Phòng gD&đt THANH OAI TRƯỜNG THCS BÍCH HềA đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Môn Sinh học lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 Thời gian làm bài 150 phút Câu 1(2.0điểm): a. Phát biểu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập? b. Giả sử trong một tế bào sinh dưỡng của một cá thể mang các cặp gen A, a; B, b;D d. Hãy xác định các kiểu gen có thể có của tế bào đó? (Biết rằng các cặp gen đó nằm trên nhiễm sắc thể thường). Câu 2(2.5điểm): a. Số lượng NST 2n có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không ? Giải thích. Vì sao nói: NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? b. Phân biệt quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân? Câu 3(2.0điểm): Sau khi học xong bài "ADN", bài " Mối quan hệ giữa gen và ARN", bạn Hồng trao đổi với bạn Hoa một số vấn đề sau: Bạn Hồng cho rằng phân tử ADN và ARN có nhiều điểm giống nhau. Bạn Hoa lại cho rằng phân tử ADN và ARN khác nhau ở nhiều điểm. Bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến của bạn Hồng và bạn Hoa? Câu 4(1.5điểm): Xét một cặp gen Bb của cá thể P. Mỗi gen đều dài 5100Ao. Gen B có số A = 20% tổng số nucleotit của gen. Gen b có số nuclêôtit mỗi loại bằng nhau. a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen B và gen b. b. Cho P tạp giao với nhau. Tìm số nuclêôtit mỗi loại trong mỗi loại tổ hợp F1? Câu 5(2.0điểm): Khi lai giữa hai cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản cho ra đời F1 đồng loạt hạt vàng, vỏ trơn. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được đời F2 12000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 750 cây hạt xanh, vỏ nhăn. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. a. Biện luận quy luật đã chi phối phép lai trên? b. Xác định kiểu gen của P, F1? c. Tính số lượng cá thể cá thể của mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2? đáp án và hướng dẫn chấm môn sinh học lớp 9 năm học 2015 - 2016 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2.0đ) a. - Nội dung quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - ý nghĩa: Giải thớch ở sinh vật bậc cao, cú nhiều gen trong kiểu gen nờn kiểu hỡnh vụ cựng phong phỳ; biến dị tổ hợp vụ cựng phong phỳ ở sinh vật giao phối. Loại biến dị tổ hợp là nguồn nguyờn liệu quan trọng đối với quỏ trỡnh chọn giống và tiến húa. b. TH1: 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau: AaBbDd TH2: 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau: AB/abDd; Ab/aBDd; AD/adBb; AaBD/bd; AaBd/bD. TH3: 3 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST: ABD/abd; AbD/aBd; ABd/abD; aBD/Abd. 0.5 0.25 0,25 0,5 0,5 Câu 2 (2.5đ) a. * Giải thích: - Số lượng NST 2n trong tế bào không phản ánh trình độ tiến hoá của loài. - Chúng chỉ là cấu trúc di truyền trong tế bào và biểu hiện tính đặc trưng để giúp phân biệt loài này với loài khác và vì: Gà (2n = 78) tiến hoá hơn ruồi giấm (2n = 8); nhưng ngược lại người (2n = 46) tiến hoá hơn gà (2n = 8) và loài tinh tinh (2n = 48). * NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào: - Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng hình thái và cấu trúc hoá học và được duy trì ổn định - NST là cấu trúc mang gen: mang thông tin di truyền qui định các tính trạng. - NST có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó gen qui định các tính trạng được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Những biến đổi về mặt số lượng và cấu trúc của NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng. b. Phân biệt nguyên phân và giảm phân. Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở cỏc tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử. Một lần phân bào. Xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín. Hai lần phân bào. Không xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo. Xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng Ở kì giữa các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. - Ở kì giữa lần phân bào I NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. Từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST ) Từ một tế bào mẹ (2n NST) tạo ra 4 tế bào con, mồi tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa (n NST) khác nhau về nguồn gốc. 0.25 0,25 0.25 0,25 0.25 0,25 0.25 0,25 0,25 0,25 Câu3 (2.0đ a. Giải thích cho 2 bạn: Phân tử ADN và ARN trong cấu tạo và chức năng có: + Điểm giống: - Thuộc loại axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N - Đều thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn. - Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Đều là vật chất di truyền. + Điểm khác: ADN ARN Cấu tạo - Luôn có cấu tạo 2mạch song song và xoắn lại. - Đơn phân là các nuclêôtit (A, T, G, X). - Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN - Chỉ có cấu tạo một mạch xoắn. - Đơn phân là các ribônuclêôtit (A, U, G, X) - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Chức năng Chứa gen mang thông tin qui định cấu tạo prôtêin. Trực tiếp tham gia tổng hợp Prôtêin 0.5 0,5 0.25 0,25 0.25 0,25 Câu 4 (1.5đ) + Số Nu mỗi gen là: 5100 : 3,4 x 2 = 3000 a. + Số nu mỗi loại của gen b là: A = T = G = X = 3000 : 4 = 750 + Số nu mỗi loại của gen B: A = T = 3000 x 20% = 600; G = X = (3000 - 600 x 2) ; 2 = 900 b. P: Bb x Bb GP B, b B, b F1 1 BB : 2Bb : 1 bb + Tổ hợp BB: A = T = 600 x 2 = 1200; G = X = 900 x 2 = 1800. Bb: A = T = 600 + 750 = 1350; G = X = 900 + 750 = 1650. bb: A = T = G = X = 750 x 2 = 1500. 0.25 0,5 0.25 0,5 Câu 5 (2.0đ) a. + P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản => F1 đồng loạt hạt vàng, vỏ trơn nên F1 dị hợp về 2 cặp gen. + F1 hạt vàng, vỏ trơn tự thụ phấn ở F2 xuất hiện co cây hạt xanh, vỏ nhăn => Tính trạng hạt vàng là trội so với tính trạng hạt xanh và tính trạng vỏ trơn là trội so với tính trạng vỏ nhăn. Quy ước: Gen A: Hạt vàng Gen B: Vỏ trơn a: Hạt xanh b: Vỏ nhăn Ta có F2: 12000 cây gồm 4 kiểu hình. Trong đó có 750 cây hạt xanh, vỏ nhăn mang tính trạng lặn. Cây hạt xanh, vỏ nhăn có tỷ lệ là: 750/12000 = 1/16 => Hai cặp gen trên chi phối bởi quy luật phân ly độc lập. b. F1 dị hợp về 2 cặp gen nên có kiểu gen là AaBb => có 1 trong 2 phép lai ở P là: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB. Vậy P có kiểu gen là: AABB, aabb hoặc AAbb, aaBB c. F1 AaBb cho tự thụ phấn nên cho F2 có 4 kiểu hình với tỷ lệ là 9 : 3 : 3 : 1 F2: Hạt vàng, vỏ trơn = 12000 x 9/16 = 6750 cây Hạt vàng, vỏ nhăn = 12000 x 3/16 = 2250 cây Hạt xanh, vỏ trơn = 6000 x 3/16 = 2250 cây Hạt xanh, vỏ nhăn 750 cây 0.5 0.5 0,5 0,5 ( Học sinh lập luận và làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
Tài liệu đính kèm: