Đề tài Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

doc 30 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 22813Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON	 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Lý do chọn đề tài.
 Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới 34 % trẻ em bị bệnh và 36 % trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường, 1/3 bênh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, đất, nước và thực phẩm. Các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, cháy lớn... có thể gây sang chấn động tâm thần mạnh với trẻ em khi các trẻ em phải chứng liến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn... Tỷ lệ mắc bệnh hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do tăng ô nhiễm môi trường, 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét... môi trường ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ em.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà nước và Bộ GD & ĐT đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Ngày 21 tháng 4 năm 2006 Vụ Giáo dục mầm non đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT về việc: “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn “2005 -2010”. Công văn đã đề ra nhiệm vụ cho các các cơ sở giáo dục Mầm non tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường từ đó trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ BVMT, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường?. Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở đơn vị tôi phụ trách đã được chú trọng song kết quả chưa cao: Phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nên sự phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn khó khăn. Một số trẻ ở lớp tôi phụ trách ý thức bảo vệ môi trường của trẻ còn kém, trẻ chỉ làm khi người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về vấn đề ý thức BVMT của trẻ.
 Xuất phát những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra một số biện pháp “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non”
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác. 
3. Xác định mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.
4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu:
 Nếu các giải pháp giúp trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường được áp dụng hiệu quả thì trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.Tôi tin chắc rằng thế hệ trẻ sau này sẽ có ý thức bảo vệ môi trường tốt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài).
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp điều tra thực trạng học sinh
 6. Dự báo những đóng góp của đề tài:
- Việc áp dụng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) giúp giáo viên thực hiệc các nội dung giáo dục một cách nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gây quá tải, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biến những dụng cụ dạy và học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để trẻ thực hành và trải nghiệm một cách thoải mái và không gượng ép. 
- Nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
- Kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng môi trường trong sạch, tham gia đóng góp phế liệu làm đồ dùng đồ chơi. Phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
- Tạo cho trẻ thói quen nề nếp, sự hứng thú, sáng tạo linh hoạt cho trẻ vào các tiết học
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Cơ sở lý luận:
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.
	Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt ...xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng ra tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên; đất, nước, không khí, ánh sáng ...tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải .....đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Hoạt động bảo vệ môi trường là khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, ứng phó sự cố môi trường; là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp.
 Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước, sáng tạo và còn biết nhìn xa trông rộng. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Vấn đề giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường được thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón trẻ, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủđều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Như những năm trước tại lớp tôi phụ trách cũng đã thực hiện một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường như thông qua tranh ảnh, tôi đàm thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức BVMT ( bỏ rác vào thùng, trồng cây). hay tổ chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay giáo dục trẻ ý thức BVMT thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động thì trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. 
 2. THỰC TRẠNG TRƯỜNG LỚP
1. Thuận lợi:
1.1. Về cơ sở vật chất
- Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía phòng GD & ĐT, của Ban giám hiệu nhà trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02, môi trường an toàn và thân thiện.
- Trường, lớp rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống thoát nước phù hợp nước và rác thải được xử lý hợp vệ sinh và kịp thời, trường có đầy đủ dụng cụ lao động trong và ngoài lớp: chổi, thùng rác hàng năm nhà trường chi ra một số tiền mua sắm, tu sửa dụng cụ lao động.
1.2. Học sinh
Lớp tôi phụ trách có 27 cháu (trong đó có số lượng trẻ nam 14, trẻ nữ 13 cháu), tất cả trẻ đều phát triển bình thường, nhanh nhẹn, hoạt bát.
1.3. Phụ huynh
 Tất cả phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên đưa đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi của trẻ khi ở nhà cũng như ở trường với giáo viên phụ trách lớp.
1.4. Giáo viên
 - Bản thân tôi đã được đào tạo đạt trình độ Đại học, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
- Được học tập đúc rút kinh nghiệm qua thăm lớp dự giờ đồng nghiệp
- Bản thân được trực tiếp tham dự các chuyên đề giáo dục mầm non do Phòng GD&ĐT tổ chức, trong đó có chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, giáo dục trẻ ứng phó với biến đổi khí hậutôi biết thiết kế bài giảng điện tử trong giảng dạy gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ nắm vững kiến thức.
Bên cạnh những thuận lợi, còn không ít mặt khó khăn trong việc nâng cao ý thức BVMT cho trẻ.
2. Khó khăn:
1.1. Cơ sở vật chất
- Trường mầm non còn ở 2 điểm, chưa có đầy đủ các phòng chức năng và diện tích phòng sinh hoạt chung, công trình vệ sinh, phòng kho của các lớp đang còn chật hẹp.
- Vườn cây ăn quả, bồn hoa cây cảnh của nhà trường quy hoạch chưa được đẹp.
1.2. Học sinh
- Một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường : Như còn giẫm đạp lên vỏ sữa, vỏ bim bim ... và coi đó là trò chơi hấp dẫn. Hay nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết cả lên vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh, rửa tay chưa biết khoá vòi nước lại.....
1.3. Phụ huynh
 Là một xã thuộc miền núi, hầu hết phụ huynh là nông dân, làm ruộng nên họ nhận thức rằng: Việc giáo dục con cái chỉ là dạy trẻ học đếm, học chữ cái còn việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là việc làm không cần thiết và họ nhận thức bảo vệ môi trường không phải trách nhiệm của họ.
3. Khảo sát điều tra ban đầu:
 Bảng khảo sát đầu năm về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
Tổng số trẻ được khảo sát: 27 trẻ 5 tuổi
TT
Các hành vi đánh giá
Kết quả đánh giá
Tỷ lệ 
Số lượng trẻ đạt được
1
Biết chăm sóc và bảo vệ cây, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
19 / 27
70 %
2
Biết giữ gìn trật tự,vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp
18 / 27
67 %
3
Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định
21 / 27
78 %
4
Tự giác gom rác vào thùng
13 / 27
48 %
5
Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai với môi trường
17 / 27
63 %
6
Biết tiết kiệm điện, nước khi sử dụng và tắt khi không sử dụng
12 / 27
44 %
7
Nhắc nhở mọi người không được xả rác bừa bãi
11 / 27
41 %
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây:
3. NHỮNG BIỆN PHÁP
3.1. Xây dựng trường học an toàn toàn diện
 Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên chịu tác động bởi thiên tai. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thiên tai xảy ra. Do đó, cần cần đầu tư xây dựng trường học an toàn sẽ giảm thiểu nguy hiểm, mất mát về tính mạng, tài sảndo thiên tai và biến đổi khí hậu. Trường học được xây dựng an toàn: vật liệu, kỹ thuật, lối thoát hiểm
 Đưa nội dung GD ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai vào công tác quản lý thường xuyên tại trường. Có kế hoạch dự phòng, hàng năm nhà trường tổ chức diễn tập về ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.
 Bằng mọi hình thức giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong trường học: Đưa nội dung GD ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường tích hợp vào trong các hoạt động giáo dục của trẻ. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho GV, nhân viên, học sinh về việc BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hướng tới một trường học an toàn toàn diện.
3.2. C« g­¬ng mÉu chuÈn mùc:
 Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh ¶nh h­ëng rÊt lín ®èi víi trÎ. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Cô và mọi người quanh trẻ tích cực bảo vệ môi trường : Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, gọn gàng; sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệu quả; chăm sóc cây trồng vật nuôi thì trẻ sẽ bắt chước và làm theo những hành vi tốt của người lớn.
3.3. Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT trong các chủ đề:
 Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi.....với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng – hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. Ví dụ:
 * “Chủ đề: Trường mầm non thân yêu của bé”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề: Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (Trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngoài trời, và khi tay bẩn). Tôi còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp, biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh
Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Chọn những hành vi đúng - sai”: Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu một đội đánh dấu X vào vòng tròn các hành vi đúng và một đội đánh dấu nhân vào vòng tròn những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng.
Trò chơi “ Chọn những hành vi đúng – sai”
Tôi cho trẻ xem tranh ảnh, đoạn băng tình huống : Bạn ngắt hoa bẻ cành, bạn giẫm lên hoa, bạn vứt rác bừa bãi sau đó hỏi trẻ “ Con sẽ làm gì nếu con gặp bạn nhỏ đó?”
 * “Chủ đề: Bản thân”: Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường...Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác.. và biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ... Trẻ chú ý quan sát những việc làm của người lớn: Khi ra khỏi nhà phải tắt thiết bị điện, nước khi không sử dụng, trẻ có thái độ không đồng tình với người không biết tiết kiệm điện nước
 	Giờ học khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ kháchm phá thực hành trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt ( không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch ). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận... không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai... biết đội mũ ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng...
	Hay tiết hoạt động âm nhạc bài hát “ Cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời nước ngoài: (Jang Young Song) tôi còn GDBVMT cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát: 
 Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì?( Phải phân loại rác) Bài hát nên khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được. 
 *“Chủ đề: Gia đình’’: Nhận biết môi trường gia đình bao gồm: Các phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình. Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch: Các phòng ở, nhà vệ sinh, chuồng gia súc, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không bụi, không khói và không có tiếng ồn, môi trường bẩn trong gia đình: Nhà ở, sân vườn không được quét dọn, đồ dùng đồ chơi không được lau chùi và sắp xếp gọn gàng, bụi bẩn và trẻ biết tác hại của môi trường bẩn đối với con người. Từ đó, trẻ biêt quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều nên làm như: khoá vòi nước không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức giúp môi trường sống của gia đình xanh, sạch đẹp như: quét nhà, tưới cây
	Tiết KPKH: “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, ấm điện... Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác.Cô đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? ( Tắt đèn, tắt tivi, quạt...)
	* “Chủ đề: Thế giới thực vật”: Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây ích lợi của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người.
Tôi cho trẻ chuẩn bị đồ dùng chai dầu ăn, dầu xả... cắt thành những hình ngộ nghĩnh, hấp dẫn và cho trẻ làm thí nghiệm “ Trồng cây”
Chậu trồng cây được làm từ chai, lọ
Trẻ được tự tay gieo trồng và mục đích của tôi là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hàng ngày quan sát chăm sóc để trẻ biết quá trình phát triển của cây.
 Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các loài cây để trẻ biết được ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết chăm sóc bảo vệ cây xanh.( không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa...). Bên cạnh đó tôi mở rộng tìm những video về những cây thực vật sống trong lòng Đại Dương, biển, đảo cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven biển và các loại tảo, rong biển quá mức..
 Các hoạt động giúp trẻ biết được sự phát triển của cây xanh, tận dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên làm một số đồ chơi: con trâu, chong chong, đồng hồ...
Con trâu, đồng hồ, chong chóng được làm từ lá đa, lá dừa
Trẻ biết mối quan hệ cây xanh với môi trường sống, biết rừng là nơi có nhiều cây, giúp chắn gió, ngăn lũ là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật.
* “Chủ đề: Thế giới động vật”: Ngoài việc tôi cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người. Tôi còn giáo dục trẻ yêu quí các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi. 
VD: Tôi cho trẻ cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau ( bình nước sạch và bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dat_tinh.doc