất độc hơn Chứa nhiều các chất cặn bã, chất độc . 0,5 0,25 0,5 0,5 Câu 6. (1,0 điểm) Đặc điểm nào giúp da thực hiện chưc năng bảo vệ? - Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn - Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn - Sắc tố da giúp góp phần chống tác hại của tia tử ngoại 0,5 0,25 0,25 Câu 7. (4,0 điểm) a. 1,0đ Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. - VD Tay chạm vào vật nóng rụt tay lại, đèn chiếu sáng vào mắt thì đồng tử co lại, ... - Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là hiện tượng cảm ứng ở thực vật, không được coi là phản xạ, bởi vì phản xạ có sự tham gia của tổ chức thần kinh và được thực hiện nhờ cung phản xạ. - Phân tích: + Điểm giống nhau: đều là hiện tượng cảm ứng, nhằm trả lời kích thích môi trường. + Điểm khác nhau: không có sự tham gia của tơ chức thần kinh (hiện tượng cụp lá); có sự tham gia của tổ chức thần kinh (hiện tượng rụt tay). 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 b. 1,0đ Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3%, bằng lửa) + Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn. + Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt. + Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt. * Giải thích: -Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi) - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh. 0,5 0,5 c. 1,0đ - Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau + Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan + Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống. - Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy à Dây thần kinh tủy là dây pha. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 8. (2,0 điểm) a. 1,0đ Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết Nội tiết Ngoại tiết - Chất tiết ngấm thẳng vào máu và vận chuyển đến các cơ quan đích - Kích thước nhỏ - Lượng tiết ra ít song hoạt tính sinh học cao - VD: Tuyến yên , tuyến giáp , tuyến trên thận ... - Chất tiết theo ống dẫn đưa chất tiết ra ngoài - Kích thước lớn - Lượng tiết ra nhiều, hoạt tính sinh học cao - VD: Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến lệ ... . 0,25 0,25 0,25 0,25 b. 1,0đ Chức năng của hooc môn tuyến tụy: Các tế bào đảo tụy gồm: + TB anpha: tiết hoocmon glucagôn biến glicôgen thành glucôzơ làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm + TB beta: tiết hooc môn insulin biến glucôzơ thành glicôgen làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng Nhờ sự hoạt động đói lập của 2 loại hooc môn này có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định , đảm bảo mọi hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường - Vì một nguyên nhân nào đó tuyến tụy tiết không đủ lượng insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicôgensẽ làm tăng đường huyết. Tình trạng này kéo dài dẫn đến bệnh tiểu đường 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: