Họ và tên GV: Hoàng Thanh Hải ĐVCT: Trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN MÔN THI : LỊCH SỬ THỜI GIAN : 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) A. Nội dung thi - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. - Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp. - Việt Nam trong những năm 1930-1939. - Nước Mĩ - Phong trào cần vương ở Thanh Hóa B. Khung ma trận đề thi Cấp độ Tên chủ đề (Nội dung, chương...) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Hướng đi của Người có điểm gì mới so với những nhà yêu nước trước đó Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/2 Số điểm: 1.5 Số câu: 1/2 Số điểm: 1.5 Số câu: 1 3điểm=15% Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp Các chính sách bóc lột về kinh tế của Pháp Hậu quả của các chính sách ấy đối với kinh tế, xã hội Việt Nam Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm: 3.5 Số câu:1/2 Số điểm: 1.5 Số câu: 1 5điểm=25% Việt Nam trong những năm 1930-1939. Mục tiêu, lực lượng cách mạng, hình thức đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cuộc vận động dân chủ 1936-1939 Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám 1945 Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm: 3 Số câu:1/2 Số điểm: 2 Số câu: 1 5điểm=25% Nước Mỹ Những thay đổi trong quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. Giải thích vì sao Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm: 2 Số câu:1/2 Số điểm: 3 Số câu: 01 5điểm=25% Lịch sử địa phương Thanh Hóa Kể tên các phong trào Cần Vương Ý nghĩa của phong trào cần vương ở Thanh Hóa. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Số câu: 1 2điểm=10% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu 1/2 Số điểm 1 5% Số câu 2.5 Số điểm 11 55% Số câu 1.5 Số điểm 6.5 32.5% Số câu 1/2 Số điểm 1.5 7.5% Số câu 5 Số điểm 20 C. Đề thi: Câu 1 (3 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó Câu 2. (5,0 điểm) Hãy nêu những chính sách bóc lột kinh tế của Pháp trong giai đoạn 1919 -1929? Hậu quả của những chính sách đó đối với kinh tế xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX? Câu 3: (5,0 điểm) Mục tiêu, lực lượng cách mạng, hình thức đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cuộc vận động dân chủ 1936-1939 như thế nào? Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám 1945? Câu 4 (5 điểm) Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. Giải thích vì sao? Quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm) Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Phong trào đó có ý nghĩa như thế nào? D. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 (3 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước: - Nguyễn Tất thành sinh ra trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, nhân dân bị bóc lột (0,5đ) - Chứng kiến các phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại; đường lối lãnh đạo cách mạng bị khủng hoảng (0,5đ) - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc (0,5đ). Hướng đi mới của Nguyễn Tất Thành so với những nhà yêu nước trước đó - Các nhà yêu nước trước đó tìm đến Nhật Bản, sang phương Đông.(0,5đ) - Nguyễn Tất Thành sang phương Tây, đến Pháp để tìm hiểu xem “ nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào mình”(0,5đ) - Người đi qua nhiều nước...làm nhiều nghề và hiểu ra 1 chân lí: ở đâu bọn đế quốc và thực dân cũng tàn bạo, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man (0,5đ) Câu 2. (5,0 điểm) Trong lĩnh vực nông nghiệp : đây là lĩnh vực được Pháp tăng cường bỏ vốn đầu tư nhiều nhất, năm 1927 số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh (0,5đ). Thực dân Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam để thành lập các đồn điền trồng cây công nghiệp như chè, cà phê cao su, bông, đay, thầu dầu diện tích đồn điền của Pháp ngày càng rộng lớn, nhiều công ty cao su lớn ra đời như công ty Đất Đỏ, công ty Mi-sơ-lanh, công ty Cây nhiệt đới (0,5đ). Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp đặc biệt chú trọng vào nghề khai mỏ vì đây là mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu rất lớn, tất cả các công ty than có từ trước đều được tăng thêm vốn và hoạt động mạnh hơn, nhiều công ty than mới nối tiếp nhau ra đời (0,5đ). Tuy nhiên Pháp chỉ đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ, bỏ vốn đầu tư ít mà lại thu hồi vốn nhanh, những ngành không cạnh tranh với công nghiệp của Pháp ở chính quốc, còn công nghiệp nặng thì rất hạn chế đầu tư (0,5đ). Thương nghiệp phát triển hơn thời kì trước chiến tranh. Để nắm chặt thị trường VN và Đông Dương tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá nhập vào nước ta, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản, Pháp tìm cách chèn ép các tư thương VN (0,5đ). Về giao thông vận tải cũng được Pháp đầu tư để phát triển thêm phục vụ cho việc vận chuyển tài nguyên khai thác được ở VN đem bán hoặc đưa về Pháp, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà (0,5đ). Về tài chính, ngân hàng Đông Dương chính là cơ quan đại diện cho thế lực tư bản tài chính của Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ty và xí nghiệp lớn, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương (0,5đ). Chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp lần thứ hai có tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội VN: Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt mất cân đối; nông nghiệp suy giảm, công nghiệp nhẹ phát triển, nhưng công nghiệp nặng lại bị kìm hãm (0,5đ) . Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực (0,5đ). Về mặt xã hội chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp đã làm cho xã hội VN có sự phân hoá sâu sắc, nhiều giai cấp mới ra đời và phát triển nhanh về số lượng và chất lượng (0,5đ). Câu 3 (5 điểm) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 - Mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập dân tộc, đòi thực hiện các quyền tự do dân chủ, ruộng đất cho nông dân0.5 - Lực lượng cách mạng: Công nhân và nông dân 0.5 - Hình thức đấu tranh: Mít tinh, biểu tình, đấu tranh vũ trang 0.5 Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 - Mục tiêu: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình 0.5 - Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác0,5 - Hình thức đấu tranh: Bãi công, bãi thị, bãi khóa và mít tinh, kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp0.5 Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị - Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín của Đảng được mở rộng 0,5 - Tập hợp, xây dựng đội quân chính trị quần chúng hàng triệu người 0,5 - Đập tan những luận điệu xuyên tạc và những hành động phá hoại của bè lũ phản động, cô lập chúng0.5 - Đảng ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệmchuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 (0.5) Câu 4 (5 điểm) - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới. + Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948). (0.5 điểm) + Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại (0.5 điểm). + Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới (0.5 điểm). + Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt nhân (0.5 điểm). - Nguyên nhân: + Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo (0.25 điểm). + Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí. Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá (0.5 điểm). + Mĩ tiến hành cách mạng KHKT sớm và thu được nhiều thành tựu (0.25 điểm) Quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi: - Giai đoạn sau 1975 Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam, ngăn cản các hoạt động giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam (0.25 điểm). - Năm 1994 Mĩ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (0.25 điểm). - Tháng 7/1995 Mĩ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (0.5 điểm). - Tháng 7/2000 Việt Nam và Mĩ kí hiệp định thương mại song phương. Giá trị thương mại hai chiều ngày càng tăng (0.5 điểm) - Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam tích cực giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt binh sĩ Mĩ. (0.5 điểm) Câu 5 (2 điểm) Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa: - Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) (0.25 điểm) - Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1885 - 1892) (0.25 điểm) - Khởi nghĩa của Hà Văn Mao (0.25 điểm) - Khởi nghĩa của Cầm Bá Thước (0.25 điểm) Ý nghĩa: - Là một trung tâm phát triển sớm và mạnh mẽ của phong trào Cần vương, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Thanh Hóa (0.5 điểm) - Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề, góp phần cùng nhân dân cả nước làm chậm quá trình bình định của Pháp (0.25 điểm) - Để lại nhiều bài học quí báu, những tấm gương anh dũng của người dân xứ Thanh. (0.25 điểm)
Tài liệu đính kèm: