Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Sinh học

doc 3 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1593Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Sinh học
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: SINH HỌC
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3, 0 điểm)
Phân biệt các khái niệm sau: Lai, tự thụ phấn. Mỗi khái niệm cho một ví dụ điển hình.
Ở Ngô, hạt đỏ là trội so với hạt trắng. Cây Ngô mọc lên từ hạt đỏ có kiểu gen như thế nào? 
Ta có thể xác định chính xác kiểu gen của cây Ngô mọc lên từ hạt đỏ không? Giải thích.
Câu 2 (3, 0 điểm)
 a) Vì sao người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất đại trà? 	Lấy ví dụ minh họa?	
 b) Đem giao phấn giữa hai cây đậu Hà Lan mọc lên từ các hạt trơn với nhau được F1 toàn hạt trơn. Tiếp tục cho các cây mọc lên từ hạt trơn F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở F2 thu được cả hạt trơn và hạt nhăn. Xác định kiểu gen của các cây hạt trơn thế hệ ban đầu.
Câu 3 (3, 0 điểm)
 So sánh đặc điểm di truyền của kiểu gen: Aa và AaBb (Biết mỗi gen quy định một tính trạng)
Câu 4 (2, 5 điểm)
Ở đậu Hà Lan tính trạng màu sắc hạt do một cặp gen quy định. Cho các cây P mọc lên từ hạt màu vàng tự thụ phấn thì ở F1 thu được: 90% hạt màu vàng; 10% hạt màu xanh. Tính theo lí thuyết tỷ lệ kiểu gen các cây ở P là bao nhiêu?
Câu 5 (2, 5 điểm)
Ở người, gen A quy định tóc xoăn là trội so với gen a quy định tóc thẳng.
	a) Bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người tóc xoăn, có người tóc thẳng.
	b) Nếu tất cả các con của họ sinh ra đều có tóc xoăn thì bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 6 (4, 0 điểm)
 	Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa hai cây với nhau được F1 đồng loạt giống nhau.
	- Cho F1 giao phấn với cây thứ nhất được F2 gồm: 120 cây cho quả đỏ, tròn: 122 cây cho quả đỏ, dài: 41 cây cho quả vàng, tròn: 42 cây cho quả vàng, dài.
	- Cho F1 giao phấn với cây thứ hai được F2 gồm: 3 cây cho quả đỏ, tròn: 3 cây cho quả vàng, tròn: 1 cây cho quả đỏ, dài: 1 cây cho quả vàng, dài. (Biết một gen quy định một tính trạng).
	a) Chứng minh hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau.
	b) Xác định kiểu gen, kiểu hình của: F1, hai cây đem lai với F1 và các cây ở P. (Không viết sơ đồ lai)
	c) Nếu ngay ở F1 đã có sự phân ly về kiểu hình là 75% cây cho quả đỏ, tròn: 25% cây cho quả đỏ, dài thì P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 7 (2, 0điểm)
Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi cặp gen quy đinh một cặp tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, hãy tính:
	a) Số loại kiểu gen, kiểu hình ở F1.
	b) Tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F1.
	c) Tỷ lệ kiểu hình ở F1 giống P.
--- Hết ---
Họ và tên thí sinh: .................................................................SBD: ..................
(Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
 HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 2trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: SINH HỌC
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu
Nội dung
Điểm
1
3 đ
a) Phân biệt các khái niệm:
- Lai: Cho giao phối giữa các cá thể đực cái (động vật) hoặc cho thụ phấn chéo (giao phấn) giữa hai cá thể thực vật (một cây cho hạt phấn là cây đực và một cây nhận hạt phấn là cây cái)
- Ví dụ: (cái) Lông ngắn x (đực) lông dài
- Tự thụ phấn: Tế bào hạt phấn và noãn có nguồn gốc từ một cá thể.
- Ví dụ: (cái)hạt trơn x (đực)hạt trơn. Cùng một cây
b) Xác đinh kiểu gen:
- Cây Ngô mọc lên từ hạt đỏ có kiểu gen: AA hoặc Aa
- Có, bằng phép lai phân tích (lai với cây hạt trắng)
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính ---> AA
+ Nếu kết quả phép lai phân tính ---> Aa
0,5
0,25
0, 5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
2
3,0 đ
a) Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu làm giảm phẩm chất và năng suất của giống.
Ví dụ: Aa x Aa ---> AA, Aa và aa(tính trạng xấu)
b) Hạt trơn F1 tự thụ phấn ở F2 xuất hiện cả trơn và nhăn ---> Nhăn mới xuất hiện là tính trạng lặn.
Quy ước: A (trơn); a (nhăn)
Hạt nhăn ở F2 có kiểu gen: aa ---> Hạt trơn F1 có cây mang kiểu gen Aa
Mà P khi giao phấn cho toàn hạt trơn ở F1 --> P: AA (trơn) x Aa (trơn)
1
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (3 đ)
- Giống nhau:
+ Đều là kiểu gen dị hợp tử (0,5)
+ Đều có sự phân li tính trạng ở đời tiếp theo (0,5)
- Khác nhau:
Aa
AaBb
Điểm
Quy định một cặp tính trạng
Quy định hai cặp tính trạng
0,5
Lai phân tích cho tỷ lệ KH là 1:1
Lai phân tích cho tỷ lệ KH là 1:1:1:1
0,5
Tự thụ phấn cho tỷ lệ KH là 3:1
Tự thụ phấn cho tỷ lệ KH là 9:33:1
0,5
Không xuất hiện biến dị tổ hợp
Xuất hiện biến dị tổ hợp
0,5
4
2,5đ
- Hạt vàng ở P tự thụ phấn thấy xuất hiện cả vàng và xanh ở F1 ---> vàng là trội so với xanh.
- Quy ước: A hạt vàng; a hạt xanh
- Nếu ở P có 100% là AA thì F1 không thể có hạt xanh.
- Nếu ở P có 100% là Aa thì F1 hạt xanh chếm 25% ---> P có cả AA và Aa
Gọi x = Aa, ta có: x. ¼ = 0,1 ---> x= 0,4
Vậy P: 0,6 AA: 0,4 Aa = 3AA: 2Aa
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5
2,5đ
a) Aa (xoăn) x Aa (xoăn) hoặc Aa (xoăn) x aa(thẳng). (Có giải thích)
b) AA (xoăn) x AA (xoăn) hoặc AA (xoăn) x Aa (xoăn) hoặc AA (xoăn) x aa(thẳng)
1
1,5
6
a) Tỷ lệ F2 trong phép lai với cây thứ nhất = 3:3:1:1
Mặt khác xét từng cặp tính trạng ở F2: đỏ: vàng = 3:1; tròn: dài = 1:1
Nhận thấy: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) ---> hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập.
0,5
4 đ
b) Xác định kiểu gen:
Ở phép lai với cây thứ nhất: đỏ: vàng = 3:1---> đỏ là trội so với vàng
Ở phép lai với cây thứ hai: tròn: dài = 3:1---> tròn là trội so với dài
Quy ước: A đỏ; a vàng. B tròn; b dài
---> F1 lai cây 1: AaBb x Aabb
Ở phép lai F1 với cây hai có: đỏ: vàng = 1:1
---> F1 lai cây 2: AaBb x aaBb
Vì kiểu gen F1 trong hai phép lai không đổi, nên F1 là: AaBb(đỏ, tròn), cây 1 là: Aabb(đỏ, dài), cây 2 là: aaBb(vàng, tròn)
Các cây P: AABB (đỏ, tròn) x aabb (vàng, dài) hoặc AAbb (đỏ,dài) x aaBB (vàng, tròn)
c) F1 100% đỏ ---> AA x AA; AA x Aa; AA x aa
tròn: dài = 3:1 ---> Bb x Bb
Vậy P: AABb (đỏ, tròn) x AABb (đỏ, tròn) hoặc AABb (đỏ, tròn) x AaBb (đỏ, tròn) hoặc AABb (đỏ, tròn) x aaBb (vàng, tròn) 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
1
0,75
7
2 đ
a) Số loại kiểu gen, kiểu hình:
- Số kiểu gen: 3.3.3 = 27 (kiểu)
- Số loại kiểu hình: 2.2.2 = 8 (kiểu)
b) Kiểu hình hai trội, 1 lặn: (3/4. 3/4.1/4).3 = 27/64 
c) Tỷ lệ kiểu hình ở F1 giống P:
Ta có: tỷ lệ kiểu hình khác P = ¼. ¼. ¼ = 1/64 ---> tỷ lệ kiểu hình giống P = 
1- 1/64= 63/64
0,5
0,5
0,5
0,5
Lưu ý: Nếu HS trình bày theo cách khác đúng thì vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh.doc